Viêm Xung Huyết Hang Vị Dương Tính Là Bệnh Gì?

Viêm xung huyết hang vị dương tính nghe có vẻ lạ, nhưng nó lại là căn bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Vậy đây là bệnh gì? Các xét nghiệm cần thực hiện để xác định bệnh gồm những gì? Chúng ta cùng nhau tham khảo ở bài viết này nhé.

Viêm xung huyết hang vị dương tính Hp là gì?

Hang vị là một phần của hệ tiêu hóa, nằm nối giữa lỗ môn vị và bờ cong nhỏ dạ dày. Viêm xung huyết hang vị dương tính Hp là hiện tượng viêm hang vị dạ dày kèm xung huyết do vi khuẩn Hp gây ra. Những vi khuẩn này tạo ra các tổn thương, vết loét tại hang vị. Những ổ loét này khiến các mạch máu bị giãn nở, dẫn tới xung huyết hang vị.

Có nhiều nguyên nhân gây xung huyết hang vị như:

  • Do thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc chống viêm corticoid (prednisolon, dexamethason…), hoặc lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAID (aspirin, ibuprofen, diclofenac…) trong một thời gian dài.
  • Do kích ứng: Người bệnh nuốt phải dị vật, nuốt phải các chất gây kích ứng, ăn những đồ ăn cay nóng quá nhiều…
  • Lạm dụng chất kích thích: Các loại rượu, bia, thuốc lá, caffeine, trà đặc…
  • Một số nguyên nhân khác: Do căng thẳng, stress, ăn uống bất thường, bỏ bữa, ngủ không đủ giấc và một vài bệnh tự miễn khác…

Tuy có nhiều nguyên nhân, nhưng chỉ có nguyên nhân do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây ra thì mới được gọi là: Viêm xung huyết hang vị dương tính Hp mà thôi. Việc viêm hang vi do vi khuẩn Hp rất nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng tới cả hệ tiêu hóa, gây viêm loét dạ dày – tá tràng, đặc biệt có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Chính vì thế mà người bệnh không nên chủ quan khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của dạ dày.

Xét nghiệm viêm xung huyết hang vị dương tính

Để xác định viêm xung huyết hang vị có dương tính với vi khuẩn Hp không, thì người ta thường:

Xét nghiệm không xâm lấn

1. Xét nghiệm hơi thở

  • Cơ chế hoạt động: Vi khuẩn Hp sẽ tiết ra một chất, có tên là enzym sinh urea, sau khi hơi thở đi qua nước, có phản ứng với nước và sinh ra khí amoniac thì tỉ lệ cao người bệnh dương tính với vi khuẩn Hp.
  • Chi tiết thực hiện: Bệnh nhân sẽ trực tiếp thổi vào một thiết bị đo, thường sẽ có 2 loại: thiết bị đo phổ biến, là dạng bóng và thiết bị đo dạng thẻ. Những cảm biến có nhiệm vụ ghi nhận nồng độ của amoniac, sau đó đưa ra kết quả, nếu dương tính thì bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp, còn âm tính thì không.
  • Lợi thế của phương pháp: Phương pháp xét nghiệm này đưa ra kết quả khá chính xác, chi phí không cao, dễ dàng để thực hiện và có thể phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.

2. Xét nghiệm phân 

  • Cơ chế hoạt động: Vi khuẩn Hp sống trong dạ dày, có thẻ theo thức ăn đã tiêu hóa đi ra ngoài cơ thể như chất thải bình thường.
  • Cách thực hiện: Sau khi lấy mẫu phân của người bệnh, đem qua phòng xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang để đưa ra kết quả.
  • Ưu nhược điểm: Với cách này cũng khá tiện lợi, nhưng có một nhược điểm là không thể cho ra kết quả sớm như việc kiểm tra hơi thở. Bên cạnh đó thì vấn đề vệ sinh khi lấy phân cũng là vấn đề mà nhiều người không thích.

3. Xét nghiệm máu

  • Cơ chế hoạt động: Là thực thể lạ đối với cơ thể con người, chính vì thế  mà hệ miễn dịch sẽ sớm phát hiện và sinh ra các kháng thể để đối phó vi khuẩn Hp. Các kháng thể này cũng có trong máu và thường được phát hiện dễ dàng thông qua một vài bước xét nghiệm máu.
  • Ưu nhược điểm: Đây được coi là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhưng lại không được ưu tiên áp dụng thực tiễn. Lý do là bởi vi khuẩn Hp có thể ẩn náu ở trong một số các cơ quan nội tạng khác như trong ruột, trong khoang miệng… mà không hề gây bệnh cho người dương tính Hp. Khi đó sẽ không hề có kháng thể nào của vi khuẩn Hp được cơ thể sinh ra.

Vi khuẩn Hp sống trong đường ruột

Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng phương pháp xâm lấn

1. Xét nghiệm urea mảnh sinh thiết:

  • Cơ chế hoạt động: Tương tự cơ chế của xét nghiệm hơi thở urea, phương pháp này cũng phát hiện urea do chính vi khuẩn Hp tiết trong quá trình sinh sôi trong cơ thể.
  • Cách thực hiện: Biện pháp này cần trực tiếp xác định urea trên mảnh sinh thiết, thường là một mẫu lấy ở niêm mạc dạ dày khi nội soi.
  • Ưu nhược điểm: Tỷ lệ phát hiện vi khuẩn Hp chính xác cao hơn nhiều lần các biện pháp khác.

2. Nuôi cấy vi khuẩn từ mảnh sinh thiết

  • Cách thực hiện: Mảnh sinh thiết sau khi được lấy bằng phương pháp nội soi, sẽ được mang đi nuôi cấy để có thể phát hiện được sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn Hp, nếu chúng có trong dạ dày..
  • Ưu nhược điểm: Là phương pháp cho kết quả chính xác gần như tuyệt đối, nhưng thời gian chờ đợi lâu..

3. Phương pháp mô bệnh học

  • Chi tiết thực hiện: Những bác sĩ sau khi lấy mảnh tế bào trong dạ dày, nơi đang bị tổn thương, sau đó đem nhuộm và quan sát chúng dưới kính hiển vi, nhằm xem trong những mảnh tế bào này chứa khuẩn Hp hay không.
  • Ưu nhược điểm: Thường có thể phân lập được các thực thể vi khuẩn Hp để xác định các kháng sinh phù hợp. Tuy nhiên rất khó để thực hiện, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, cơ sở kỹ thuật cao cấp, thời gian thực hiện lâu.

Viêm xung huyết hang vị dương tính sẽ cần thời gian điều trị tương đối để có thể hồi phục. Với những loại thuốc đặc trị được bác sĩ chỉ định trong quá trình điều, kết hợp với chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bệnh nhân mau chóng đẩy lùi vi khuẩn Hp ra khỏi hang vị dạ dày.

Bài viết liên quan