Sa dạ dày là bệnh gì? Bài thuốc chữa sa dạ dày tại nhà

Sa dạ dày được biết đến như một căn bệnh mạn tính, nó xảy ra khi vị trí của dạ dày bị sa xuống, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, làm đau vùng thượng vị. Ở một vài trường hợp, sá dạ dày còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như người bệnh chủ quan hoặc không được điều trị kịp thời.

Bệnh sa dạ dày là gì?

Sa dạ dày là tình trạng bị lệch khỏi vị trí của vị trí của các nội tạng nói chung và của dạ dày nói riêng, đây là tình trạng khá hiếm gặp. Ở người bị sa dạ dày, đỉnh dạ dày của họ vẫn ở vị trí bình thường nhưng mà đáy thì lại nằm thấp hơn so với dạ dày của người thường.

Hệ tiêu hóa bình thường

Triệu chứng của bệnh sa dạ dày

Sa dạ dày có nhiều triệu chứng rất dễ nhận biết như các bệnh dạ dày thông thường. Nhưng vẫn có những triệu chứng đặc trưng, bao gồm:

  • Dạ dày có biểu hiện khó chịu sau khi ăn, kèm theo triệu chứng đầy bụng, cảm giác như dạ dày căng ra hoặc bị ép vào, rất không thoải mái.
  • Bụng có tiếng óc ách như bọc nước, hết khi nằm ngửa.
  • Thường xuyên ợ hơi và có mùi hôi
  • Lười ăn hơn, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nặng nề.
  • Sắc mặt không được hồng hào, miệng đắng và thường bị khô, cơ thể mệt mỏi, chị lạnh kém và tinh thần giảm sút, không được phấn khởi như bình thường.
  • Đi ngoài thất thường, đôi khi táo bón, nhưng cũng có lúc tiêu chảy.
  • Thường xuyên đau đầu và mất ngủ.

Nguyên nhân gây sa dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sa dạ dày có thể do một vài yếu tố sau gây ra:

  • Cơ thể suy yếu, suy nhược: Người bệnh thường xuyên đau ốm, cơ thể mệt mỏi, khí huyết bị tổn thương, lâu hồi phục. Nguyên nhân là bởi, khi cơ thể suy yếu, những gân cơ ở bụng cũng lỏng lẻo hơn, bị thiếu mỡ ở vách bụng, áp suất bụng bị giảm nên mới dẫn đến bệnh.
  • Chế độ ăn thất thường: Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sa dạ dày. Lý do là, sau khi ăn no, người bệnh thượng vận động mạnh hoặc do việc luyện tập tháo quá, khiến dạ dày bị xuống dưới. Khi vận động hoặc luyện tập quá sức sẽ khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết bị đẩy thẳng xuống, khiến cho dạ dày bị căng ra, lâu dẫn dẫn tới tình trạng dạ dày bị giãn, từ đó bị sa dạ dày là điều dễ hiểu.
  • Có tiền sử đau dạ dày: Việc người bệnh bị đau dạ dày thường xuyên và không có biện pháp chữa trị đúng đắn. Điều này khiến cho chức năng và trương lực của dạ dày dần yêu đi theo thời gian, gây ra bệnh sa dạ dày mạn tính.
  • Tinh thần bất ổn: Những người thường xuyên suy nghĩ, hay bị stress, thần kinh căng thẳng, ăn uống không điều độ, lâu dần sẽ làm cho tỳ vị bị suy yếu, dẫn tới bệnh tật.
  • Giảm cân quá nhanh: Ở một số người thừa cân, khi họ thực hiện giảm cân cấp tốc, hoặc những phụ sự sau sinh thường xuất hiện tình trạng bụng dài và hẹp hơn bình thường, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh sa dạ dày ở nữ giới.
  • Do một số bệnh lý: Những người từng mắc những bệnh lý như tiểu đường thì khả năng mắc biến chứng sa dạ dày là rất cao. Bệnh sa dạ dày cũng có thể bị gây ra bởi các siêu vi trùng, khi ấy sẽ có kèm theo một số triệu chứng như đau mỏi cơ, có cảm giác buồn nôn, đi ngoài ra nước, bị sốt… Không những thế, những người có thói quen dùng thuốc ức chế canxi để chữa bệnh cao huyết áp, sử dụng thuốc co thắt cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những bệnh như lupus ban đỏ, các bệnh về nội tiết chuyển hóa, viêm dạ dày, viêm đường mật, viêm tụy, đau nửa đầu, viêm đa cơ, khối u… cũng có khả năng gây ra chứng sa dạ dày.

Sa dạ dàu khiến người bệnh có cảm giác khó chịu

Xem thêm: 8 Cách giảm đau dạ dày tại nhà không thể bỏ qua

Sa dạ dày có nguy hiểm không.

Sa dạ dày là một bệnh mãn tính, khó chữa khỏi những bệnh này không mấy người bị ảnh hưởng tới tính mạng, tuy nhiên bệnh này có thể kéo dài xuất đời và có xu hướng sẽ nặng dần theo thời gian nếu chúng ta không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Chính vì việc có thể kéo dài xuất đời cho nên nó ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và mang lại nhiều phiền toái và khó khăn cho cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy khi gặp phải chứng bệnh này hãy tìm cách chữa trị kịp thời để bệnh không bị nặng thêm theo thời gian và để tránh một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sau đây là một số biến chứng hay gặp của bệnh sa dạ dày :

  • Làm cho cơ thể bị suy nhược : Khi người bệnh bị mắc bệnh sa dạ dày lâu ngày thì sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém dần đi dẫn tới việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể cũng ngày một kém đi chính vì vậy sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược dần đi.
  • Rối loạn tiêu hóa : Khi dạ dày sa xuống vị trí thông thường thì bộ phần này sẽ có xu hướng giảm khả năng co bóp của nó đi, khi đó dạ dày sẽ phải làm việc mất nhiều thời gian hơn mới có thể tiêu hóa hết lượng thức ăn đã ăn khi đó sẽ gây nên các hiện tượng như đầy hơi, khó tiêu… khiến người bệnh rất mệt mỏi và khó chịu.
  • Một số biến chứng khác : Khi để bệnh sa dạ dày xảy ra trong một khoảng thời gian dài mà chúng ta không có những biện pháp chữa trị kịp thời thì nó sẽ gây ra một số biến chững rất nguy hiểm cho dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng hoặc tình trạng xấu hơn có thể gây nên tình trạng ung thư dạ dày.

Bài thuốc chữa sa dạ dày tốt nhất

1. Dùng tính thực để sắc thuốc

  • Chuẩn bị: 30gram Tính thực.
  • Cách dùng: Cho tính thực vào ấm sắc với lửa nhỏ, thêm 2 bát nước đem sắc kĩ còn khoảng 60ml là được. Chia phần nước thuốc này uống 3 lần trong ngày trước mỗi bữa ăn. Bài thuốc này rất có lợi cho vòng tuần hoàn co thắt của ruột, giúp rút ngắn thời gian làm sạch ruột và làm dịu đi những triệu chứng xuất hiện ở đường tiêu hoá.

2. Bài thuốc  sử dụng Thương truật

  • Chuẩn bị: 25gram Thương truật.
  • Cách dùng: Đem thương truật nấu thành trà hoặc dùng hãm trong nước nóng 20 phút sử dụng uống thay trà hàng ngày, đay là biện pháp đơn giản mà hiệu quả lại cao.

3. Bài thuốc Thăng vị hoàn chữa sa dạ dày

  • Chuẩn bị: Cam thảo sao vàng 18gram, nhân sâm 30gram; ích bì sao, vừng tươi: mỗi thứ 60g; kê nội kim 40gram; hoàng cầm 100gram; phòng phong 20g. Gia giảm: Nếu bị ức gan thì cho thêm sài hồ, bạch thược; nếu đau dạ dày nặng thì cho thêm cửu hương; người kém ăn thì cho thêm bạch truật giang, phiến đậu.
  • Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc này tán thành bột mịn, vê thành viên, mỗi viên có khối lượng khoảng 3g. Mỗi lần dùng khoảng 3 viên và uống mỗi ngày 2 lần. Nên dùng kèm nước ấm.

Những món sa dạ dày nên ăn để mau hồi phục

Những món này có thể được coi là thuốc trong Đông y, bởi chúng có tác dụng điều trị và bồi bổ cơ thể rất tốt cho những bệnh nhân sa dạ dày. Các món nên ăn bao gồm:

  • Canh củ sen, cam thảo

Chuẩn bị khoảng 200g củ sen, cam thảo khoảng 3g, táo tàu 2 quả, vị thuốc bạch thược 10g. Sau đó đem táo, củ sen rửa sạch, cắt nhỏ và ép thành nước, bạch thược cùng với cam thảo cho vào nồi đất với ⅓ lít nước, nấu lấy nước. Trộn 2 loại nước với nhau khuấy đều, rồi nấu thêm 5 phút để dùng, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Củ sen trong Đông y được coi là vị thuốc giúp bồi bổ cơ thể rất tốt

  • Canh cà rốt, rau cần

Chuẩn bị cà rốt 400g, rau cần 200g, lá su hào khoảng 200g, táo 300g, mật ong khoảng 30ml. Đem các nguyên liệu đi rửa sạch, để ráo nước, xắt nhỏ, bỏ vào máy và ép lấy nước. Nếu nước em quá đậm đặc thì có thể cho thêm một nước vào, nếu lượng chất xơ trong nước quá nhiều thì có thể vớt bỏ bớt đi, sau đó bỏ mật ong vào rồi trộn đều là có thể dùng được. Chia làm hai lần dùng trong ngày, không để sang ngày hôm sau.

Điều trị bệnh sa dạ dày bằng các bài tập

Tư thế 1: Quỳ gập gối, gót chân chạm sát mông, ưỡn người và chống hai chân lên sao cho nửa thân người nâng lên (làm 6 – 8 lần), mỗi lần duy trì tư thế từ 2 – 3 phút. Vẫn giữ tư thế nằm ngửa, hai chân lại duỗi thẳng ra, hai tay để phía sau gáy dùng sức của cơ bụng để có thể ngồi dậy, sau đó nằm xuống, thực hiện từ 6 – 8 lần là được.

Tư thế 2: Nằm ngửa duỗi thẳng 2 chân 2 tay, dùng sức của cơ bụng từ từ nâng 2 chân lên cao, sao cho chân tạo với nửa thân trên thành một góc vuông 90 độ, duy trì tư thế một lúc khoảng 3 phút, sau đó từ từ hạ chân xuống, lặp lại như vậy từ 6-8 lần.

Với những thông tin chia sẻ về bệnh sa dạ dày ở trên, hy vọng phần nào giúp ích được cho các bạn trong quá trình điều trị và hồi phục. Mọi ý kiến đóng góp và câu hỏi vui lòng để lại dưới phần bình luận. Xin chào và hẹn gặp lại

Bài viết liên quan