Đau dạ dày cấp là gi ? Cách chữa đau dạ dày cấp ngay tại nhà

Đau dạ dày cấp là gì.

Đau dạ dày cấp là chứng bệnh rất phổ biến trong cuộc sống, nó gay rât nhiều phiền toái và khó khăn cho bệnh nhân nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ có những biến chứng rất nguy hiểm.

Hầu hết, những người bị viêm dạ dày cấp đều gặp phải những cơn đau dạ dày cấp làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, cơ thể. Để xử lý tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây.

Viêm dạ dày cấp là thủ phạm gây những cơn đau dạ dày cấp

Căn bệnh viêm dạ dày cấp với biểu hiện là những cơn đau dạ dày cấp tính. Nếu không sớm điều trị, bệnh sẽ trở nặng và gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. 

Một số nguyên nhân gây đau dạ dày cấp là do: vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập, do lạm dụng rượu bia, trào ngược axit dịch mật dạ dày, nhiễm trùng,…

Ngoài ra, chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học cũng có thể là yếu tố tác động đến tình trạng viêm dạ dày. Một số trường hợp cơn đau dạ dày cấp xảy ra khi người bệnh bị ngộ độc thức ăn.

Đau như thế nào là triệu chứng của viêm dạ dày cấp?

Đau vùng thượng vị kèm theo nóng rát, cồn cào thường xuất hiện sau khi ăn do niêm mạc dạ dày bị viêm xung huyết. Khi ăn sẽ tác động vào niêm mạc gây những cơn đau dữ dội. Một số trường hợp cơn đau xuất hiện sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng, khi đói mà ăn vào sẽ đau ngay. Người bệnh có thể có cảm giác buồn nôn và nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn.

Khi nôn hết thức ăn, cơn đau sẽ giảm, nhưng một lúc sau cơn đau lại xuất hiện trở lại. Điều này khiến người bệnh hốc hác, nhợt nhạt, mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.

Ngoài ra, một số biểu hiện khác như: ợ hơi, ợ chua, đi lỏng, đầy bụng, trướng bụng, sôi bụng và chán ăn.

Đau dạ dày cấp nên ăn gì :

Trong việc chữa và điều trị bệnh đau dạ dày thì chế độ ăn và thực phẩm ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc chữa và điều trị đau dạ dày, chế độ ăn có thể quyết định tới 90% tới việc chữa và điều trị dạ dày. Sau đây là một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong quá trình điều trị dạ dày.

  • Một số thực phẩm nên ăn : Về thực phẩm nên ăn trong quá trình đang bị bệnh dạ dày thì chúng ta nên ăn các thực phẩm mềm, giàu đạm và kẽm hay những đồ ăn có chữa nhiều các loại vitamin như A, B, D, K, U vì những loại vitamin này có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bênh cạnh đó những loại vitamin này cũng có tác dụng trung hòa axit dạ dày để bảo vệ dạ dày tránh khỏi những vết bị viêm loét. Ngoài ra chúng ta nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc và khoai tây, khoai lang…
  • Thực phẩm không nên ăn : Người bị đau dạ dày cấp thì nên tránh ăn các loại đồ ăn cay, nóng có chứa nhiều ớt, tiêu, tỏi. Nên tránh ăn các loại thực phẩm có tăng dịch axit trong dạ dày như dưa chua, hành muối và các loại đồ uống chưa nhiều ga và các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Phương pháp phòng ngừa đau dạ dày cấp.

Khi bị bệnh đau dạ dày cấp thì cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bị bệnh, và việc phòng ngừa bệnh cũng là việc được rất nhiều người chú ý và quan tâm. Sau đây là một số tác nhân phổ biến dẫn tới tình trạng bị đau dạ dày cấp :

  • Có một chế độ ăn phù hợp : Việc có một chế độ ăn phù hợp là một việc rất quan trọng trong việc phòng ngừa, khi ăn thì chúng ta ăn chậm, nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt để cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn, hạn chế ăn chưa, cay nóng và những chất kích như rượu bia.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ : Khi bị bệnh dạ dày mà chúng ta thức quá khuya để làm việc thì thì sẽ dẫn tới tình trạng dịch axit tiết ra nhiều hơn khiến cho tình trạng bệnh càng ngày sẽ càng trầm trọng hơn.
  • Giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi : Có rất nhiều người bị bệnh đau dạ dày là do gặp phải các vấn đề về căng thẳng, stress, nên chúng ta hãy tránh những căng thẳng, muộn phiền không cần thiết
  • Hạn chế việc sử dụng thuốc quá nhiều : Việc lạm dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, kháng viêm hay thuốc giảm đau quá liều cũng là là một nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày cấp. Nên khi sử dụng thuốc mọi người hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Đau dạ dày cấp nên làm gì?

Nếu những cơn đau dạ dày do viêm dạ dày cấp gây ra, khiến cho bạn mệt mỏi, khó chịu nhưng việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị. Bạn có thể tham khảo một số mẹo hay chữa bệnh sau đây:

  • Gừng: Có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên, gừng sẽ thúc đẩy sự lưu thông của máy, hỗ trợ hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Uống một tách trà gừng ấm hoặc ngậm một lát gừng cũng giúp bạn giảm cơn đau dạ dày cấp tính đáng kể.
  • Chườm nóng: Đây là cách thư giãn vùng dạ dày hiệu quả nhất. Bạn có thể đổ nước nóng vào túi chườm chuyên dụng và dùng để đắp lên vùng bụng ở trên rốn để giúp giảm triệu chứng đau đớn.
  • Xoa bụng với tinh dầu: Các loại tinh dầu bạc hà, dầu dừa, húng quế hay là dầu gió cũng có thể dùng xức vào bụng để xoa bóp vòng quanh rốn cũng cải thiện đau bụng hiệu quả.
  • Bạc hà: Trong bạc hà có một tinh chất chống co thắt và cải thiện tiêu hóa rất tốt. Do đó, người bệnh nên dùng một cốc trà bạc hà nóng hoặc nhai 1 vài lá bạc hà để giảm nhanh cơn đau dạ dày cấp tính hữu hiệu.

Các bạn có thể tham khảo thêm cách điều trị hiệu quả nhất tại Chữa đau dạ dày

Ngoài ra cơn đau dạ dày cấp tính do các nguyên nhân khác như ngộ độc thức ăn, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có các xử lý phù hợp nhất. Đối với tình trạng ngộ độc người bệnh nên nôn ra hết các chất độc hoặc dùng cách kích thích nôn. Sau đó là bù nước vào cơ thể bằng cách truyền nước, muối khoáng.

Mặc dù các phương pháp trên có tác dụng giúp giảm cơn đau dạ dày cấp hiệu quả, nhưng lại không thể điều trị tận gốc nguyên do của bệnh. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các phác đồ điều trị hiệu nay. Cụ thể là phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp, các loại thuốc kháng axit, ức chế bơm proton,… giúp chữa bệnh viêm dạ dày hiệu quả.

Xem thêm: Đau dạ dày có bị đi ngoài không? Các cách chữa đau dạ dày đi ngoài

Trên đây là những thông tin về cách xử lý cơn đau dạ dày do viêm dạ dày cấp, bạn có thể sử dụng các phương pháp này để cải thiện tình trạng của mình. Đối với các trường hợp bệnh nặng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cảm ơn bạn đã theo dõi, chúc bạn nhiều sức khỏe. 

Bài viết liên quan