Đau dạ dày nên ăn gì? Không nên ăn gì? tốt cho quá trình điều trị

Bữa sáng là lúc cơ thể cần nạp đủ năng lượng cho ngày dài làm việc, đặc biệt vào thời điểm này, dạ dày chứa nhiều acid dịch vị thừa, nếu không được dung nạp thực phẩm sẽ dẫn tới co bóp mạnh và gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu người bị đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng trong bài viết dưới đây nhé.

Đau dạ dày nên ăn gì?

Ăn cháo

Cháo là món ăn dễ tiêu và rất tốt cho dạ dày, cháo là lựa chọn đầu tiên. Cháo thịt hoặc cháo trắng là món ăn đã được hầm nhừ, giúp dạ dày không phải hoạt động mạnh để co bóp, tiêu hóa thức ăn từ đó giúp giảm cơn đau.

Bên cạnh đó, cháo từ gạo còn giúp tạo lớp màng tráng dạ dày, từ đó ngăn ngừa acid dịch vị gây tổn thương vết loét giúp phục hồi tổn thương do viêm loét dạ dày.

Các món súp

Súp cũng là một món ăn bổ dưỡng vào buổi sáng, giúp điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Súp mang lại giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và dễ tiêu các chất trong cơ thể, từ đó hạn chế những tổn thương do bệnh gây nên.

Bánh mì và trứng

Bánh mì làm từ bột mì, nên việc ăn bánh mì vào buổi sáng có tác dụng giảm lượng acid dịch vị dư thừa bên trong dạ dày, loại thực phẩm này như bông gòn hút nước giúp giảm đau dày rất hiệu quả. Ngoài ra, người bị đau dạ dày có thể ăn thêm trứng để hấp thu dưỡng chất cho cơ thể, tạo năng lượng để làm việc cả ngày.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người đau dạ dày: Những món nên và không nên ăn

Sữa tươi và món ăn nhẹ

Sữa là thực phẩm cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào, sữa giàu canxi cùng các vi chất có lợi cho cơ thể. Sau khi các món nhẹ buổi sáng như bánh, phở, bún… thì bạn có thể dùng thêm sữa để bồi bổ cho cơ thể, giúp nhanh chóng làm lành vết thương ở dạ dày.

Lưu ý: Nên uống sữa sau khi ăn, tránh uống khi đói sẽ kích thích dạ dày co bóp mạnh khiến tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

Đau dạ dày nên ăn cháo gì?

Muốn điều trị được căn bệnh đau dạ dày thì chế độ ăn uống là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Cháo là một trong những món ăn tốt nhưng đau dạ dày nên ăn cháo gì thì không phải ai cũng rõ. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho thắc mắc này.

Cháo gạo nếp táo đỏ

Chuẩn bị: Bạn cần có 50g gạo nếp, 10 quả táo đỏ và đường kính trắng.

Cách thực hiện: Cho táo đỏ đã rửa sạch vào nồi hầm trong khoảng 10 phút sau đó cho gạo nếp đã vo sạch vào nấu cùng. Khi cháo chín múc ra bát cho thêm đường tùy khẩu vị ăn, dùng khi cháo còn ấm.

Theo các nghiên cứu y tế thì cháo gạo nếp táo đỏ là một trong những món cháo ngon, bổ, rẻ dành cho người đau dạ dày, viêm loét bao tử.

Với cách nấu đơn giản, nhanh gọn cháo gạo nếp táo đỏ đem lại tác dụng hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày, nhanh chóng làm dịu các cơn đau dạ dày trong thời gian ngắn.

Cháo hạt sen

Trả lời cho thắc mắc người đau dạ dày nên ăn cháo gì thì chắc chắn không thể bỏ qua món cháo hạt sen được. Cách nấu cháo được làm như sau:

Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, 50g hạt sen tách tâm, đường trắng.

Cách thực hiện: Mang hạt sen đi ngâm nước tầm 30 phút trước khi nấu, cho cả gạo và hạt sen vào nồi hầm cho thật nhừ và nhuyễn. Khi thấy cháo đã chín, cho ra bát thêm đường vừa miệng rồi thưởng thức khi cháo còn ấm.

Cháo hạt sen cũng có tác dụng tốt với người đau dạ dày giúp làm giảm bớt những cơn đau  vùng bụng nhanh chóng, hỗ trợ làm lành các vết thương ở niêm mạc, giúp cho việc tiêu hóa của người bệnh dễ dàng, nhẹ bụng hơn.

Cháo lạc đậu đỏ

Người đau dạ dày chắc chắn không thể bỏ qua món cháo lạc đậu đỏ thơm ngon, bổ dưỡng, đây là món cháo được các bác sĩ chuyên khoa dạ dày khuyên dùng. Cách thực hiện món cháo này như sau:

Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, 50g lạc, 30g đậu đỏ, đường phèn.

Cách thực hiện: Ngâm lạc và đậu đỏ vào nước trong vòng 30 phút trước khi nấu, sau đó cho cả 2 hạt này vào nồi đun sôi. Khi nước sôi cho gạo tẻ đã vo sạch vào nấu cùng. Hầm lâu cho cháo thật nhuyễn, khi cháo đã chín tắt bếp cho đường phèn vào đánh đều là có thể thưởng thức.

Món cháo lạc đậu đỏ này sẽ giúp cho những vết viêm loét dạ dày lành nhanh hơn, đậu đỏ và lạc khi được nấu mềm sẽ dễ tiêu hoá, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể.

Cháo thịt bằm gừng tươi

Món cháo cuối cùng trong danh sách người đau dạ dày nên ăn cháo gì chính là cháo thịt bằm gừng tươi. Thịt bằm ninh nhừ kết hợp với gừng tươi có tính ấm sẽ rất tốt cho người bị đau dạ dày giúp giảm bớt các cơn đau đồng thời bổ sung đủ dưỡng chất giúp dạ dày nhanh phục hồi.

Cách thực hiện món cháo này như sau:

Chuẩn bị: 50g gạo tẻ, 300g thịt heo xay nhuyễn, 10g gừng tươi, hành tím, hành lá, các loại gia vị.

Cách thực hiện: Lấy gừng gọt sạch vỏ, thái thành sợi mỏng, thái nhỏ hành lá, hành tím thái lát mỏng. Thịt mang đi ướp gia vị trước khi nấu. Cho gạo đã vo sạch vào nồi ninh nhừ rồi cho thịt hầm cho thịt mềm thật kĩ. Khi cháo chín mức ra bát, cho gừng đã thái sợi vào rồi thưởng thức lúc cháo còn nóng.

Đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng

Bữa sáng là bữa vô cùng quan trọng, nhất là đối với người bị đau dạ dày. Vào buổi sáng, dạ dày của người bệnh chứa nhiều axit hơn bất kì thời gian nào trong ngày, vậy nên việc lựa chọn ăn gì vào buổi sáng là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng:

Bữa sáng cho người đau dạ dày nên là các món ăn loãng dễ nuốt

Những loại đồ ăn lỏng, chứa nhiều nước như cháo hay súp là lựa chọn hàng đầu bởi chúng rất dễ tiêu hóa, giúp dạ dày không cần phải hoạt động quá nhiều, chính vì thế mà giảm hiểu được những cơn đau dạ dày do co bóp tiêu hóa thức ăn gây ra. Không những thế, những loại đồ ăn này còn phù hợp với những bệnh nhân bị đầy bụng, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa….

Ngoài ra cháo được nấu từ gạo sẽ có tác dụng tạo lên một lớp màng mỏng, phủ lên bề mặt dạ dày, điều này giúp cho niêm mạc dạ dày không tiếp xúc trực tiếp với acid, tránh các vết viêm loét trở lên trầm trọng hơn. Không nhất thiết là phải ăn cháo trắng, bạn có thể thêm thịt, tía tô hay hành lá… để tăng hương vị cho cháo, giúp ngon miệng hơn. Hoặc cháo từ bột yến mạch, ngũ cốc cũng có tác dụng gần giống với gạo thông thường.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột

Như đã nói, người đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột để quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn. Đơn cử như cơm nát, các loại củ khoai, bánh mỳ… Những loại thực phẩm này, đặc biệt là ruột bánh mì có tác tác dụng như một cục bông, sẽ thấm hút dịch acid trong dạ dày, sẽ mau chóng làm giảm các cơn đau rất tốt.

Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của chứng đau dạ dày, bạn cũng có thể sử dụng thêm lòng trắng trứng hoặc thịt nạc để có thể bổ sung đầy đủ đạm, giúp cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng có mọi hoạt động trong ngày.

Những thực phẩm giàu probiotic

Các chuyên gia tới từ Bzaril cũng đã chứng minh được rằng, các loại thực phẩm có chứa nhiều probiotic dùng vào bữa sáng cho người đau dạ dày vô cùng tốt cho dạ dày của người bị bệnh về tiêu hóa. Người bệnh có thể dùng những thực phẩm này hàng ngày vào buổi sáng, sẽ giúp làm giảm thời gian sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày rất đáng kể. Ngoài ra, probiotic còn tác động tích cực tới những loại thức ăn và thuốc điều trị viêm loét dạ dày rất tốt.

Một số thực phẩm giàu probiotic có thể là những chế phẩm từ sữa như:Sữa chưa, pho-mat, sữa tươi…

Đau dạ dày kiêng ăn gì?

Ngoài việc nắm rõ đau dạ dày nên ăn gì, nếu muốn bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm bạn cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Vào buổi sáng, hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động kém, vì vậy nên tránh ăn các thực phẩm khó tiêu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo vì có thể gây tức bụng rất khó chịu.
  • Không sử dụng rượu, bia, cafe, nước ngọt có gas khi còn đói bụng vì các loại đồ uống này sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
  • Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn đồ ăn cay nóng nhiều hạt tiêu hoặc ớt vì có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Bữa sáng rất quan trọng với người bị bệnh dạ dày, vì vậy việc nắm rõ người bị đau dạ dày nên ăn gì là điều rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Lưu ý cho người bị đau bao tử không nên ăn

Người bị đau bao tử nói chung, nên để ý tới các hoạt động sịnh hoạt và thói quen hàng ngày, bởi nó có thể ảnh hưởng nhiều tới hệ tiêu hóa của bạn. Các thói quen cần chú ý bao gồm:

  • Không ăn quá no hoặc quá đói.
  • Luôn giữ ấm bụng vì khi bị lạnh bụng sẽ khiến chức năng của dạ dày suy giảm.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Thái nhỏ thức ăn, nấu chín kỹ, ăn các loại thức ăn mềm để giảm áp lực co bóp cho dạ dày.
  • Không thức khuya, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích như thuốc lá.
  • Không hoạt động mạnh sau khi vừa ăn xong.
  • Không vừa ăn vừa làm việc khác như đọc sách, xem tivi,…
  • Khi cơn đau dạ dày tái phát, nên ăn đồ ngọt hoặc uống 1 cốc nước đường hay nước mật ong sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nên để đầu óc được thư giãn, nghỉ ngơi sau những lúc căng thẳng. Tránh để tình trạng căng thẳng kéo dài quá lâu sẽ dẫn tới bị đau dạ dày thường xuyên.

Người bị đau bao tử không nên ăn các loại thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như: hành tây, dưa muối, giá đỗ, cần tây, rau cải già, rau cần

Bài viết liên quan