Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng thường do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, hoạt động chưa đủ hiệu quả. Mặc dù không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, khó ngủ về đêm và biếng ăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ sơ sinh là gì? Khi đó, cha mẹ cần phải làm gì để khắc phục được?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng không tiêu

Đầy hơi chướng bụng là một trong các triệu chứng báo hiệu sự rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị như vậy thường xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng đầu đời của bé. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ đang từng bước hoàn thiện. Tình trạng này thỉnh thoảng vẫn sẽ ghé thăm khi trẻ vào khoảng từ 6 – 12 tháng. Đây cũng là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của trẻ đang thích ứng và tập làm quen với nhiều loại thực phẩm mới trong quá trình ăn dặm.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị đầy bụng, trẻ thường ợ hơi, nôn trớ, quấy khóc nhiều không rõ lý do, bỏ bú, biếng ăn, sưng chướng bụng, và cứng hơn mọi ngày, xì hơi nhiều liên tục kèm theo đó trẻ sẽ co chân lên sau đó duỗi ra, cong lưng. Mẹ có thể dễ nhận biết những dấu hiệu này để biết con đang không được khỏe ở vùng bụng.

>> Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý

Các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú nên cung cấp cho mình những thực phẩm dễ tiêu và đầy đủ chất dinh dưỡng như thịt, tôm, cá, trái cây và rau xanh. Khi ba mẹ ăn quá nhiều loại thực phẩm quá nóng hoặc chiên rán thì trẻ cũng rất dễ bị đầy hơi.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa phù hợp

Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, chưa mọc đủ răng đã cho nhai cơm, chính vì lý do đó khiến cho lượng thức ăn đi vào đường ruột khó tiêu hóa, bị ứ đọng dễ gây vi khuẩn lên men sinh ra hơi mà hơi đó không dẫn được ra ngoài khiến cho đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy mà trẻ luôn thấy no, biếng ăn và đầy bụng, bỏ bú ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng và phát triển cho cơ thể của trẻ.

Trẻ không tiêu hóa được các loại protein trong thực phẩm và sữa

Có thể đường ruột của trẻ chưa xử lý được một số loại protein đến từ sữa của mẹ hoặc sữa công thức. Khi trẻ bú mà hay bị đầy hơi chắc lo do trẻ không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa.

Uống sữa công thức quá sớm

Trẻ được uống sữa công thức quá sớm và nhiễm vi khuẩn do uống sữa công thức, đồ dùng uống sữa chưa đảm bảo vệ sinh. Ai cũng muốn con của mình phát triển nhanh và tốt nên các bà mẹ thường cho con uống thêm sữa công thức.

Nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh là sữa mẹ, nếu mẹ cho dùng sữa công thức có thể sẽ khiến hệ tiêu hóa trẻ chưa thích ứng hoặc dùng loại sữa lâu tiêu không phù hợp với bé khiến trẻ dễ bị nôn, ỉa chảy và đầy bụng.

Bên cạnh đó, không cung cấp đủ nước cho bé mỗi ngày sẽ khiến hệ tiêu hóa bị khô, khó chuyển hóa thì thường dẫn đến trẻ bị táo bón.

Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ có thể áp dụng những cách chữa dưới đây để khắc phục chứng đầy bụng khó chịu cho trẻ sơ sinh:

Định hướng tư thế bú sữa

  • Trẻ bú mẹ, đảm bảo bế trẻ nghiêng một góc 45 độ, đầu và miệng cao hơn so với vùng bụng
  • Trẻ bú bình và sữa công thức, tương tự bế trẻ nghiêng một góc 45 độ kèm theo giữ cho miệng bình hướng xuống dưới. Hạn chế để không khí đi vào dạ dày.

Hỗ trợ trẻ xì hơi ra ngoài

Với các động tác “đạp xe”, vừa giảm lượng hơi trong bụng vừa khiến trẻ vui vẻ thoải mái.

Cách làm:

  • Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, lấy hai chân của bé đẩy lên phía vùng bụng, thực hiện nhẹ nhàng, đẩy lên rồi hạ xuống giống động tác đạp xe, lần lượt với 2 chân.
  • Dùng các ngón tay vuốt nhẹ từ vùng trên rốn xuống bên dưới để đẩy khí từ từ xuống dưới, giúp trẻ dễ xì hơi ra ngoài.

Massage bụng cho bé

  • Dùng 3 ngón tay ấn nhẹ lên vùng bụng, giữ lực ấn và di chuyển ngón tay theo đường tròn theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại liên tục nhiều lần. Làm gia tăng nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

Hỗ trợ trẻ ợ hơi thường xuyên

Khi trẻ bú mẹ hay bú bình đều phải nuốt không khí thừa, vì vậy các mẹ nên cho trẻ ợ hơi để đẩy không khí dư thừa ra bên ngoài. Những tư thế ợ hơi giúp trẻ mà mẹ có thể thực hiện:

  • Cho trẻ ngồi tự bụng vào cánh tay mẹ
  • Để trẻ nằm sấp trên đùi mẹ
  • Cho trẻ đứng lên và để đầu dựa vào vai mẹ

Trong quá trình bú, mẹ có thể cho trẻ ợ hơi khi chuyển bầu ngực hoặc sau khi trẻ đã uống được nửa bình sữa. Hãy để trẻ ợ bớt khí thừa trong bụng ra ngoài rồi mới bú tiếp. Đây là phương pháp rất hiệu quả cho trẻ thường xuyên bị nôn trớ, trào ngược và ọc sữa.

Bổ sung men vi sinh

Những bà mẹ có thể sử dụng men vi sinh để giúp điều trị các dấu hiệu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Dưới sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để phù hợp và hiệu quả cao nhất cho trẻ. Lưu ý, bổ sung men vi sinh hoặc thuốc giảm đầy hơi sẽ không có tác dụng tốt nếu trẻ bị quá tải lactose.

Cho trẻ uống nước

Đối với những bé từ 6 tháng tuổi trở nên, việc uống thiếu nước cũng có thể gây ra tình trạng ợ hơi. Do đó, các mẹ hãy thử kiểm tra lượng nước cho con uống mỗi ngày, nếu cần thì bổ sung thêm.

Đề phòng trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

  • Chế độ dinh dưỡng bà mẹ cần phù hợp.
  • Không nên cho trẻ ăn quá no vào các bữa chính.
  • Nếu trẻ dưới 5-6 không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm.
  • Lựa chọn sữa ngoài thích hợp với khẩu vị với trẻ.
  • Thường xuyên massage bụng, chân tay giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ.
  • Trẻ chưa mọc răng đầy đủ không nên cho trẻ ăn cơm.
  • Vệ sinh dụng cụ bình bú cho trẻ sạch sẽ.

Như vậy, trên đây chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức bổ ích và thú vị về nguyên nhân và cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các ông bố, bà mẹ có thể hiểu hơn về những dấu hiệu bất thường của trẻ và có thêm kinh nghiệm chăm sóc cho bé để giúp trẻ có điều kiện phát triển hoàn thiện hơn.

Bài viết liên quan