10 nguyên nhân gây co thắt dạ dày và cách chữa đơn giản tại nhà

Bệnh co thắt dạ dày là tình trạng dạ dày bị đau một cách đột ngột, thường sẽ xuất hiện những cơn co thắt cơ bụng, ruột và dạ dày. Những cơn đau thường xảy ra rất bất ngờ khiến người bệnh bị đau bụng đến mức không thể chịu nổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh co thắt dạ dày

Xác định chính xác nguyên nhân gây nên triệu chứng co thắt dạ dày sẽ giúp người bệnh điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả. Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây ra bệnh co thắt dạ dày.

  1. Đầy hơi: Khi dạ dày bị tích tụ quá nhiều không khí sẽ dần đến tình trạng co thắt dạ dày để cố gắng giải phóng khí ra ngoài.

Một số triệu chứng khác của đầy hơi:

  • Đầy bụng
  • Đau bụng
  • Đau dạ dày
  1. Căng cơ: Khi bạn làm việc quá sức các cơ bụng phải hoạt động quá nhiều có thể khiến chúng bị co thắt.

Một số triệu chứng khác của căng cơ là:

  • Đau vùng bụng hoặc đau phía trong bụng của bạn
  • Càng chuyển động cơn đau càng trở nên tồi tệ hơn.
  1. Mất nước: Mất nước, mất điện giải do ra  mồ hôi quá nhiều, do nôn mửa, tiêu chảy dẫn đễn co thắt cả cơ thể trong đó có co thắt dạ dày.

Một số triệu chứng khác của mất nước bao gồm:

  • Khát
  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Nước tiểu màu vàng đậm
  1. Hội chứng ruột kích thích: Đây là một tình trạng gây ra ảnh hưởng đến ruột già.

Một số triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích là:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Khí ga
  • Đau bụng hoặc chuột rút
  1. Viêm dạ dày và viêm dạ dày ruột: Viêm dạ dày hay viêm ruột do các vi khuẩn Norwalk, Rotavirus, Helicobacter pylori gây ra.

Một số triệu chứng khác của viêm dạ dày và viêm dạ dày ruột bao gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy (chỉ viêm dạ dày ruột mới bị)
  1. Bệnh viêm đường ruột: Những bệnh do viêm đường ruột gây ra đều có thể gây co thắt dạ dày

Một số triệu chứng khác của bệnh viêm ruột là:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau bụng và đau
  • Giảm cân
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Táo bón, mệt mỏi
  1. Viêm đại tràng nhiễm trùng: Viêm đại tràng do một số vi khuẩn như E. coli, Clostridium, Giardia, Salmonella gây ra. Bị viêm đại tràng nhiễm trùng có thể gây đau bụng do bị kích ứng và gây co thắt dạ dày.
  2. Chứng tắc ruột: Tắc ruột do viêm nhiễm, nhiễm trùng, phẫu thuật hay sử dụng ma túy, bệnh nặng, thiếu vận động gây ra. Nấm cục khi bị chứng tắc ruột khiến cho ruột của bạn đầy không khí và chất lỏng dẫn đến tình trạng đau và co thắt.
  3. Táo bón: Khi bị táo bón ruột của bạn sẽ rơi vào trạng thái như bị chuột rút tạo nên sự co thắt mạnh để đáp ứng với các áp lực đang ngày càng gia tăng phía bên trong.
  4. Viêm ruột thiếu máu cục bộ và viêm đại tràng: Trong một số trường hợp viêm đại tràng là do thiếu máu ở ruột non và đại tràng. Căn bệnh này cũng có thể gây ra co thắt dạ dày.

Xem thêm: Cấu tạo và chức năng của dạ dày trong quá trình tiêu hóa

Các phương pháp điều trị co thắt dạ dày ngay tại nhà

Những cách dưới đây sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau do co thắt dạ dày tại nhà, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Sử dụng nhiệt: Nhiệt có tác dụng làm thư giãn cơ bụng của bạn. Điều này sẽ đặc biệt hữu ích nếu bạn đang bị căng cơ quá mức gây ra sự co thắt dạ dày.
  • Thực hiện massage: Nhẹ nhàng xoa bóp cơ bụng để chúng được thư giãn làm giảm các cơn co thắt.
  • Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc làm dịu dạ dày và giảm co thắt.
  • Chất điện giải: Nếu tình trạng co thắt của bạn là do mất nước thì bổ sung chất điện giải là việc làm cần thiết. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi sử dụng bởi có một số chất điện giải sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn.
  • Thuốc giảm đau: Để làm giảm cơn co thắt dạ dày bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc  ibuprofen (Advil, Motrin). Tuy nhiên hết sức thận trọng và cần hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc này.
  • Thuốc kháng acid: Axit dạ dày có thể gây nên tình trạng viêm dạ dày, do đó gây ra co thắt dạ dày. Trong trường hợp này, thuốc kháng acid hay thuốc ức chế bơm proton OTC có thể giúp bạn giảm bớt cơn cơ thắt thông qua việc làm giảm axit dạ dày.
  • Nghỉ ngơi: Nếu cơn co thắt dạ dày của bạn là do căng cơ, hãy bớt tập thể dục và nghỉ ngơi nhiều hơn để các cơ bụng của bạn được thư giãn.

Ngăn ngừa dạ dày co thắt

Nếu các cơn co thắt dạ dày của bạn là do bệnh lý như viêm ruột, IBS gây ra thì bạn cần phải điều trị ngay từ sớm để bệnh nhanh chóng được chữa khỏi. Còn nếu tình trạng co thắt dạ dày của bạn là do do căng cơ, đầy hơi hoặc mất nước gây ra thì các biện pháp dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa chúng xảy ra:

  • Tập thể dục chính xác: Hoạt động cơ bắp của bạn khó có thể rất tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng nếu để chúng quá cứng hoặc vận động không chính xác có thể dẫn đến các chấn thương. Luôn đảm bảo bạn sử dụng đúng hình thức tập luyện và nghỉ ngơi nếu cần.
  • Uống nước mỗi ngày: Mất điện giải do bị mất nước có thể gây ra tình trạng co thắt dạ dày. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn luôn cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Hãy tập thói quen uống 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể của bạn không bị mất nước. Ngoài việc gây ra co thắt dạ dày thì mất nước cũng khiến cơ thể mệt mỏi và gây ra một số bệnh khác.
  • Chế độ ăn đầy đủ và đúng: Hay lựa chọn một chế độ ăn đủ dinh dưỡng và dễ hấp thụ giúp. Hạn chế uống rượu bia, hạn chế thức ăn cay nóng, các thức ăn gây kích thích dạ dày. Những thức ăn đã qua chế biến, thức ăn đóng gói sẵn cũng gây hại đến dạ dày của bạn. Ăn quá nhiều tinh bột, quá nhiều chất béo cũng gây ra ảnh hưởng không tốt. Hãy nhớ ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh và các loại hạt ngũ cốc ít tinh bột để tăng cường sức khỏe dạ dày.

Qua bài viết trên hy vọng đã cung cấp tới bạn đọc nhiều thông tin hay và bổ ích về căn bệnh co thắt dạ dày. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Bài viết liên quan