Viêm họng do trào ngược dạ dày điều trị không dùng thuốc

Viêm họng do trào ngược dạ dày là tình trạng rất thường gặp do cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cùng tìm hiểu triệu chứng nhận biết bệnh, cách điều trị không dùng thuốc an toàn và hiệu quả trong bài viết sau.

Viêm họng do trào ngược dạ dày

Viêm họng do trào ngược dạ dày là bởi cơ thắt thực quản dưới có vai trò đóng mở để thức ăn đi vào thực quản theo một chiều. Van mở ra để thức ăn có thể đi xuống dạ dày và tiêu hóa ở đó. Van đóng lại để ngăn tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên.

Khi cơ thắt thực quản dưới bị rối loạn, suy yếu hoặc bị giãn, acid dịch vị cùng thức ăn chưa được tiêu hóa hết ở dạ dày vượt qua lỗ tâm vị. Các chất dịch vị này trào ngược thanh quản, vùng cổ họng, đường thở khiến niêm mạc hầu họng bị tổn thương, tạo điều kiện gây bệnh cho các loại vi khuẩn, virus gây viêm họng.

Tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như viêm loét dạ dày, chảy máu thực quản, viêm tai giữa… nguy hiểm hơn là viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim…

Triệu chứng viêm họng do trào ngược dạ dày

Phát hiện sớm trào ngược dạ dày giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn và tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Bệnh nhân viêm họng do trào ngược dạ dày có chứa một số triệu chứng của viêm họng thường như khô, ngứa, vướng ở cổ họng, mắt đau.

Ngoài ra, triệu chứng đặc trưng của viêm họng do trào ngược dạ dày là:

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Nếu một người bị ợ hơi lúc đói, người đó cần nghĩ ngay đến bệnh trào ngược dạ dày. Ợ chua và ợ nóng thường xảy ra cùng lúc, thường vào buổi sáng khi đánh răng, ợ kèm vị chua.
  • Ăn không tiêu, hay nấc cục.
  • Tăng tiết nước bọt, miệng đắng, hôi miệng: Tăng tiết nước bọt là phản xạ để trung hòa acid dịch vị. Miệng đắng do acid trào ngược có thể kèm theo dịch mật.
  • Khàn tiếng, khó phát âm: Acid dạ dày gây sưng tấy dây thanh quản nên người bệnh sẽ bị khàn tiếng, khó phát âm và ho.
  • Khó nuốt, dễ nghẹn: Trào ngược dạ dày gây sưng, phù nề khiến bệnh nhân có cảm giác khó nuốt và dễ nghẹn.
  • Ngực có cảm giác nóng, đau rát sau xương ức: Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch. Để tránh sử dụng sai thuốc do thói quen, bạn nên khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng và điều trị.
  • Cổ họng nhiều đờm dãi, người bệnh phải thường xuyên hắng giọng hoặc ho khạc để thấy dễ chịu hơn. Bệnh nhân thường ho khi ngủ hoặc kéo dài gây ho mãn tính.
  • Đau họng: Trào ngược acid dạ dày gây viêm, sưng tấy thanh quản, khàn tiếng, đau họng.
  • Buồn nôn và/hoặc nôn: Dấu hiệu này thường xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm ngay sau lúc ăn, khi đi tàu xe…

Viêm họng do trào ngược dạ dày có gì khác biệt?

Bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày sẽ kèm theo các triệu chứng đặc trưng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Ở viêm họng thông thường, bệnh nhân có các triệu chứng khác liên quan đến hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nhức đầu, có sốt nhẹ…

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn và/hoặc nôn thì đó là viêm họng do trào ngược dạ dày. Ở bệnh nhân viêm họng thông thường thì hiếm gặp hiện tượng này.

Ngoài ra, người viêm họng do trào ngược sẽ thấy nóng rát sau xương ức, đau tức vùng thượng vị. Đây cũng là dấu hiệu người viêm họng thường không có.

Tìm hiểu thêm: Ho do trào ngược dạ dày có điều trị được không?

Điều trị viêm họng do trào ngược dạ dày không dùng thuốc

Người bệnh có thể áp dụng những cách điều trị sau để đẩy lùi căn bệnh khó chịu này:

Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên mặc quần áo quá chật để tránh cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Người bị thừa cân, béo phì có thể có nguy cơ viêm thực quản do áp lực lên dạ dày tăng gây tình trạng trào ngược.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Trước khi đi ngủ khoảng 2 – 3h, người bệnh nên hạn chế ăn uống.
  • Kê cao đầu khi ngủ khoảng 15 – 20cm để tránh trào ngược.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc một số loại nước súc miệng khác.
  • Thư giãn, tạo tâm lý thoải mái, tránh gây stress.
  • Tập thể dục thường xuyên, đúng cách.

Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp

  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày như đồ ăn cay, nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đường… Ngoài ra, bạn nên tránh một số loại trái cây có vị chua, thức uống làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn như bưởi, cam, đồ uống có ga…

Người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm giàu chất xơ, lợi cho đường ruột, có khả năng trung hòa acid dịch vị như dưa hấu, các loại đậu, nghệ, yến mạch, bánh mì, sữa chua…

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cafe, thuốc lá…
  • Điều chỉnh khẩu phần ăn: Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày.
  • Uống nhiều nước, nên uống nước ấm, hạn chế uống nước đá, nước lạnh.

Đặc biệt, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhằm phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích đối với bạn và về bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình ngay từ hôm nay bạn nhé!

Bài viết liên quan