Rừng tràm Trà Sư khám phá con đường rừng nổi trên mặt nước

Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, có diện tích 845ha. Đây là cư trú của nhiều loài động thực vật thuộc hệ thống rùng đặc dụng ở Viết Nam. Rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước điển hình cho vùng Tây sông Hậu.

Thông tin chung về rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư được đánh giá là rừng có tầm quan trọng quốc tế trong bảo tồn đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long. (Theo kết quả khảo sát của BirdLife International và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).

Ngày 27/05/2003 thành lập khi bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Mục đích phục vụ nghiên cứu bảo tồn môi trường và nhu cầu du lịch sinh thái.

Nằm ở đâu?

Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đi từ thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên theo đường tỉnh lộ 948 đến cầu Bưng Tiên tại km số 6 rẽ trái. Đi tiếp thep con đường trải nhựa khoảng 4km là đến.

Diện tích

Có 845ha vùng lõi và 643ha vùng đệm. Tất cả đều nằm trong hệ thống rừng đặc dụng. Năm 2005, rừng tràm Trà Sư được công nhận là khu bảo vệ cảnh quan.

Đa dạng về loài động thực vật

Sự đa dạng về nhiều loài động vật bao gồm:

  • Có khoảng 70 loài chim khác nhau thuộc 13 bộ và 31 họ, đặc biệt trong đó có 2 loài chim quý thuộc sách đỏ Việt Nam đó là điêng điểng (Anhinga melanogaster) và giang sen (Mycteria leucocephala)
  • Có khoảng 11 loài thú khác nhau thuộc 4 bộ và 6 họ, đặc biệt là có loài quý hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam đó là loài dơi chó tai ngắn
  • Khoảng 25 loài bò sát và ếch nhái gồm 2 bộ và 10 họ, đặc biệt đây là nơi cư trú của loài rắn hổ mang và cạp nong
  • Có khoảng 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ

Sự đa dạng về nhiều loài thực vật khoảng 140 loài thuộc 52 họ và 102 chi bao gồm:

  • Phần lớn là những cây Tràm lớn trên 10 tuổi và cao từ 5 đến 8 m
  • 22 loài cây gỗ
  • 25 loài cây bụi
  • 10 loài dây leo
  • 70 loài cỏ
  • 13 loài thủy sinh
  • 11 loài sinh cảnh
  • 78 loài thuốc
  • 22 loài cây cảnh

Du lịch rừng tràm Trà Sư 

Thời điểm du lịch thích hợp nhất

Sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên khiến rừng tràm Trà Sư là nơi lý tưởng để nghiên cứu, khám phá thiên nhiên hoang dã. Thời gian thích hợp nhất để đến rừng tràm là vào mùa nước nổi khoảng tháng 8 – 10 âm lịch. Hiện nay, ngành du lịch tỉnh An Giang đang khai thác rừng tràm Trà Sư là điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn.

Phương tiện và địa điểm tham quan ở rừng tràm Trà Sư

Chạy dọc con đường dẫn vào rừng tràm Trà Sư, hai bên là những cánh đồng lúa trải rộng, điểm xuyết là các tụm cây thốt  nốt cao khoe dáng. Con đường này trải dài khoảng 4km là đến điểm du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư.

Để đi tham quan, thưởng ngoạn vào sâu trong rừng tràm, du khách được ngồi trên chiếc tắc ráng (thuyền có gắn động cơ, phương tiện di chuyển dưới nước đặc trưng của miền sông nước).

Tới bến đò nhỏ trong rừng tràm Trà Sư, du khách được chuyển sang chiếc xuống ba lá mộc mạc để di chuyển vào khu vực đẹp nhất của rừng tràm. Nơi tấm thảm bèo tấm xanh và vương quốc của những loài chim.

Sau khi vi vu rừng tràm Trà Sư bằng thuyền, du khách có thể leo lên đài quan sát để ngắm nhìn toàn cảnh rừng tràm mệnh mông, bát ngát.

Các điểm du lịch trong rừng Trà Sư

Chùa Hang

Chùa Hang ở rừng tràm Trà Sư

Chùa Hang là một địa chỉ tín ngưỡng mà khách du lịch khi đến tham quan rừng tràm Trà Sư ghé tham đầu tiên. Đây là một ngôi chùa rất linh thiêng gắn liền với nhiều sự tích kì bí.

Theo sự tích của những người dân sống trong rừng tràm Trà Sư gần khu vực chùa Hang. Ngày xưa chùa Hang là một am động được một sư bà ở Chợ Lớn xây dựng và tư hành trong đó. Chùa có tên là chùa Hang là vì bên cạnh đó có một cái hang.

Trước khi bà về tu hành ở đây thì có 2 con xà tinh trong hang thường xuyên phá phách cuộc sống dân làng. Kể từ khi bà về đây xây am và hàng ngày đọc kinh kệ đã thuần tính được xà tinh, chúng trở nên lành tính. Điều bí ẩn là sau khi bà mất, người dân sống xung quanh khu vực chùa Hnag không còn thấy sự xuất hiện của 2 con xà tinh nữa.

Từ đó, người dân biết ơn đến bà và đã thường xuyên tu sửa lại nhiều lần và có dáng dấp như hiện nay. Chùa Hang nằm trên núi Sam, du khách có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh của thành phố Châu Đốc.

Đi xuồng tham quan 1 vòng rừng tràm

Sau khi tham quan xong địa điểm chùa Hang, khách du lịch phải di chuyển khoảng 20 km để tham quan 1 vòng rừng tràm bằng xuồng. Khi đi tham quan một vòng rừng tràm Trà Sư bằng xuống du khách sẽ được ngắm những cảnh đẹp như:

  • Ngắm những rặng bèo tây và lướt qua những bãi sen
  • Nếu du khách đến tham quan khu rừng vào mùa nước xuống thì có thể ngắm nhìn rất nhiều tổ chim, nhiều loài chim kêu ríu rít
  • Khách du lịch có thể hiểu hơn về địa lý và những cảnh đẹp nơi đây vì người dân ở rừng Trà Sư cũng rất nhiệt tình, vui vẻ chỉ dẫn và kể những câu chuyện thú vị

Thưởng thức những món ăn đặc sản

Tiếp tục cuộc hành trình thu vị, khách du lịch sẽ đi sâu vào bên trong khu rừng tràm. Ở đây quý vị sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản đậm chất Nam Bộ của người dân bản địa như:

  • Chuột đồng nướng lu
  • ươn nướng ghiền
  • Ếch chiên xù
  • Ếch nướng mọi
  • Cá lóc nướng chui
  • Gà chạy bộ nướng muối ớt
  • Lẩu cua đồng, lẩu mắm

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về rừng tràm Trà Sư nằm ở đâu và sự đa dạng sinh học, những điểm du lịch thú vị. Hi vọng bài viết trên đã cũng cấp cho mọi người những thông tin bổ ích về khu rừng tràm này.

Nội dung liên quan

  • Vai trò của rừng ngập mặn là gì?
  • Hậu quả của việc phá rừng đe dọa sự sống con người
  • Cây mắm biển có những lợi ích gì?
  • Cây đước loài cây ngập mặn rất phổ biến
  • Cây thầu dầu tía chữa bệnh gì khi chứa độc tính chết người
  • Cây khổ qua rừng và những công dụng chữa bệnh hiệu quả
Bài viết liên quan