Bà bầu bị trào ngược dạ dày cần lưu ý điều gì?

Đa số phụ nữ khi mang thai rất dễ bị trào ngược dạ dày gây cảm giác khó chịu trong suốt những tháng đầu thai kỳ. Chính vì vậy, bà bầu bị trào ngược dạ dày cần được chăm sóc cẩn thận và có cách chữa trị phù hợp giúp thai kỳ diễn ra thoải mái nhất.

Tại sao bà bầu bị trào ngược dạ dày?

Khi bắt đầu mang thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, nhạy cảm. Các nội tiết tố progesterone được sản sinh nhiều khiến tử cung giãn nở để thai nhi phát triển nhưng đồng thời sự gia tăng quá mức hormone này cũng khiến van dạ dày bị giãn rộng hơn làm axit trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản hơn.

Khi mang thai, lượng hormone relaxin ở mẹ bầu cũng tăng lên, khiến cho quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn bị ứ trệ, lượng acid sản sinh nhiều hơn gây trào ngược. Tình trạng này gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu. Đa số bà bầu bị trào ngược khi mang thai lần đầu thì có thể tiếp tục tái phát trong lần mang thai tiếp theo. Nhưng các triệu chứng sẽ tự biến mất sau khi sinh em bé.

Dấu hiệu thường gặp khi bị trào ngược lúc mang thai

Các mẹ có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu của chứng trào ngược trong thời gian mang thai như sau:

  • Ợ hơi
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn, nôn
  • Ho khan, khàn giọng
  • Khó nuốt, kém ăn
  • Nóng rát vùng ngực và xương ức

Tình trạng trào ngược dạ dày khi chuyển biến nặng lên có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc thực quản. Nhiều trường hợp dẫn đến viêm phổi, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm họng, viêm loét dạ dày…

Ngoài ra, những triệu chứng trên còn khiến mẹ bầu chịu nhiều ảnh hưởng về sức khỏe và tác động đến cả sự phát triển của thai nhi khiến bé không được hấp thụ đủ dưỡng chất từ mẹ. Chính vì vậy, các dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai trên đây nên được khắc phục kịp thời.

Cách đối phó với căn bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai

Tùy thuộc vào tình trạng của bà bầu bị trào ngược dạ dày khác nhau mà chúng ta có những phương pháp điều trị phù hợp với cơ địa của từng người. Thông thường có các giải pháp sau đây để chữa trị căn bệnh này.

Thuốc tây y

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tân dược khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Một số trường hợp các bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn cho mẹ bầu một số loại thuốc như:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • Thuốc kháng axit
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc ức chế bơm proton

Tuy nhiên chỉ nên sử dụng các loại thuốc an toàn với phụ nữ mang thai để đảm bảo không ảnh hưởng đến em bé.

Xem thêm: Thuốc Pariet 20mg công dụng điều trị bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa

Các mẹo đơn giản cho bà bầu bị trào ngược dạ dày

  • Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa như bình thường đến no bụng, bà bầu nên chia nhỏ thành khoảng 7 – 8 bữa trong ngày để tránh tạo nhiều axit dẫn đến dư thừa trong dạ dày.
  • Chăm tập thể dục nhẹ nhàng: Khi mẹ bầu chịu khó tập luyện vận động thì hệ tiêu hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Một số bài tập đơn giản như đi bộ cũng rất thích hợp để giảm thiểu nguy cơ sản sinh axit trong dạ dày. Duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày khiến cho bạn và em bé đều khỏe mạnh.
  • Tránh ăn các chất cay nóng và caffeine: Những thức ăn có nhiều gia vị cay nóng, hương liệu hay các loại trà, cafe, socola, món ăn chiên xào, nhiều chất béo… sẽ khiến cho tình trạng trào ngược thêm trầm trọng.
  • Nhai kỹ ăn chậm: Mẹ bầu nên ăn từ từ và chậm rãi để  thức ăn được trung hòa với enzyme trong nước bọt giúp dễ tiêu hóa hơn. Ăn vội vàng còn khiến cho không khí chiếm diện tích lớn hơn trong dạ dày gây gia tăng hiện tượng trào ngược.
  • Không nên vừa ăn vừa uống: Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng việc trộn cơm với canh sẽ giúp dễ ăn, dễ tiêu hơn. Nhưng thực tế không phải vậy, điều này còn khiến cho dạ dày thêm quá tại và kích thích sản sinh thêm axit dạ dày.
  • Ăn một chút đồ lạnh: Cảm giác khó chịu nóng rát khi trào ngược sẽ được lấn át bởi những chiếc kem hoặc nước lạnh. Các đồ ăn lạnh có thể tạo cảm giác mát mẻ hơn một chút cho mẹ bầu. Nhưng chỉ nên ăn một chút thôi, vì đây không phải thức ăn lành mạnh dành cho em bé.
  • Thi thoảng ngồi dậy vận động: Nằm là tư thế lý tượng để các axit dễ dàng bị trào ngược lên thực quản. Khi vừa ăn xong bạn nên ngồi nghỉ khoảng 15 phút sau đó đứng dậy đi lại nhẹ nhàng. Tuyệt đối không ăn khi đang nằm.
  • Sử dụng gối cao đầu: Khi ngủ hoặc nằm, mẹ bầu nên chuẩn bị một chiếc gối cao kê lưng để cải thiện tình trạng trào người và kiểm soát căn bệnh này.
  • Mặc quần áo thoải mái: Mẹ bầu cơ thể phát triển theo em bé nên cần những bộ quần áo rộng rãi thoáng mát. Mặc trang phục ôm sát có thể gây áp lực lên bụng là gia tăng khả năng trào ngược.
  • Chú ý cân nặng: Việc tăng cân ở bà bầu là đương nhiên, tuy nhiên nên kiểm soát thật tốt để không bị thừa cân trong thai kỳ. Cân nặng của mẹ bầu tăng quá nhiều sẽ khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Những căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân chủ yếu gây trào ngược ở người bình thường. Bà bầu bị trào ngược dạ dày cũng vậy nên duy trì tinh thần thoải mái nhất.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần dừng ngay việc hút thuốc hay uống rượu bia (nếu có) vì việc này sẽ tác động trực tiếp đến tình trạng của dạ dày.

Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng rẻ tiền nhưng hiệu quả

Lời khuyên của bác sĩ

  • Trong quá trình chữa trị trào ngược nếu thấy các triệu chứng xuất hiện dày đặc hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chị em cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
  • Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng, thực phẩm giàu vitamin vào bữa ăn hàng ngày. Đồng thời hạn chế những thức ăn gây tác động xấu đến dạ dày.
  • Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng bà bầu bị trào ngược dạ dày. Hy vọng các mẹ bầu đã có thêm kiến thức đối phó với tình trạng này. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nội dung liên quan

  • Trào ngược dạ dày nên ăn trái cây gì để hỗ trợ điều trị
  • Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng rẻ tiền nhưng hiệu quả
  • Trào ngược dạ dày gây khó thở và biến chứng nguy hiểm khó lường
  • Viêm thực quản trào ngược độ a là gì? Dấu hiệu và thuốc chữa
  • Hở van dạ dày: Nguyên nhân và cách chữa trị hữu hiệu
  • Viêm họng do trào ngược dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Bài viết liên quan