Đau thượng vị kiêng ăn gì để mau chóng thuyên giảm

Đau thượng vị kiêng ăn gì uống gì là thắc mắc của không ít bệnh nhân, những người đang hằng ngày đối mặt với cơn đau vùng thượng vị. Để có thể giải đáp câu hỏi này, bạn nên đọc bài viết dưới đây để có thể tự đưa ra thực đơn cho mình, đẩy lùi cơn đau đang hoành hành.

Đau thượng vị kiêng ăn những món sau:

Đau thượng vị là triệu chứng thường thấy của các bệnh tiêu hóa, hay gặp nhất là đau dạ dày, tá tràng hay trào ngược dạ dày, thực quản. Người bệnh luôn cảm thấy đau rát, tức nóng vùng thượng vị, đôi khi lan ra xung quanh. Cảm giác nóng rát và đau tăng nhiều hơn khi người bệnh ăn phải những thực phẩm không phù hợp.

Bệnh nhân đau thượng vị cần kiêng ăn nhiều món để có thể điều trị mau chóng.

Để tránh điều đó, dưới đây đưa ra một số nhóm thực phẩm cần kiêng kỵ với người đau thượng vị, giúp bạn chủ động hơn khi thiết kế bữa ăn cho gia đình.

Các thực phẩm làm tăng tiết axit dịch vị

Dịch vị do dạ dày tiết ra, có vai trò phân cắt các protein, lipid,…giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tiêu diệt bớt các tác nhân vi khuẩn còn sót lại trong thức ăn để bảo vệ cơ thể. Khi thức ăn nhiều protein, dạ dày buộc phải tiết ra nhiều axit dịch vị hơn để đáp ứng nhu cầu. Do đó, dịch vị lại trở thành tác nhân gây viêm loét, đau rát vùng thượng vị.

Để giảm tiết axit dịch vị, cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều protein khó tiêu, kích thích tiết axit dạ dày: các món chiên rán, nhiều dầu mỡ như lạp xưởng, xúc xích, các hoa quả có vị chua, có tính axit như cam, chanh, xoài, quất,

Các thực phẩm khó tiêu

Thức ăn sau khi nhai được nuốt xuống dạ dày để co bóp, phân cắt nhỏ dần, chuẩn bị cho quá trình hấp thu dinh dưỡng tại ruột non. Tuy nhiên, với các thực phẩm khô cứng, khó tiêu, dạ dày phải làm việc, co bóp nhiều hơn, phải tiết nhiều axit dịch vị hơn, khiến tình trạng đau thượng vị nặng hơn.

Cơm rang khô là một trong số loại thức ăn nên hạn chế khi bị đau thượng vị.

Một số thực phẩm khó tiêu cần tránh như các món làm từ sụn, gân, mực khô, thịt bò, trâu hay một số đồ ăn khô cứng như cơm rang, cơm cháy, lương khô,…

Món canh bí đỏ hầm đậu phộng bổ dưỡng.

Gia vị cay, nóng

Đau thượng vị kiêng ăn cay nóng là điều đương nhiên. Cảm giác khó chịu, nóng rát thượng vị tăng khi ăn các thực phẩm cay nóng. Chúng kích thích sự nhạy cảm của niêm mạc dạ dày, ức chế lớp màng nhầy bao phủ bề mặt niêm mạc, tăng hình thành các vết loét. Do đó, người đau thượng vị cần kiêng một số gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt, tương ớt, quế, gừng, sả.

Đồ ăn tanh

Các hải sản như mực, hàu, sò,… giàu lượng protein, chúng làm dạ dày tăng tiết nhiều dịch vị hơn để tiêu hóa. Một số loại cá tanh, cá da trơn khi ăn làm kích ứng dạ dày, gây nên rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy. Do đó, nên hạn chế các đồ tanh trong khẩu phần ăn, thay vào đó là các thực phẩm dễ tiêu hơn.

Các chất kích thích

Người đang đau thượng vị nên kiêng các đồ uống có ga, rượu, bia, cà phê hay thuốc lá. Đặc biệt, nếu đang trong giai đoạn điều trị bằng thuốc, cần tuyệt đối tránh các chất kích thích trên, bởi chúng có thể làm giảm hiệu quả hay làm sai lệch tác dụng dược lý của thuốc.

Nên kiêng rượu bia khi bị đau thượng vị.

Tìm hiểu: Làm thế nào để nội soi dạ dày không đau?

Các chế phẩm từ sữa

Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và tương đối dễ sử dụng. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều dung nạp và tiêu hóa tốt loại thực phẩm này.

Một số nghiên cứu cho thấy có tới 65% dân số có tình trạng giảm hấp thu lactose (một loại đường có trong sữa), do đó, làm lactose trở thành loại thực phẩm khó tiêu, ứ đọng, gây các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng. Do đó, sữa và các chế phẩm từ sữa cũng được khuyến cáo hạn chế sử dụng với các bệnh nhân đang đau thượng vị.

Thực phẩm nên ăn khi bị đau thượng vị

Bên cạnh kiêng kỵ các thực phẩm có nguy cơ làm nặng thêm tình trạng viêm loét, khó chịu vùng thượng vị, bạn có thể phối hợp thêm các thức ăn có lợi khác trong bữa cơm hằng ngày như:

  • Các loại thức ăn dễ tiêu hóa: Các món hầm, súp, miến, phở. Có thể chế biến các món khoai tây hầm, khoai lang luộc để ăn thay thế cơm, vừa hỗ trợ tiêu hóa tốt, vừa làm bữa ăn thêm đa dạng, phong phú hơn.
  • Thực phẩm có khả năng trung hòa axit: cà rốt, bắp cải, rau xanh, mật ong,…
  • Thức ăn bồi bổ cơ thể: Ăn các thức ăn có tính mát, giúp bồi bổ, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn như bầu, bí đao, rau má,… Người đau thượng vị có thể nấu một số món như bao tử lợn hầm hạt sen, bí đỏ hầm đậu phộng, bao tử lợn hầm hạt sen táo đỏ,… Các món này vừa hầm kỹ, dễ tiêu hóa, lại cung cấp lượng dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ sức khỏe cho cơ thể.

Bên cạnh kiêng các thực phẩm nguy cơ cao và phối hợp thực phẩm bổ sung có lợi, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống, ăn uống đúng giờ giấc, ăn chậm, nhai kỹ, thư giãn và sinh hoạt điều độ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích, biết được người đau thượng vị kiêng ăn gì uống gì và sinh hoạt như thế nào để mau khỏi bệnh, đạt hiệu quả điều trị tốt. Chúc bạn luôn vui khỏe và có thể tự mình chế biến những món ăn bổ dưỡng, an toàn cho cả gia đình!

Bài viết liên quan