Nhiễm trùng đường ruột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hiện nay bệnh nhiễm trùng đường ruột xảy ra rất phổ biến, có thể gặp ở mọi giới và mọi lứa tuổi. Những dấu hiệu của bệnh là tiêu chảy cấp, đi ngoài phân nước hoặc nhầy nhớt, ngày đi nhiều lần.Vậy tại sao lại bị nhiễm khuẩn đường ruột và cách phòng tránh bệnh này ra sao?

Nguyên nhân và triệu chứng của nhiễm khuẩn đường ruột

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột chủ yếu lây qua con đường ăn uống, khi bạn ăn phải thực phẩm có chứa vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh, hay uống phải nguồn nước ô nhiễm có mầm bệnh.

Bệnh thường gây ra bởi nấm men, vi khuẩn, ký sinh trùng. Những sinh vật này tồn tại và phát triển trong các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Đây  cũng là môi trường vô cùng thuận lợi để chúng ta bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với thực phẩm bẩn.

Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mầm bệnh mà ta mắc phải. Mỗi mầm bệnh sẽ gây ra những mức độ bệnh khác nhau.

Những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường ruột hay gặp phải:

  • Mầm bệnh là virus thì ngoài gây bệnh đường tiêu hóa thì còn gây nên bệnh ở các cơ quan khác như đường hô hấp, gây ra ho, sổ mũi, viêm xoang…
  • Mầm bệnh là vi khuẩn có thể gây ra tình trạng co thắt ở bụng tùng cơn, mỗi cơn kéo dài khoảng 3 – 4 phút, có thể sẽ nghiêm trọng hơn tùy thuộc mức độ mắc bệnh và chủng vi khuẩn gây bệnh.
  • Đi ngoài phân lỏng, phân nát, mùi khó chịu. Có thể đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày.
  • Bệnh nhân có thể buồn nôn và nôn, luôn chán ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng.
  • Khi độ nhiễm trùng nặng hơn có thể có đau bụng, đầy bụng, chướng bụng.
  • Khi ký sinh trùng vi khuẩn cư ngụ ở thành ruột có thể gây nên hội chứng ruột kích thích với các biểu hiện đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng.
  • Tiêu chảy cấp cũng là hiện tượng hay gặp trong nhiễm khuẩn đường ruột, nó có thể gây ra hiện tượng mất nước, mệt mỏi, hốc hác, thân nhiệt hạ thấp.
  • Mầm bệnh là nấm men thì có thể gây nên tình trạng mệt mỏi, không muốn hoạt động, trầm cảm.
  • Nhiễm trùng đường ruột có thể gây nên rối loạn giấc ngủ dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó vào giấc ngủ.
  • Ngoài ra nhiễm trùng đường ruột có thể gây nên dị cảm ngoài da gây bỏng, rát da.

Xem thêm: Sinh thiết dạ dày có thể phát hiện sớm được nhiều bệnh nguy hiểm

Cách điều trị và phòng nhiễm khuẩn đường ruột

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đường ruột không cần điều trị sẽ tự khỏi. Với những trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể tránh tình trạng mất nước, suy kiệt.

Khi mắc nhiễm trùng đường ruột bị tiêu chảy, nôn, mất nước cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp nặng sẽ cần làm một số xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để xác định chính xác tác nhân gây nên bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Đặc biệt với trường hợp là trẻ nhỏ cần có sự chăm sóc riêng, theo dõi nghiêm ngặt để đánh giá đúng tình trạng bệnh tật có hướng điều trị, xử trí thích hợp, kịp thời nhất.

Trong trường hợp nhiễm trùng đường ruột nặng cần nhập viện để điều trị. Còn lại hầu hết các trường hợp nhiễm trùng sẽ dần hồi phục sau vài ngày, vài tuần phụ thuộc vào thể trạng, sức đề kháng của mỗi người.

Khi đang bị nhiễm trùng đường ruột cần ăn thức ăn dễ tiêu, bổ sung đủ chất dinh dưỡng nhất là vitamin để nhanh khỏi và mau hồi phục sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường ruột hiệu quả nhất là đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ môi trường sống ổn định. Cụ thể chúng ta có thể điểm qua một số cách như sau:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, không nên dùng tay bốc thức ăn.
  • Nguồn nước sử dụng hằng ngày đảm bảo vệ sinh.
  • Không nên dùng nhiều đồ hộp chế biến sẵn vì có thể nó có chứa vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế ăn rau sống, gỏi cá, tiết canh… Vì trong đấy có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như E.Coli, tụ cầu vàng, giun sán…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Nếu nhà có nuôi gia súc, gia cầm cần nuôi cách xa khu nhà ở để đảm bảo vệ sinh. Chất thải của gia súc, gia cầm cần xử lý đúng đảm bảo vệ sinh.
  • Nên bổ sung men tiêu hóa từ thực phẩm: Giá đỗ và các loại rau mầm.
  • Nếu nhà có nuôi thú cưng cần chú ý trong trường hợp thú cưng bị bệnh cần cách ly, tránh tiếp xúc gần gũi, ôm ấp đề phòng vi khuẩn và các loài vật ký sinh khác xâm nhập đường hô hấp. Nhất là đối với trẻ nhỏ.

Bệnh nhiễm trùng đường ruột là bệnh phổ biến, rất dễ mắc phải. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị được. Nếu không may mắc phải thì nên đi thăm khám để có hướng điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, luôn chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc mọi người khỏe mạnh!

Nội dung liên quan

  • WWF là gì? – Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
  • Đau dạ dày ở vị trí nào? Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa
  • Chướng bụng đầy hơi khó tiêu nguyên nhân và cách điều trị không thể bỏ qua
  • Bệnh đường ruột: Các bệnh đường ruột hay gặp có ảnh hưởng lớn
  • Đau dạ dày có nên uống berberin hay không theo lời khuyên bác sĩ
  • Người bị bệnh đau dạ dày có nên ăn tỏi hay không?
Bài viết liên quan