Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu bệnh gì?

Đau bụng dưới bên trái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của các bệnh như: Bệnh hệ bài tiết, bệnh liên quan tới các cơ quan sinh sản, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa… Nếu tình trạng đau bụng bên trái mà kéo dài, người bệnh cần lập tức tới gặp bác sĩ để có thể được hỗ trợ chẩn đoán nguyên nhân, từ đó đưa ra cách điều trị hợp lí và kịp thời.

Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? Tình trạng đau bụng dưới thường xảy ra khi gặp phải một số căn bệnh dưới đây:

  1. Mắc các bệnh về hệ tiêu hóa

Viêm túi mật cấp tính là căn bệnh thường gặp nhất ở những người có triệu chứng đau bụng dưới bên trái. Đây là căn bệnh có liên quan tới tình trạng viêm sưng các đồi nhỏ ở thành ruột kết, được gọi là huyệt đạo. Do vị trí của túi mật, nên khi bị viêm, người bệnh sẽ có triệu chứng là xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng kèm theo như: Đầy bụng, cơ thể nóng – sốt, có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, có thể táo bón hoặc bị tiêu chảy.

Đau bụng dưới bên trái có thể bạn đã bị bệnh về hệ tiêu hóa?

Một số trường hợp khác, các bệnh về đường tiêu hóa cũng có thể gây ra đau bụng bên trái một cách bất ngờ và đột ngột là:

  • Táo bón nặng: Tình trạng này thường xuất hiện do chế độ ăn không cung cấp đầy đủ chất xơ hoặc đang sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới hệ bài tiết.
  • Do Viêm ruột: Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng… là những bệnh thường thấy nhất
  • Nhiễm trùng đường ruột: Thường là do viêm đại tràng nhiễm trùng.
  • Thoát vị nghẹt: Do ruột bị mắc kẹt ở vị trí bị thoát vị, dẫn đến nguồn máu cung cấp bị ngắt đi. Đây là tình trạng không được phổ biến lắm.

Tìm hiểu: Đau bụng trên rốn dưới ức là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

  1. Do bệnh lý về hệ sinh sản

Tình trạng đau bụng bên trái nếu xảy ra ở phụ nữ đang độ tuổi sinh sản có thể là các bệnh như: Mang thai ngoài tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử hoặc có thể do bị bệnh u xơ tử cung… Ở độ tuổi này, chị em cần chú ý, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đề phải gặp bác sĩ ngay, tránh các biến chứng về sau.

Mang thai ngoài tử cũng có triệu trứng đau bụng dưới

Còn đối với phái mạnh, việc bị đau bụng dưới bên trái có thể liên quan tới các bệnh về hệ sinh sản như: Viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, xoắn tinh hoàn… Đều rất nguy hiểm và cần phải cẩn trọng.

  1. Các bệnh về hệ tiết niệu

Do vị trí của hệ tiệt nằm ở vùng bụng dưới, nên bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bụng đều có thể liên quan tới hệ tiết niệu. Các bệnh có thể bao gồm:

Đau quặn bụng trái có thể do Sỏi thận

Sỏi thận là những viên sỏi ở trong thận, chúng có thể di chuyển từ thận tới bàng quang thông qua các ống dẫn (niệu quản). Trong quá trình di chuyển đó, chúng có thể gây ra các cơn đau quặn bụng dưới hoặc sau lưng của người bệnh.

Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau theo từng đợt hoặc đau âm ỷ, tùy thuộc độ lớn nhỏ và loại sỏi có trong hệ bài tiết. Ngoài còn đau quặn, người bệnh có thể gặp các triệu chứng kèm theo như: Tiểu ra máu, buồn nôn, tiểu buốt, nôn mửa…

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra những cơn đau bụng bên trái một cách đột ngột, đặc biệt tình trạng còn xảy ở ở vùng thận bên trái. Giống như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu có thể tạo ra các cơn đau quặn không chỉ ở vùng bụng dưới, mà còn lan ra cả phía sau, chạy dần xuống dưới háng. Mức độ của cơn đau còn tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh, đôi khi người bệnh còn có các triệu chứng khác như tiểu ra máu, tiểu ra mủ…

Nhiễm trùng đường tiểu gây đau đớn cho người bệnh

Viêm bàng quang cũng gây đau bụng dưới

Cũng là một bệnh trong hệ tiết niệu, gây ra các cơn đau vùng bụng dưới. Nếu như bạn gặp phải tình trạng viêm này, cơ đau ở vùng bụng bên dưới là điều chắc chắn xảy ra. Nếu bạn luôn cảm thấy buồn tiểu, hoặc tần suất đi tiểu quá nhiều thì bạn đã bị bệnh rồi đó. Ngoài đau bụng dưới ra, bệnh viêm bàng quang còn khiến bạn cảm thấy đau đớn vùng xương chậu. Nguyên nhân của các cơn đau này là do các loại vi khuẩn đã gây ra các tổn thương ở các phần xung quanh của hệ bài tiết nữa.

  1. Các bệnh khác liên quan

Ngoài những bệnh ở trên, tình trạng đau bụng dưới bên trái có thể do một số tổn thương, do vết bầm hoặc khối máu tụ ở bên trong thành bụng. Các khối máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến những cơn đau quặn ở vùng này.

  1. Làm gì khi bị đau bụng bên trái?

Khi gặp các phải các cơn đau ở vùng bụng bên trái, bạn chần chú ý để có những biện pháp đề phòng và điều trị kịp thời.

Không sử dụng mẹo dân gian chữa khi chưa biết nguyên nhân đau bụng dưới bên trái là gì

  • Không được chủ quan khi bị đau bụng bên trái mà cần phải theo dõi sát sao các diễn biến của cơ thể, mau chóng đến gặp bác sĩ để thăm khám mục đích là để có thể đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.
  • Khi các cơn đau bụng dưới bên trái bắt đầu xuất hiện, thì chúng ta nên dừng các công việc, hoạt động lại để nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng và nên ăn đồ ăn nhẹ, tránh để tình trạng có diễn biến nặng hơn.
  • Tuyệt đối không được tự xử lý cơn đau theo mẹo dân gian hoặc tự mua thuốc để uống, có thể sẽ làm tình trang thêm nguy hiểm.
  • Tránh xa đồ ăn cay – chua – nóng, tuyệt đối không uống rượu bia, đồ uống có gas và cồn.
  • Không mặc đồ quá chật, nhất là vùng bụng, vì nó có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu, cơn đau cũng có thể gia tăng.
  • Nếu như cơn đau tiếp tục diễn ra, không có chiều hướng thuyên giảm và kèm theo một vài dấu hiệu bất ổn khác thì hãy mau tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Thường xuyên khám sức khỏe, thông thường là 6 tháng 1 lần. Như vậy sẽ giúp bạn phát hiện được bệnh sớm nhất có thể.

Tình trạng đau bụng dưới bên trái có khả năng gặp những bệnh rất nguy hiểm, chính vì thế đừng quá chủ quan nếu không muốn có thêm các biến chứng khác. Nên mau chóng tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để có thể chữa trị kịp thời khi cơn đau tiếp tục diễn ra. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh các cơn đau từ hệ tiêu hóa.

Bài viết liên quan