Bệnh lỵ Amip là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn đã nghe đến amip gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày và ruột. Vậy amip là gì? Cơ chế lây bệnh, tác hại và cách phòng chống nó ra sao? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây và tìm hiểu nhé!

Amip là gì? 

Amip hay còn gọi là trùng biến hình hay trùng chân giả, một loại sinh vật đơn bào có hình dạng không đặc trưng. Amip có cấu trúc đơn giản, gồm lớp vỏ chứa canxi, màng tế bào, các thành phần bên trong tế bào chất như không bào, các vi sợi, nhân để sản xuất protein và các vật chất khác xuất ra ngoài. Amip có thể sử dụng linh động chân giả để di chuyển và kiếm ăn.

Người ta chia amip thành nhiều nhóm dựa vào hình thái của nó, ví dụ như Chromalveolata, Rhizaria, Excavata,… Tuy nhiên loại amip được biết đến nhiều nhất là amip Entamoeba histolytica thuộc nhóm Entamoeba gây bệnh truyền nhiễm ở người – bệnh lỵ amip.

Amip lỵ tồn tại ở hai thể là thể hoạt động (magna và minuta) và thể không hoạt động hay thể bào nang (thể tiền kén, thể kén và thể xuất kén). Thể hoạt động dễ chết khi rời khỏi cơ thể vật chủ nhưng thể bào nang lại có thể chịu được những điều kiện bất lợi. Ở bóng mát hay dưới nước, thể bào nang sống được 1-4 tuần; ở nơi khô, dưới ánh nắng mặt trời sống được vài ba ngày; nó có thể tồn tại đến năm phút ở nhiệt độ 500 độ C.

Quá trình lỵ amip gây bệnh ở người

Bệnh lỵ amip là bệnh do sinh vật đơn bào Entamoeba histolytica ký sinh trong đường ruột của người gây ra những triệu chứng như đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc cũng có trường hợp không có triệu chứng gì.

Chu trình của lỵ amip bao gồm trong cơ thể con người và ngoài môi trường. Kén già của lỵ amip xâm nhập vào đường tiêu hóa qua miệng, qua dạ dày mà không chịu ảnh hưởng gì và xuống ruột. Đến ruột non, vỏ kén nứt ra thành amip bốn nhân sau đó phân chia thành tám amip con (thể minuta) khi xuống đến manh tràng. Tại đây, gặp điều kiện thuận lợi, thể minuta sẽ hội sinh và tiến hành sinh sôi.

Ở ruột bình thường, thể minuta bám trên niêm mạc ruột, ăn chất nhầy, các mảnh thức ăn thừa, vi khuẩn và nấm, sau đó chuyển thành thể precystica theo phân rắn ra ngoài (nguồn lây truyền bệnh nguy hiểm). Nhưng khi có rối loạn thì thể minuta không biến đổi mà theo phân ra ngoài luôn.

Amip chuyển thành ký sinh trùng gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Sức đề kháng giảm hoặc thành ruột bị tổn thương, men do amip tiết ra phá hủy lớp niêm mạc ruột. Lúc này, thể minuta chuyển thành thể magna, tiếp tục chui sâu vào lớp niêm mạc, thể magna phát triển to hơn do có nhiều chất dinh dưỡng. Do vậy mà vùng tổn thương nhiều thể magna và có thể biến chứng do bị bội nhiễm.

Tìm hiểu: Hẹp thực quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng của bệnh lỵ amip

Thông thường khi lây nhiễm amip, bạn không có bất cứ triệu chứng nào, các tình trạng bất thường xảy ra sau 2-4 tuần hoặc có thể vài tháng.

Các triệu chứng có thể diễn biến cấp tính như tiêu chảy (10-12 lần/ngày), đi ngoài ra máu hoặc đờm nhớt, đau thắt dạ dày, đầy hơi, mót dặn, cảm giác buốt hậu môn. Nếu bệnh cấp tính không điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng như thiếu máu, tắc ruột, rối loạn nhu động ruột, vết loét trở thành sẹo cứng, thủng ruột.

Bệnh có thể trở thành mạn tính: đau bụng, đi ngoài phân lỏng và táo xen kẽ, đại tiện cấp thiết, đầy hơi, chán ăn, suy nhược, buồn nôn,…Bệnh ít khi tiến triển thành ác tính, trừ khi bệnh nhân thể trạng kém hay kết hợp nhiễm một số ký sinh trùng khác.

Nếu lỵ amip có thể vào được máu, nó sẽ theo dòng máu đi khắp cơ thể gây áp xe ở gan, phổi, não, da hoặc màng ngoài tim.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lỵ amip

Nguyên nhân nhiễm phải lỵ amip

Người lành mắc phải Entamoeba histolytica khi họ uống nước hoặc ăn phải thực phẩm có chứa kén. Xử lý phân không hợp lý hoặc sử dụng phân người để tưới và bón cho rau là nguyên nhân phổ biến khiến bạn mắc phải loại ký sinh trùng này.

Tác nhân truyền nhiễm có thể phóng thích ra ngoài môi trường và tiếp tục lây lan trong khi nguồn lây bệnh không có triệu chứng bất thường nào. Trong khi người mắc bệnh cấp tính thải ra amip thể hoạt động nên không có khả năng lây bệnh.

Bệnh cũng có thể lây qua quan hệ tình dục đường miệng – hậu môn.

Những người có nguy cơ cao mắc phải lỵ amip là những người sống và sinh hoạt ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, người có sức đề kháng kém hoặc người có quan hệ đồng tính nam không có biện pháp bảo vệ.

Cách điều trị lỵ amip

Bạn nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị khi có những triệu chứng mắc lỵ amip kể trên. Bác sĩ sẽ lấy mẫu phân của bạn và sử dụng phương pháp xét nghiệm soi phân tươi để tìm thể hoạt động.

Nguyên tắc điều trị lỵ amip là điều trị sớm, đủ liều và triệt để. Các loại thuốc được chỉ định là metronidazol, secnidazole, tinidazole, ornidazol. Nên lưu ý là các thuốc này sẽ có thể đi kèm tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, nước tiểu sẫm màu. Do đó bạn nên tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh lỵ amip

Bạn nên áp dụng một số cách sau để phòng tránh lỵ amip:

  • Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Xử lý phân đúng cách, không sử dụng phân tươi tưới cây, bón ruộng;
  • Cảnh báo nhóm quan hệ tình dục có nguy cơ cao bị mắc bệnh.

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi lỵ amip là gì. Hãy đảm bảo chế độ sinh hoạt và ăn uống sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh khỏi căn bệnh truyền nhiễm này.

Nội dung liên quan

  • Cấu tạo, Chức năng và Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra như thế nào?
  • WWF là gì? – Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
  • Bệnh đường ruột: Các bệnh đường ruột hay gặp có ảnh hưởng lớn
  • Những bài thuốc dân gian trị đầy bụng đơn giản – Bạn cần biết
  • Các dạng tài nguyên thiên nhiên là gì và những vai trò
  • 8 Cách giảm đau dạ dày tại nhà không thể bỏ qua
Bài viết liên quan