Viêm loét dạ dày tá tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và phác đồ điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến gặp phải ở hầu hết các đối tượng. Người bệnh cần nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng viêm loét và các biến chứng có thể gặp phải. Như vậy sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng và đạt kết quả tối ưu.

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng acid dạ dày dư thừa và vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày làm tổn thương niêm mạc. Sau một thời gian dài không điều trị, tình trạng này sẽ diễn biến thành những vết loét viêm nhiễm tại thành dạ dày, thành ruột. Người bệnh cần nắm được các triệu chứng viêm loét để phát hiện và có cách xử lý sớm.

Viêm loét là một bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc khá cao (Châu Á khoảng hơn 10% và ở phương Tây là 4-6% dân số). Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi và tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ giới.

Viêm loét tá tràng gây ra các tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (Được hiểu là phần đầu của ruột non). Tổn thương trong bệnh này thường gây bào mòn lớp niêm mạc (màng lót trong cùng) ở dạ dày hoặc tá tràng, khiến cho lớp cấu trúc bên dưới thành dạ dày hoặc ruột bị lộ ra, dễ viêm nhiễm. 

Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, vết loét ở tá tràng thường gặp hơn cả, nó có thể chiếm đến 95%. Trong khi đó, vết loét dạ dày thường trong khoảng 60% mà 25% trong tổng số trường hợp nằm ở bờ cong nhỏ của dạ dày.

Mô tả viêm loét dạ dày – tá tràng bằng hình ảnh

Triệu chứng viêm loét dạ dày.

Với những trường hợp điển hình (đa số): Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau quặn thắt kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu tại vùng thượng vị. Cơn đau khu trú tại một vùng và thường có tính chu kỳ lặp đi lặp lại vào một giờ nhất định. Điển hình trong bệnh viêm loét dạ dày, cơn đau thường xuất hiện từ 1-3 giờ sau khi ăn, còn trong bệnh loét tá tràng thì cơn đau sẽ thường xuất hiện từ 3-5 giờ sau khi ăn.

Nếu người bệnh dùng thuốc antacide, uống sữa ấm thì cơn đau sẽ giảm. Trường hợp người bệnh ăn đồ chua, có tính acid cao thì cơn đau sẽ tăng nặng hơn. Cơn đau cũng có tính chất chu kỳ vì nó thường tái phát vào mùa lạnh.

Một số trường hợp không điển hình (không phổ biến): Người bệnh có các cơn đau không liên quan đến bữa ăn, cơn đau cũng không có tính chu kỳ hoặc có trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng nào.

Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ mang tính chất gợi ý chứ không thể thay thế các thủ thuật chẩn đoán chuyên khoa. Trong thăm khám, bác sĩ sẽ cần dựa vào một số triệu chứng khác để việc chẩn đoán được chính xác nhất.

Hầu hết những người bị bệnh viêm loét đều mắc phải một số dấu hiệu điển hình như sau. Cân nhắc tới bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm nếu bạn gặp phải một số triệu chứng viêm loét dạ dày này.

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng viêm loét dạ dày chính biểu hiện là những cơn đau đột ngột dữ dội xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói. Đau cũng có thể âm ỉ mỗi ngày vào lúc nửa đêm, rạng sáng. Đau nhói có lúc lan ra sau lưng và quặn lên từng cơn. Mức độ nghiêm trọng và thời gian đau còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể kéo dài từ vài phút đến vài tiếng. Bạn có thể cảm thấy đau đớn như thiêu đốt vùng bụng hoặc như bị dao đâm. Những cơn đau này có thể được tạm xoa dịu bằng thức ăn hoặc thuốc uống kháng axit OTC.
  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua gây rát thượng vị: Dấu hiệu này thường gặp trong thời kỳ đầu mắc bệnh. Tuy nhiên chứng ợ nóng gây rát thượng vị thì sẽ thường xuyên gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hơn.
  • Đầy bụng, buồn nôn và nôn: Dạ dày bị tổn thương khiến cho việc tiêu hóa kém gây tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu. Kèm theo đó là chứng buồn nôn và nôn khi dung nạp quá nhiều thức ăn mà dạ dày không kịp tiêu hóa.
  • Mất ngủ: Bụng đầy hơi, cảm giác nặng nề khiến cho người bệnh khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, trường hợp bụng đói và đau lúc nửa đêm cũng là gây ra hiện tượng mất ngủ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy thường dễ gặp phải ở người bệnh viêm loét dạ dày do quá trình tiêu hóa không ổn định.
  • Sút cân đột ngột: Khi bộ máy tiêu hóa gặp vấn đề thì không thể tổng hợp được chất dinh dưỡng do cơ thể gây nên tình trạng giảm cân, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Ngoài ra, khi bệnh tình trở nên trầm trọng thì người bệnh cần đi cấp cứu ngay khi gặp phải một số triệu chứng viêm loét dạ dày như: Nôn ra máu là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng, phân bị nhão, tối màu, có máu dính trong phân. Để chẩn đoán được bệnh viêm loét cần dựa vào những xét nghiệm nội soi, xét nghiệm máu… bác sĩ mới cho ra được kết quả chính xác nhất và có phương pháp xử lý phù hợp.

8 nguyên nhân viêm loét dạ dày điển hình.

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một bệnh có tính phổ biến trong xã hội. Bệnh được chia ra làm giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trong đó, giai đoạn cấp tính thường điển hình bởi những triệu chứng đột ngột, phát triển nhanh và có thể điều trị hoàn toàn. Giai đoạn mãn tính, bệnh diễn tiến chậm hơn nhưng có tính chất dai dẳng, khó chữa dứt điểm và nguy cơ biến chứng cao.

Mức độ phổ biến của viêm loét nói chung một phần là do bệnh này có nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và yếu tố khách quan. Thống kê dịch tễ cho thấy đa số nguyên nhân gây bệnh này là do người bệnh nhiễm phải vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) với khoảng 50% trường hợp. Ở Việt Nam, tỷ lệ này có những năm lên tới 70%.

Ngoài ra, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng còn gây ra bởi những nguyên nhân chủ quan như: Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm (chiếm đến 25% trong tổng số trường hợp), thói quen sinh hoạt không điều độ, tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài, nghiện chất kích thích, rượu bia…

Viêm loét dạ dày là sự mất cân bằng dịch tiêu hóa gây tổn thương thành dạ dày, ruột non. Nhiều người bệnh viêm loét  thường không có biểu hiện rõ ràng ngoài một số cảnh báo như đau vùng thượng, đau bụng lan ra sau lưng, ợ chua, ợ nóng. Do đó, việc nắm bắt được các nguyên nhân viêm loét sẽ phần nào giúp cho người bệnh có cái nhìn rõ nét về tình trạng bệnh.

  1. Vi khuẩn H.p: Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp là trường hợp khá phổ biến hiện nay. Vi khuẩn Hp thường vào cơ thể thông qua đường ăn uống và sau đó xâm lấn vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột non. Đặc biệt nguy hiểm, vi khuẩn này có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người kia thông qua các dụng cụ ăn uống, sinh hoạt thường ngày,…
  2. Nguyên nhân do di truyền: Đây có lễ là nguyên nhân viêm loét thường gặp nhất do liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khỏe gia đình. Nếu gia đình bạn có thành viên bị mắc bệnh viêm loét thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người bình thường.
  3. Dùng thuốc chống viêm không steroid: Các loại thuốc chống viêm không steroid (hay còn gọi là NSAIDs) có thể kích thích lớp niêm mạc dạ dày gây loét và viêm nhiễm. Nguyên nhân viêm loét này thực sự rất phổ biến bởi lẽ nhiều người thường dùng thuốc mà không hề lường trước các tác dụng phụ của chúng
  4. Viêm loét dạ dày do uống rượu bia: Các chuyên gia tiêu hóa cho rằng, việc uống rượu bia trong thời gian dài có thể gây kích thích ăn mòn lớn nhầy trong dạ dày khiến cho thành ra dày xuất hiện vết loét và có thể xuất huyết.
  5. Hội chứng Zollinger-Ellison: Đây là một trong số bệnh lý đường tiêu hóa rất hiếm gặp. Bệnh có thể gây hình thành một số khối u ở tá tràng, tụy thường được gọi là u gastrin. Những khối u này có khoảng ⅔ số lượng là u ác tính. Tình trạng này gây ra tăng việc tiết hoocmon gastrin dẫn đến hiện tượng tăng tiết dịch axit trong dạ dày và phá hủy lớp lót niêm mạc dạ dày.
  6. Thường xuyên stress, căng thẳng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên bị căng thẳng stress sẽ gia tăng tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Bởi lẽ, tình trạng căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất axit dạ dày.
  7. Ăn quá nhiều muốiChế độ ăn quá nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong vi khuẩn Hp, điều này khiến cho chúng trở nên độc hại hơn bao giờ hết. Ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng dạ dày của bạn.
  8. Lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm: Thuốc chống viêm không steroid là con dao hai lưỡi gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Những nguyên nhân kể trên là những nguyên nhân thường gặp nhất, người bệnh cần thật cẩn trọng. Để xác định chính xác tình trạng bệnh, bạn nên tới các bệnh viện uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm phù hợp.

Loét dạ dày có nguy hiểm không?

Với tỷ lệ mắc cao, viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh lý gây ra nhiều lo ngại vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống. Cụ thể là gây ăn uống không ngon, suy nhược cơ thể, gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi, kém tập trung…

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì nếu được phát hiện sớm ngay ở giai đoạn viêm loét cấp thì bệnh này hoàn toàn có thể điều trị triệt để mà không để lại bất cứ di chứng gì.

Điều đáng lo ngại ở đây đó là nếu người bệnh chủ quan, chần chừ không thăm khám và điều trị ngay thì bệnh sẽ diễn tiến sang giai đoạn mãn tính với những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ở giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bác sĩ nhận định viêm loét dạ dày có nguy hiểm không là do biến chứng của bệnh đã tiến triển đến đâu. Cụ thể, một số biến chứng vô cùng nghiêm trọng sau đây gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

  • Xuất huyết tiêu hóa: Các mạch máu khi bị tổn thương vỡ ra khiến cho máu thoát khỏi mạch đi vào đường ống dẫn tiêu hóa. Tình trạng này gây mất nhiều máu nếu không được phát hiện xử lý kịp thời có thể gây tử vong. Mọi người cần nhận biết ngay một số triệu chứng như: nôn ra máu, đi ngoài phân đen, chóng mặt, mệt mỏi…. để đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
  • Hẹp môn vị: Tình trạng hẹp môn vị là do các u khối phù nề ở niêm mạc bị tổn thương bó chặt lòng tá tràng, môn vị khiến thức ăn không thể đi qua được. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu đau bụng, nôn mửa, dịch nôn có mùi hôi, mất nước, mất cân bằng điện giải gây mệt mỏi, suy nhược, mắt trũng, da xanh…
  • Thủng dạ dày: Khi người bệnh đột ngột có cơn đau dữ dội như có dao dâm, bụng cứng lại thì rất có thể đã bị thủng dạ dày. Đây là biến chứng nguy hiểm cần được đưa đi cấp cứu phẫu thuật ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ thiệt mạng.
  • Ung thư dạ dày: Mặc dù là biến chứng cực kỳ nghiêm trọng với tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên bệnh ung thư dạ dày chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn khi người bệnh quá thờ ơ và không điều trị viêm loét dạ dày cẩn thận. Do đó, bệnh nhân nên nghiêm túc chữa trị và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để tránh dẫn đến trường hợp đáng tiếc này.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm loét khi chưa có biến chứng cũng gây suy giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều. Đây cũng là căn bệnh khó điều trị dứt điểm, nếu bất cẩn người bệnh có thể phải chịu đựng những cơn đau do viêm loét hành hạ liên tục.

Chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày.

Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, người bệnh cần tới cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu giúp xác định chính xác tình trạng viêm loét dạ dày.

Một số phương pháp cần thực hiện giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong khâu chẩn đoán cụ thể như: Nội soi, chụp x-quang… Các bác sĩ có thể nhìn thấy rõ hình ảnh và vị trí tổn thương ở dạ dày thông qua phim chụp và camera ở ống nội soi. Đồng thời bệnh nhân cũng sẽ được làm xét nghiệm vi khuẩn Hp để tìm ra nguyên nhân viêm loét.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày như thế nào?

Dựa trên các yếu tố nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh viêm loét – hành tá tràng, ta rút ra được bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn luôn là chân lý đúng đắn trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Mặc dù các yếu tố ngoại cảnh như nhiễm vi khuẩn, vi trùng… ta không thể tránh được hoàn toàn nhưng nếu “tăng cấp độ” phòng ngừa thì sẽ giảm thiểu tốt nhất nguy cơ lây nhiễm. 

Tăng cấp độ phòng ngừa ở đây chính là việc: Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống, học cách cân bằng cảm xúc, không để bản thân căng thẳng quá mức trong thời gian dài, không phụ thuộc vào việc dùng kháng sinh, không “chiều chuộng” quá mức sở thích ăn uống không lành mạnh, không chủ quan trước những triệu chứng cảnh báo sớm của cơ thể, không tự ý “kê đơn, bắt bệnh” thay bác sĩ trong điều trị…

Để giảm thiểu triệu chứng viêm loét dạ dày và ngăn chặn căn bệnh này, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Hạn chế dùng các loại thuốc kháng sinh như ibuprofen, aspirin, naproxen…
  • Không được uống quá 2 ly đồ uống có cồn, cafe mỗi ngày, bỏ hút thuốc lá.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ăn các loại thực phẩm được nấu chín, an toàn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ và nên ăn các thức ăn mềm.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết từ rau xanh, ngũ cốc, trứng, thịt cá…
  • Hạn chế các thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều giàu mỡ….
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đơn giản như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga…

Để đảm bảo việc điều trị hiệu quả và an toàn, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất với mình. Đồng thời, chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra tốt nhất.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng Bộ Y Tế

Cơ chế điều trị bệnh loét dạ dày là ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm tiết dịch axit từ đó hồi phục tổn thương niêm mạc dạ dày.  Dựa vào nguyên tắc này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị loét dạ dày phù hợp và hiệu quả nhất.

Mỗi phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng ứng với một số loại thuốc được chỉ định thời gian dùng cụ thể. Mỗi tình trạng bệnh, cơ địa khác nhau thì có một phác đồ điều trị riêng biệt. Hiện nay, phổ biến nhất thường được sử dụng là hai phác đồ sau đây.

Phác đồ điều trị loét dạ dày từ thuốc kháng sinh

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều có khả năng ức chế tăng trưởng và hoạt động của nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên, chỉ có một số loại có tác dụng với vi khuẩn Hp. Chính vì vậy, người bệnh không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh mà cần tuân thủ một phác đồ điều trị này.

Phác đồ

Lưu ý

Thuốc Furazolidone

Công dụng: Ức chế monoamine oxydase khi liên kết với các men vi khuẩn.

Liều dùng: 2 viên/ ngày chia 2 bữa sau khi ăn.

Thuốc giúp tăng tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn Hp, rất ít trường hợp Hp kháng với Furazolidone.
Thuốc Fluoroquinolones

Công dụng: Ngăn chặn quá trình quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn.

Liều dùng: 2 viên (500g)/2 ngày, uống sau bữa ăn 30 phút.

Bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Thuốc chỉ có tác dụng tối ưu với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng giai đoạn đầu.
Thuốc Rifabutin ở dạng bán tổng hợp

Công dụng: Điều trị tiêu diệt vi khuẩn Hp khi dùng kết hợp với Amoxicillin. Đây là loại thuốc có tỉ lệ hiệu quả thành công cao.

Thường được khuyến khích sử dụng vì có tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn cao.

Phác đồ điều trị từ thuốc ức chế bơm proton

Từ năm 1980, các loại thuốc ức chế bơm proton được đưa vào điều trị viêm loét dạ dày và đem về hiệu quả cao. Những loại thuốc này thường có tác dụng ức chế được vi khuẩn Hp tối đa.

Phác đồ

Lưu ý

Thuốc Nexium

Cơ chế: Giảm dịch axit dạ dày và duy trì nồng độ pH dạ dày ở mức >5,5.

Liều dùng: 2 viên/ngày chia làm 2 lần sau khi ăn.

Tác dụng của thuốc thường kéo dài trong 16 giờ.
Thuốc Omeprazole

Cơ chế: Kháng tiết axit mạnh, thường có tác dụng tốt hơn khi kết hợp sử dụng với thuốc kháng sinh.

Liều dùng: 40mg/ngày chia làm 2 lần sau bữa ăn.

Thuốc có công dụng nhanh, làm giảm tiết chế axit chỉ sau 24 tiếng khi dùng.
Thuốc Nexipraz

Cơ chế: Ức chế bơm proton đem lại hiệu quả cao.

Liều dùng: 2 viên/ ngày chia 2 lần dùng sau khi ăn.

Trên đây là những phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng mới nhất. Tuy nhiên, không phải cơ địa người nào cũng phù hợp với các phác đồ nêu trên.  Bệnh nhân nên tới bệnh viện để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì, không nên ăn gì?

Dạ dày vốn dĩ là một cơ quan “nhạy cảm” trong cơ thể. Nó là nơi tiếp nhận, lưu trữ, xử lý thức ăn, nước uống, thuốc men… Vì thế, khi dạ dày bị tổn thương viêm loét nó càng nhạy cảm hơn rất nhiều lần.

Ăn uống đối với người viêm loét dạ dày không chỉ là để cung cấp năng lượng, duy trì sự sống mà còn có ý nghĩa rất lớn tới tiến trình phát triển/thuyên giảm của bệnh và việc phục vụ công tác điều trị. Vì vậy, người viêm loét ăn gì là một vấn đề cần quan tâm đúng mức.

Về khái quát, người bị viêm loét cần ăn những thực phẩm có thể giải quyết các mục tiêu: Khắc phục nguyên nhân để giảm bớt một số triệu chứng, thực phẩm hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương niêm mạc, thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường bảo vệ niêm mạc.

Ngoài ăn gì, thực đơn ra làm sao, người bệnh viêm loét – tá tràng cũng cần quan tâm đến cách ăn, thói quen ăn uống, cách chế biến thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm sao cho hợp vệ sinh vì những yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe của người bệnh.

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh dạ dày. Hầu hết mọi người có thể cải thiện tình trạng bệnh dựa vào dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Do đó, người bệnh cần biết rõ bệnh viêm loét nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà lại có khả năng chữa bệnh viêm loét dạ dày nếu biết cách sử dụng. Người bệnh nên tham khảo các loại thực phẩm sau đây để hỗ trợ điều trị viêm loét hiệu quả và lành tính.

  • Thức ăn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm kích thích cho dạ dày, bao gồm: Sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua), mật ong, trứng, chè nóng,…
  • Thức ăn làm giảm tiết dịch acid như: Cơm, bánh mì, xôi, cháo, khoai lộc, thịt – cá hấp,…
  • Thực phẩm làm lành tổn thương tại các vết loét dạ dày: Tôm, cá, bắp cải, súp lơ… Những loại này chứa nhiều kẽm, protein và vitamin u giúp vết thương chóng lành.
  • Bổ sung các loại vitamin A,B,D,K và khoáng chất canxi, kẽm, magie, acid folic,… từ các loại rau màu xanh đậm và màu đỏ, hoa quả, ngũ cốc.

Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

Bên cạnh thông tin về viêm loét nên ăn gì, người bệnh cũng cần nắm được các loại thức ăn có hại cho dạ dày cần tuyệt đối tránh xa.

  • Các thực phẩm làm hại niêm mạc dạ dày: Tỏi ớt, cà phê, chè đặc, rượu, bia,…
  • Thức ăn có độ axit cao: Chanh, cam, quýt và các trái cây vị chua khác, dấm, mẻ, nước ngọt có ga,…
  • Thức ăn cứng hoặc có gai gây tổn thương dạ dày: Thịt nhiều gân, củ quả sống, rau nhiều xơ,…
  • Thực phẩm làm tăng tiết acid dạ dày: món rán, thức ăn nhiều giàu mỡ, nước sốt thịt – cá,…

Lưu ý :

Không chỉ cần nắm được bệnh viêm loét nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cũng cần phải lưu ý ăn uống đúng cách bảo vệ dạ dày tốt nhất.

  • Đồ ăn cần được thái nhỏ, nấu chín mềm, nên hấp, luộc hạn chế chiên rán.
  • Không ăn thức ăn quá khô, nên chan canh và uống thêm nước khi ăn.
  • Nhai thật kỹ thức ăn để gia tăng tiết nước bọt trung hòa axit đồng thời nhai kỹ cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
  • Chia nhỏ các bữa ăn để tránh tình trạng dạ dày quá căng cứng và phải tiết nhiều acid.
  • Nên ăn đồ nóng để dễ tiêu hóa và hấp thụ.
  • Sau khi ăn cần nghỉ ngơi tại chỗ tránh lao động nặng, chạy nhảy.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc sinh hoạt khoa học ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng stress,… Để nắm rõ tình trạng của mình, bạn nên tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và các phương pháp xử lý kịp thời.

Viêm loét dạ dày có chữa được không, thuốc chữa nào hiệu quả.

Như đã đề cập ở trên, bệnh viêm loét có khả năng điều trị thành công cao khi được phát hiện ở giai đoạn sớm. Giai đoạn sớm là khi người bệnh thấy những dấu hiệu, triệu chứng cảnh báo đầu tiên của bệnh thông qua những cơn đau cấp (đã đề cập ở phần triệu chứng). Chỉ cần nắm bắt được giai đoạn này, người bệnh được thăm khám sớm thì điều trị rất nhanh chóng và dễ dàng mà không để lại di chứng về sau. Bệnh viêm loét dạ dày sẽ ngày càng khó chữa hơn nếu bệnh càng để lâu, bệnh đã phát triển thành mãn tính hoặc bệnh đã có những biến chứng khó điều trị hơn.

Thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh, sự đáp ứng điều trị. Hiện nay, có nhiều phương pháp, bài thuốc chữa bệnh này từ tây y, đông y, chữa mẹo, phẫu thuật… tùy theo tình trạng cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

Cách chữa viêm loét dạ dày.

Chữa viêm loét bằng tinh bột nghệ.

Nghệ vốn là một vị thuốc được sử dụng lâu đời trong dân gian. Theo nghiên cứu khoa học, củ nghệ có chứa rất nhiều thành phần tốt như vitamin E, C, K, chất xơ, natri, canxi, magie, kẽm… các chất chống oxy hóa, hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn. Ngày nay, hoạt chất curcumin chiết suất từ củ nghệ được nhắc đến nhiều hơn với khả năng kháng viêm, làm lành vết viêm loét, ức chế tế bào ung thư, chống lại 65 chủng vi khuẩn Hp (nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét ).

Curcumin được sử dụng tốt nhất khi nghệ được chế biến thành dạng tinh nghệ. Vậy việc sử dụng tinh nghệ trong chữa viêm loét dạ dày như thế nào?

  • Cách 1: Dùng 2 thìa tinh bột nghệ hòa với 250ml nước ấm rồi uống. Nếu khó uống có thể cho thêm 1 thìa mật ong hoặc sữa.
  • Cách 2: Trộn đều 120g tinh nghệ và 60g mật ong. Vo thành từng viên nhỏ, mỗi viên khoảng 5g. Bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Nếu viêm loét nhẹ, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 3 viên, liên tục trong 10 ngày. Nếu viêm loét nặng nên dùng ngày 3 lần, mỗi lần 3-5 viên, liên tục trong 40 ngày.

Chữa viêm loét dạ lá mơ lông.

Lá mơ lông có vị đắng, mùi hôi, tính mát, có công dụng sát trùng, thanh nhiệt giải độc, trừ phong hoạt huyết, tiêu thũng. Theo nghiên cứu hiện đại, trong thành phần lá mơ lông có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, làm lành vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày và giảm một số triệu chứng của bệnh. Các cách chữa viêm loét dạ dày bằng lá mơ lông như sau:

  • Cách 1: Dùng 20-30 lá mơ lông rửa sạch, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt uống ngày 1 lần. Dùng liên tục nhiều ngày.
  • Cách 2: Rửa sạch, thái nhỏ một nắm lá mơ lông cho vào bát đánh với 3 quả trứng gà, nêm nếm thêm gia vị rồi đem chiên lên. Tuần ăn 3 lần.
  • Cách 3: Lấy 1 nắm là mơ lông rửa sạch, thái sợi nhỏ. Gừng cạo bỏ vỏ, thái sợi. đánh lá mơ lông, gừng với 2 quả trứng gà. Cho vào nồi hấp cách thủy. Tuần ăn 2 lần.

Chữa viêm loét bằng mật ong.

Trong mật ong, ngoài chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe còng chứa rất nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo collagen, làm lành vết viêm loét ở dạ dày – tá tràng, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn ở dạ dày. Cách chữa viêm loét bằng mật ong như sau:

  • Dùng mật ong và gừng: Lấy 300gr gừng tươi rửa sạch, cạo bỏ vỏ, thái lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh. Đổ thêm 200ml mật ong sao cho ngập gừng, đậy kín nắp, ngâm 7-10 ngày. Ngày dùng 2-3 lát sau khi ăn. Hoặc cũng có thể thái lát gừng rồi hãm trong nước sôi, khuấy thêm 1 thìa mật ong rồi uống.
  • Dùng mật ong và tỏi: Tỏi bóc vỏ, đập dập, cho vào lọ thủy tinh rồi đổ ngập mật ong, đậy kín trong 1 tháng. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê tỏi mật ong pha với nước ấm, uống liên tục trong 7 ngày.

Hậu quả của viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày là bệnh lý có tính phổ biến với tỷ lệ mắc cao. Những hệ quả của viêm loét trước mắt là khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau thắt hoặc âm ỉ vùng thượng vị. Cơn đau hành hạ người bệnh theo từng đợt, thường kéo dài từ 2-8 tuần. Cơn đau có tính lặp lại theo tháng, năm và xu hướng gia tăng theo mùa (đặc biệt là mùa lạnh). Cơn đau thường quằn quại hơn sau bữa trưa và tối nên gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh viêm loét còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm khác như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày nếu tình trạng viêm loét kéo dài mà không được điều trị đúng cách.

Sự tiến bộ của y học cùng nhiều phương pháp, bài thuốc chữa viêm loét dạ dày ra đời đã góp phần không nhỏ vào khả năng giảm tỷ lệ tái phát cũng như phát triển lên biến chứng cho người bệnh. Tuy vậy, chất lượng và thành công của quá trình điều trị vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động trong phòng tránh của người bệnh cũng như việc tuân thủ phác đồ chỉ định. Đơn cử là việc duy trì thói quen ăn uống – sinh hoạt – nghỉ ngơi khoa học, hợp lý. Tránh lạm dụng chất kích thích và duy trì việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Cao Bình Vị Tâm Minh Đường: Bài thuốc Đông y đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng an toàn, bền vững

Nhiều người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khi cân nhắc các giải pháp điều trị thường nghiêng về các bài thuốc Đông y do ít tác dụng phụ, chi phí không quá cao và có thể điều trị lâu dài. Cao Bình Vị Tâm Minh Đường là một bài thuốc Đông y đặc trị bệnh viêm loét tá tràng cho kết quả khả quan và bền vững nhất hiện nay mà người bệnh có thể tham khảo.

Giá trị dược liệu có trong Cao Bình Vị

Cao Bình Vị có thành phần là 100% thảo dược tự nhiên, được thu hái tại Viện dược liệu (Bộ Y tế) để đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn CO-CQ.

Để bảo toàn tối đa tinh chất thảo mộc, công thức nấu cao truyền thống ở nhiệt độ cao (100 độ C) trong nhiều giờ liên tục được áp dụng. Cụ thể, với mỗi 10kg thảo dược tươi sẽ phải trải qua 48 giờ đun nấu liên tục để chiết dược chất và 9 lần chắt lọc tạp tất để đảm bảo thu được 0,7kg cao đặc nguyên chất. Cao thành phẩm thu được cần đảm bảo độ sánh mịn, giàu dược chất, dốc ngược lọ cao không bị rơi ra ngoài, có mùi thảo mộc đặc trưng và vị đắng ngọt dễ uống.

Dứt điểm viêm loét dạ dày an toàn không tái phát

Bấm vào đây để bác sĩ tư vấn trực tiếp!

Thuốc ở dạng cao rất lành tính với niêm mạc dạ dày vốn đã rất yếu vì đang bị tổn thương. Ngoài ra, thuốc dạng cao cũng khiến dạ dày hấp thụ tốt hơn, không mất công nhào trộn, bỏ bã, tác dụng trực tiếp vào ổ bệnh nên hiệu quả cũng nhanh hơn.

Hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày bằng Cao Bình Vị Tâm Minh Đường

Trong chương trình tư vấn sức khỏe điều trị các bệnh dạ dày, bác sĩ CKI Hoàng Thị Lan Hương (Học viện YHCT Tuệ Tĩnh) đã đưa ra lộ trình điều trị rõ ràng bằng Cao Bình Vị. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm tại video sau:

Với những hiệu quả từ thực tế thu được, Cao Bình Vị đã nhận được những đánh giá rất tích cực từ giới chuyên gia và sự tin tưởng của người bệnh trên khắp cả nước. Năm 2018, Tâm Minh Đường vinh dự nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng do người tiêu dùng bình trọn”.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 KhươngĐình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường BạchĐằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

Nội dung liên quan

  • Loét tiền môn vị dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết
  • Những điều cần biết về bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày
  • Loét hành tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, chế độ ăn và cách điều trị hợp lý
  • Viêm loét nông hang vị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa triệt để
  • Trào ngược dạ dày gây khó thở và biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?
Bài viết liên quan