Trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu khiến bé vô cùng khó chịu và mệt mỏi, bứt rứt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Các mẹ yên tâm, bài viết dưới đây sẽ giúp nhận biết được tình trạng này ở trẻ thông qua những biểu hiện triệu chứng điển hình và mách nhỏ những cách chữa đầy bụng khó tiêu cho trẻ sơ sinh – trẻ nhỏ hiệu quả và an toàn nhất. Cùng tham khảo nhé!

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu

Đầu tiên, các mẹ cần nắm được những dấu hiệu của chứng đầy bụng để có thể tự “bắt bệnh” cho trẻ. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu thường có một,một vài hoặc có thẻ có tất cả những biểu hiện ở dưới đây:

  • Sau khi ăn một thời gian, từ 1 đến 2 giờ, bụng bé vẫn còn căng tròn, không có dấu hiệu tiêu hóa hết. Mẹ dùng mấy ngón tay vỗ nhẹ lên bụng bé thì thấy có phát ra âm thanh vang như tiếng trống
  • Bé đột nhiên quấy khóc, tỏ ra khó chịu, bứt rứt, có thể bỏ ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường
  • Bé liên tục hắt xì hơi, đi tiêu phân lỏng hoặc dạng sền sệt, cũng có những lúc bị táo – Vào ban đêm, trẻ thường bị khó ngủ, mất ngủ do bị đau bụng, óc ách, khó chịu và tỏng bụng

Khi thấy con có các biểu hiện khó chịu, các mẹ thường lo lắng và bối rối mà quên mất rằng việc quan trọng đầu tiên cần làm là nhận biết các dấu hiệu bất thường của các bé. Sau đó mẹ cũng cần tìm hiểu nguyên nhân nào đã gây ra những vấn đề bất thường trên. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đầy bụng khó tiêu. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất trong các trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó tiêu.

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị đầy bụng khó tiêu?

Trẻ sơ sinh vừa được sinh ra đã có hệ tiêu hóa chưa được phát triển mọt cách hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ đang ở trong khoảng 13 tuần đầu đời, lúc này hệ tiêu hóa đang còn học cách hoạt động. Các hoạt động để hỗ trợ tiêu hóa cũng chưa được phát triển để di chuyển hết thức ăn một cách hiệu quả trong hệ tiêu hóa.

Sự xuất hiện của những túi khí có bên trong hệ thống tiêu hóa, trong ruột non, ruột già khiến cho trẻ sơ sinh cảm thấy bị khó chịu và sẽ thường xuyên quấy khóc. Tình trạng này thông thường sẽ xuất hiện ở cả trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú bình, do những nguyên nhân chính sau:

Trẻ không tiêu hóa được những loại protein trong sữa

Đây là tình trạng mà hệ tiêu hóa của trẻ không thể xử lý được những loại protein đến từ bữa ăn mà mẹ chuẩn bị hoặc là từ sữa. Việc này sẽ khiến cho bé bị nôn trớ, gây đầy bụng, khó tiêu cho trẻ.

Quá tải đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức

Mỗi khi bé bú mẹ hoặc là bé bú sữa công thức trong bình sẽ thường xuyên bị đầy hơi và có thể do bé không tiêu hóa được hết lactose có trong sữa. Nguyên nhân này gây ra các tình trạng là do cơ thể trẻ không có đủ lượng enzyme lactase để có thể tiêu hóa hết đường lactose được ăn vào.

Dùng kháng sinh hoặc thuốc

Hầu hết loại kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại và cũng có thể là có lợi trong đường ruột trẻ, khiến cho hệ tiêu hóa gặp các vấn đề về chức năng tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Trong thời kỳ cho con bú, các mẹ sử dụng rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, có nhiều lại gây đầy hơi được mẹ ăn vào cũng sẽ khiến cho bé có nguy cơ bị đầy bụng khó tiêu. Một số loại thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu mà mẹ nên tránh là: các loại đậu, bắp cải, bơ, đào, súp lơ, yến mạch, lê,

Thức ăn không phù hợp với độ tuổi

Có nhiều mẹ thường xuyên cho con ăn dặm trong khi tuổi còn nhỏ hoặc là ăn những loại thực phẩm mà cơ thể của trẻ chưa tiêu hóa được hết, sẽ gây ra tình trạng ứ đọng trong đường ruột. Các vi khuẩn lên men sinh ra rất nhiều hơi dẫn đến chứng đầy bụng khó tiêu ở trẻ sơ sinh.

Ăn nhiều bữa, các bữa ăn quá gần nhau

Những trẻ sơ sinh này có dạ dày rất nhỏ, cho nên các mẹ phải chia thành nhiều bữa nhỏ mới giúp bé có đủ thời gian để tiêu hoa cũng như hấp thu đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết trong thức ăn. Nếu như cho trẻ ăn quá nhiều vào một lúc hoặc là không đủ thời gian để trẻ tiêu hóa sẽ khiến bé bị nôn trớ. Thức ăn chưa tiêu hóa cũng nhanh chóng bị đẩy xuống dưới đường ruột, gây đi chứng đi ngoài, đầy bụng khó tiêu.

Thức ăn bị ôi thiu, nhiễm khuẩn

Khi trẻ ăn phải các loại thức ăn ôi thiu, bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra hiện tượng nôn mửa, viêm ruột, tiêu chảy cấp. Nhiều loại vi khuẩn có sẽ có khả năng lên men các loại thức thức ăn, khiến cho thức ăn bị thiu và có mùi chua tiếp tục sinh sôi ở bên trong đường ruột của trẻ, gây ra chứng đầy hơi chướng bụng.

Cách chữa đầy bụng khó tiêu cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số cách chữa sau:

Cho trẻ ợ hơi thường xuyên

Dù bú mẹ hay bú bình, thì bé cũng đều có thể nuốt phải không khí dư thừa vào bụng. Giải quyết tình trạng này cũng không phải là vấn đề khó chút nào, chỉ cần mẹ cho bé ợ hơi thường xuyên mỗi ngày là quá đủ. Có rất nhiều tư thế khác nhau để có thể cho bé ợ hơi, chẳng hạn như là cho bé ngồi tựa bụng vào cánh tay của mẹ, bế bé đứng lên và để cho đầu bé tựa vào một bên vai mẹ, hay có thể để bé nằm sấp trên đùi mẹ. Mẹ cũng có thể cho bé ợ hơi khi chuyển từ một bên bầu ngực này sang bên bầu ngực kia hoặc là khi đã bú được một nửa bình sữa nên để đẩy hết hơi thừa trong bụng bé ra ngoài trước khi tiếp tục bú. Cách này rất tốt cho các bé thường xuyên nôn trớ, ọc sữa hoặc bị trào ngược.

Động tác đạp xe và xoa bụng cho trẻ

Để giải phóng bớt khí thừa, các mẹ có thể cầm hai chân bé, di chuyển chúng nhẹ nhàng như động tác đạp xe đạp. Ngoài ra, cách xoa bụng cũng giúp kích thích ruột để đào thải hơi thừa, giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.

Bổ sung thêm men tiêu hóa

Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn cho con một loại men tiêu hóa thích hợp, hoặc một phương thuốc chống đầy hơi hiệu quả trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Lưu ý, việc bổ sung thêm men hoặc thuốc giảm đầy hơi có thể sẽ không phát huy hiệu quả nếu bé bị quá tải lactose.

Thay đổi các dụng cụ cho bú

Nếu nhận thấy con rất thường xuyên bị đầy hơi, mẹ nên xem lại bình bú mà mình đã chọn. Sản phẩm đó có hỗ trợ bé giảm lượng hơi thừa khi mút sữa vào hay không? Nếu câu trả lời là không, hãy tìm kiếm một sản phẩm thích hợp hơn.

Chú ý tư thế bú của bé

Việc cho con ngậm ti mẹ đúng cách sẽ giúp bé bú nhiều sữa hơn đồng thời giảm hơi thừa. Nếu mẹ cho con bú bình, hãy đảm bảo khi bú, phần đầu của bé cao hơn phần thân.

Cho bé uống nhiều nước

Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, các mẹ hãy thử kiểm tra kĩ lượng nước các con uống mỗi ngày. Nếu uống thiếu nước cũng sẽ có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu. Do đó, các mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ lượng chất lỏng cần thiết cho bé tiêu hóa.

Những thông tin về trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu trên đây, các mẹ có thể tham khảo để bảo vệ và giúp bé phát triển tốt hơn. Hãy chia sẻ để nhiều người biết đến nhé!

Bài viết liên quan