Gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe và việc giảm cân?

Gạo lứt trong thời gian gần đây đã nổi lên như một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu rõ về loại thực phẩm này cũng như công dụng của nó. Vậy thực chất gạo lứt có tác dụng gì? Mời các bạn cùng tham khảo thông tin bài viết dưới  đây nhé.

Gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Gạo lứt là loại gạo có màng bọc ở bên ngoài sau khi đã bỏ đi lớp vỏ. Thành phần gạo lứt rất giàu các chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, vitamin B, chất béo, chất xơ cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, natri, kali…. Do đó, gạo lứt có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Chống gốc tự do

Lớp cùi màu nâu của gạo lứt có khoảng 120 chất kháng oxy hóa tiêu biểu như proanthocyanidinoligomeric,CoQ10, gamma-oryzanol, acid alpha-lipoic, tocotrienol và tocopherol, SOD, IP6, selen, glutathione, carotenoid, lycopene và lutein,… Do đó gạo lứt có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chống gốc tự do, bảo vệ sự tấn công của các loại gốc này, nhờ đó bạn có thể tránh được sự lão hóa, giảm nguy cơ ung thư và các tác hại khác.

  • Gạo lứt có tác dụng gì với bệnh tiểu đường?

Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng gạo lứt cụ thể là lớp chì nâu của gạo lứt có tác dụng giúp kiểm soát và cân bằng hàm lượng glucose trong máu của người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hemoglobin sẽ được glycosyl-hóa, khắc phục sự tổng hợp insulin ở người bệnh tiểu đường type I và II.

  • Phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol

Thành phần có trong gạo lứt có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại sự ngưng kết các tiểu huyết cầu, đồng thời phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu tối đa các chất gây mỡ trong máu cholera và triglycerides.

Cụ thể, gạo lứt giúp tăng cường HDL-cholesterol (tốt) và LDL-cholesterol (xấu), quản lý việc tiếp nhận cholesterol và chất béo của cơ thể. Song song đó, gạo lứt còn kích thích bài tiết cholesterol, chất béo và axit mạnh, đồng thời đẩy mạnh việc hạ mức áp suất trong máu và triglyceride, giúp phòng tránh ngưng kết tiểu huyết cầu.

Ngoài ra, trong gạo lứt còn chứa chất Coenzyme Q10 cũng có tác động tốt tới cholesterol, áp suất máu đồng thời cải thiện hoạt động của cơ tim, giữ nhịp tim ở mức ổn định. Nhờ đó hạn chế nguy cơ tai biến hoặc đột quỵ.

  • Nâng cao chức năng của hệ miễn dịch

Chất sterol và sterolin trong gạo lứt có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hệ miễn dịch trong cơ thể. Chúng giúp giảm lượng vi khuẩn có hai, tiêu diệt virus, hạn chế nguy cơ mắc ung thư và làm chậm quá trình lão hóa. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 2 thành phần này của gạo lứt còn có thể giúp người bị nhiễm HIV kiểm soát bệnh tốt, không biến chứng thành AIDS.

  • Phòng tránh ung thư

Hàm lượng chất tocotrienol cùng polyphenol trong gạo lứt rất cao, chúng giúp hạn chế enzyme vi thể pha 1 phát triển. Bên cạnh đó,  tiểu phần lipoprotein của gạo lứt cũng giúp hạn chế tối đa sự sản sinh của các tế bào bất lợi gây ảnh hưởng không tốt tới cơ thể.

Ngoài ra, thành phần IP6 trong gạo lứt cũng là một trong các chất có tác dụng chống ung thư rất mạnh, chúng có tác dụng cản trở sự hình thành và phát triển tế bào khối u trong ung thư gan và ung thư đường ruột.

  • Thanh lọc gan

Hợp chất có trong gạo lứt được chỉ ra rằng có tác dụng giải độc do acid alpha Lipoic gây nên, rất tốt cho quá trình thanh lọc gan cũng như hỗ trợ điều trị xơ gan rất hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất này còn được sử dụng để điều trị tình trạng ngộ độc do nấm, ngộ độc kim loại,…

  • Gạo lứt giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Ăn gạo lứt đều đặn và đúng cách giúp cung cấp lượng chất xơ đầy đủ cho cơ thể, từ đó giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa cho mọi lứa tuổi.

Ăn gạo lứt với thịt có tác dụng giảm cân không?

Hàm lượng chất xơ cũng như các chất dinh dưỡng khác có trong gạo lứt như mangan, vitamin B, sắt và selen rất cao, nên nhiều chị em đã sử dụng gạo lứt để giảm cân. Tuy nhiên ăn thịt với gạo lứt không có tác dụng giảm cân, chị em cần kết hợp theo chế độ như sau:

  • Bữa sáng

– Ăn 1 chén gạo lứt, muối vừng cùng rau quả luộc.

– Uống 1 ly sữa ngũ cốc (250ml): Bột gạo lứt, bột hạt sen và vừng đen đem giã nhuyễn và rộng cùng sữa tươi có đường hoặc không đường tùy sở thích của bạn.

  • Bữa trưa

– Ăn từ 1 – 2 bát cơm gạo lứt + muối vừng, cùng rau củ xào, nấu hoặc luộc. Tuy nhiên, chị em lưu ý cần nấu nhạt để quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả.

  • Bữa tối

–  Chỉ nên ăn 1 chén gạo lứt muối cùng cùng với canh bí đỏ hoặc canh cà rốt.

Lưu ý: Trong thời gian ăn gạo lứt để giảm cân, bạn cần kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.

Bên cạnh đó, dù gạo lứt muối vừng có tác dụng giảm cân hiệu quả được xem là rất an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên tùy thuộc vào nhu cầu, thể trạng cũng như sức khỏe của mỗi người mà sẽ có những thực đơn khác nhau. Đặc biệt với người bị mắc chứng bệnh về thận hoặc tim mạch vẫn muốn giảm cân, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi kết hợp sử dụng phương pháp giảm cân từ gạo lứt và muối vừng.

Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt

Khi đã biết được gạo lứt có tác dụng gì trong việc chữa bệnh hay giảm cân, thì trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên ăn gạo lứt liên tục trong thời gian quá dài.
  • Không ngâm gạo quá lâu hoặc vo gạo quá kỹ.
  • Xác định rõ ràng mục đích khi sử dụng gạo lứt
  • Nên chọn mua gạo lứt ở cơ sở uy tín để đảm bảo gạo không chứa hóa chất độc hại.
  • Tùy vào tình trạng sức khỏe mà lựa chọn chế độ ăn gạo lứt phù hợp.

Chắc chắn thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đã giúp bạn đọc có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi gạo lứt có tác dụng gì? Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những kiến thức bổ ích về gạo lứt từ đó lựa chọn cách sử dụng chúng hợp lý, mang tới lợi ích tốt cho sức khỏe.

Nội dung liên quan

  • Ăn bơ có tác dụng gì? Cách ăn bơ tốt nhất mà bạn cần biết
  • Ăn chuối có tác dụng gì với sức khỏe, làn da và nam giới?
  • Hạt gấc có tác dụng gì? Bật mí công dụng cực hay từ hạt gấc
  • Vitamin D3 có tác dụng gì? Cách uống vitamin D3 đúng cách
  • Uống nước dừa có tác dụng gì với sức khỏe, làn da và phụ nữ có thai
  • Ăn ổi có tác dụng gì và ăn như thế nào đảm bảo an toàn, hiệu quả?
Bài viết liên quan