Trào ngược thức ăn: Các biện pháp khắc phục hiệu quả

Trào ngược thức ăn là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh gây ra rất nhiều khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản để có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Trào ngược thức ăn là gì?

Trào ngược thức ăn là tình trạng thức ăn cùng với dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Bình thường, thức ăn từ miệng, qua thực quản xuống dạ dày và được nhào trộn tiêu hóa. Nhưng khi bị bệnh thì thức ăn sẽ trào ngược trở lại thực quản.

Nguyên nhân trào ngược thức ăn

Tưởng tượng dạ dày của chúng ta được coi như một cái túi đựng có nắp và nắp ở đây là cơ thắt thực quản dưới. Khi đó, có hai vấn đề xảy ra khiến thức ăn bị trào ngược đó là nắp không chặt hoặc túi dạ dày quá đầy. Một số nguyên nhân thường gặp sau đây có thể dẫn đến tình trạng trên.

  • Nguyên nhân gây tổn thương cơ thắt thực quản dưới:
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý nhiễm trùng, tổn thương thần kinh thực quản, bẩm sinh dị tật đường tiêu hóa hoặc cơ thắt thực quản yếu,sa dạ dày, thoát vị cơ hoành.
  • Thuốc tây: Việc quá lạm dụng thuốc giảm đau như Aspirin, Ibuprofen…, thuốc huyết áp thúc đẩy sản sinh acid dạ dày, thuốc Cholecystokinin, Glucagon…
  • Đồ uống có cồn gas như rượu, bia, nước ngọt; chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá: Kích thích niêm mạc dạ dày làm tăng tiết axit và làm yếu cơ thắt thực quản dưới.
  • Nguyên nhân tác động lên dạ dày:
  • Bệnh lý: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư, hẹp hang môn vị dạ dày và thực quản… đều làm suy giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày khiến thức ăn ứ đọng trong dạ dày.
  • Thực phẩm: Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, nhiều gia vị chua, cay, mặn… sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit. Hơn nữa việc sử dụng thường xuyên các loại trái cây chua nhất là vào lúc bụng rỗng làm niêm mạc dạ dày bị bào mỏng.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt thất thường, vận động ngay sau khi ăn làm tăng áp lực cho dạ dày, tăng tiết dịch vị.

Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân – béo phì, mang thai, áp lực công việc, stress kéo dài đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày.

Triệu chứng trào ngược thức ăn 

Những cơn trào ngược thức ăn thường xảy ra sau khi ăn, trong một thời gian ngắn và kèm theo đó là các triệu chứng khó chịu khác như:

  • Ợ hơi: Thường xuất hiện sau khi ăn no, đầy bụng, khó tiêu, có thể ợ nóng gây nóng rát vùng thượng vị hoặc ợ chua gây cảm giác vị chua ở miệng.
  • Buồn nôn, nôn: Những kích thích từ việc trào ngược thức ăn lên họng gây cảm giác buồn nôn.
  • Tức ngực do thức ăn trào ngược chèn ép vào thực quản.
  • Khó nuốt: Đường kính thực quản hẹp lại do niêm mạc bị sưng phù nề, mỗi khi nuốt sẽ cảm thấy khó khăn.

Tùy từng tình trạng sức khỏe mà có thể gặp thêm những triệu chứng khác nữa và mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau. Hãy trao đổi thật rõ với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nen tìm hiểu: Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Bị trào ngược thức ăn nên ăn gì?

Chính vì là bệnh lý liên quan đến dạ dày nên việc đưa thực phẩm nào vào bụng là rất quan trọng. Ngoài việc tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ thì người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày. Đó là những loại thực phẩm có tính kiềm nhằm trung hòa axit dạ dày hoặc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số gợi ý thực phẩm mà bạn có thể tham khảo:

  • Bánh mì: Nhờ đặc tính thấm hút tốt mà một lượng axit đáng kể trong dạ dày sẽ giảm đi khi sử dụng bánh mì cho những lúc thấy đói, tránh việc axit làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Sữa ấm: Sữa vừa có tác dụng hấp thu chất độc tồn lại vừa bão hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày. Đối với bệnh nhân trào ngược nên hâm sữa âm ấm và uống sau khi ăn 30 phút, không uống lúc đói vì sữa kích thích sản sinh axit dạ dày. Hoặc có thể ăn sữa chua mỗi ngày nhằm bổ sung lợi khuẩn, tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
  • Thực phẩm giàu đạm dễ tiêu hóa: Chất đạm rất cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, với người bị trào ngược thì nên sử dụng các loại đạm dễ tiêu hóa và hấp thu như thịt nạc mềm.
  • Các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ lại ít đường đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Trừ những trái cây có vị chua, nhiều axit thì bạn nên tránh.
  • Bột yến mạch: Có thể chế biến dạng cháo vừa dễ tiêu hóa vừa dinh dưỡng mà còn giúp hấp thu lượng axit dư thừa sau một đêm dài.
  • Đậu đỗ: Chứa nhiều chất xơ, amino acid cần thiết rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số đậu đỗ có chứa carbohydrate phức hợp như đậu tương, đậu xanh, đậu đen… Để tránh đầy hơi, khó tiêu thì nên ngâm qua đêm làm mềm hạt hoặc luộc qua trước khi sử dụng.

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm tốt cho cơ thể thì người bị trào ngược cần có thói quen sinh hoạt hợp lý. Hãy cố gắng giảm thiểu áp lực căng thẳng; không sử dụng rượu, bia và chất kích thích; ăn uống đúng giờ, đầy đủ dinh dưỡng; tránh thực phẩm gây hại cho dạ dày. Và đến gặp bác sĩ ngay nếu như có bất kỳ dấu hiệu trào ngược cơ bản nào, tránh biến chứng lâu dài rất nguy hiểm.

Giải pháp dứt điểm trào ngược dạ dày bằng Đông y

Cao Bình Vị là một trong những bài thuốc đông y tiên phong trong điều trị các chứng bệnh về dạ dày, trong đó có trào ngược thức ăn.

Cao Bình Vị Tâm Minh Đường

Cao Bình Vị là công trình nghiên cứu thành công của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược thực hiện. Sản phẩm được kết tinh từ “lục vị thảo dược”, mỗi thảo dược đều nắm giữ vai trò riêng, hỗ trợ nhau để mang lại hiệu quả cuối cùng.

  • Cây chỉ thiên – Bạch mao căn: Phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Cối xay: Kháng khuẩn, kháng viêm, nhuận tràng, ổn định tiêu hóa.
  • Nhân trần – Hoàng bá: Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Kim ngân hoa: Giảm tiết dịch acid dư thừa trong dạ dày, cải thiện triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị,…

Cái hay của Cao Bình Vị chính là nằm ở dạng bào chế. Nhờ đó, sản phẩm vẫn giữ nguyên được dược tính của thảo mộc, tiện lợi khi sử dụng, dễ dàng thẩm thấu vào thành dạ dày, mang tới hiệu quả điều trị nhanh chóng, bền vững.

Theo thống kê tại phòng khám, Cao Bình Vị có thể đánh bay được chứng trào ngược thức ăn chỉ sau 1-2 liệu trình, cụ thể như sau:

  • Sau 5-7 ngày đầu: Giảm đến 65% các triệu chứng như đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi,…
  • 10-15 ngày tiếp theo: Triệu chứng bệnh hoàn toàn biến mất, niêm mạc dạ dày phục hồi 80%.
  • Sau 15-20 ngày: Dứt điểm bệnh hoàn toàn, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

Như vậy, chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng xung quanh bệnh trào ngược thức ăn. Hy vọng rằng có thể giúp ích cho sức khỏe của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đáp ứng nhu cầu của độc giả, toàn soạn xin cung cấp địa chỉ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903.876.437

Bài viết liên quan