Nội soi dạ dày không gây đau và chính xác hơn cần chú ý gì?

Để nội soi dạ dày không đau thì cần phải làm gì là câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc. Nhiều người lo ngại bị đau khi nội soi nên ngại đi thăm khám. Vậy phải chuẩn bị và lựa chọn phương pháp nội soi nào để không đau, cần lưu ý gì? Mọi thắc mắc của bạn đều được giải đáp trong bài viết này!

Nội soi dạ dày có đau không?

Nội soi dạ dày, là một trong số những thủ thuật nội soi tiêu hóa (gồm nội soi dạ dày, nội soi trực tràng), được thực hiện bằng cách đưa một ống soi đường kính nhỏ vào cơ thể qua đường miệng hoặc mũi, nhằm qua đó thăm khám, phát hiện các bất thường của dạ dày hay các đoạn trên của ống tiêu hóa.

Nội soi với ống nội soi được luồn qua đường miệng.

Vậy nội soi dạ dày có đau không? Với kỹ thuật nội soi, bên cạnh việc quan sát tổn thương, phục vụ công tác chẩn đoán, các bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật như cắt polyp, cầm máu, lấy dị vật, trị giãn tĩnh mạch thực quản, nong các phần hẹp của thực quản.

>> Tìm hiểu: Sa dạ dày là bệnh gì? Bài thuốc chữa sa dạ dày tại nhà

Nội soi dạ dày không đau thế nào?

Cách tiến hành nội soi dạ dày không gây đau đớn tùy thuộc vào phương pháp nội soi và đường đưa ống nội soi. Hiện nay nội soi qua đường mũi là được áp dụng rộng rãi nhất do độ chính xác cao, không gây đau đớn, khó chịu, cảm giác buồn nôn cho bệnh nhân.

Nội soi dạ dày qua đường mũi

Đây là phương pháp nội soi khá đau. Nội soi dạ dày qua đường mũi chống chỉ định tuyệt đối cho các trường hợp: Người bệnh có bệnh lý thực quản với nguy cơ cao làm thủng thực quản (như trường hợp bỏng thực quản do hóa chất, dùng thuốc gây hẹp thực quản), phình động mạch chủ ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, có cơn tăng huyết áp, suy hô hấp, khó thở hay có các dị tật, polyp làm cản trở việc đưa ống nội soi qua mũi.

Trình tự tiến hành để giảm mức độ đau đớn:

  • Chuẩn bị tư thế: Người bệnh nằm nghiêng trái hoặc ngồi thẳng.
  • Bác sĩ và chuyên viên y tế chuẩn bị, kiểm tra máy soi.
  • Gây tê bên lỗ mũi tiến hành luồn ống nội soi bằng Xylocain 2% hoặc Lidocain 10%.
  • Đưa máy nội soi qua mũi, ống nội soi có đường kính, kích thước nhỏ, đi dần qua mũi, họng, thực quản, dạ dày và tiến hành quan sát. Có thể dùng bơm tiêm để bơm nước cất nhằm phun rửa sạch chất bẩn ở vị trí cần quan sát kỹ.
  • Tẩy rửa và khử khuẩn máy.

Nội soi qua đường mũi.

Nội soi qua đường mũi tương đối dễ thực hiện, ống nội soi nhỏ không gây khó chịu cho người bệnh như ống soi đường miệng. Do ống đi qua đường mũi nên không kích thích vào lưỡi gà, vòm họng nên không gây buồn nôn và không cần phải gây mê.

Nội soi dạ dày qua đường miệng

Người bệnh được tiến hành nội soi bằng cách đưa ống nội soi qua đường miệng và luồn dần ống vào dạ dày để quan sát.

Đây là phương pháp nội soi ít đau hơn, và cũng là phương pháp truyền thống nhất, đã được sử dụng từ lâu do dễ thực hiện và giá thành thấp. Tuy nhiên do kích thước ống lớn, dễ gây buồn nôn và cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Nội soi dạ dày có gây mê

Nội soi tiền mê (nội soi trong lúc gây mê) chống chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp bệnh nhân có bệnh nhược cơ, suy hô hấp, ứ đờm, đang nhiễm độc rượu cấp tính, bệnh glaucom góc đóng.

Quá trình thực hiện:

  • Người bệnh được đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên với Natriclorua 0,9% hoặc với Glucose 5%, thở oxy và mắc máy theo dõi.
  • Bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, đặt ống ngậm miệng vào giữa hai cung răng và ngậm chặt.
  • Tiêm thuốc trước khi nội soi khoảng 3 đến 4 phút: Midazolam (tiêm tĩnh mạch chậm trong 30 giây với liều 0,05 đến 0,1 mg/kg, nếu không có hiệu quả thì lặp lại sau 2 phút), Fentanyl (từ 50 đến 100 mcg trong 1 đến 2 phút, liều tối đa là 8ml), tiếp tục truyền dịch tĩnh mạch với tốc độ phù hợp.
  • Khi người bệnh đã vào trạng thái bị gây mê (nhắm mắt, mất phản xạ mắt – mi), tiến hành đưa máy soi qua miệng, đi qua họng vào thực quản, dạ dày, tá tràng, bơm hơi và quan sát tình trạng vị trí cần chẩn đoán.
  • Tháo dây oxy và máy theo dõi, người bệnh được chuyển ra phòng hồi tỉnh để tiếp tục theo dõi đến khi tỉnh hoàn toàn.

Nội soi dạ dày không đau bằng viên nang

Đây là kỹ thuật nội soi không gây đau đớn, được coi là phương pháp hiện đại nhất. Chính vì thế mà  để thực hiện thì chi phí phải trả cũng tương đối đắt. Thay vì gắn ống quan sát và luồn vào hệ tiêu hóa thì camera theo dõi được gắn trên viên nang, viên nang uống vào cơ thể, ghi lại hình quan sát được và truyền về máy thu nhận.

Phương pháp này có ưu điểm là bệnh nhân hoàn toàn có thể sinh hoạt được bình thường khi ghi hình. Bệnh nhân không nội soi sẽ không đau đớn, không có cảm giác gì, có thể ghi lại thông tin của toàn bộ ống tiêu hóa và sau đó viên nang được thải ra ngoài qua đường tự nhiên.

Nội soi bằng viên nang.

Tuy nhiên, do viên nang uống vào không có sự điều khiển nên đôi khi vị trí quan sát dễ bị nhiễm bẩn bởi các lớp nhầy tiêu hóa, hình ảnh mờ khó quan sát và không quan sát đúng vị trí theo ý bác sĩ.

Lưu ý khi nội soi dạ dày để không đau và chính xác hơn

Để nội soi dạ dày không đau, người bệnh tùy điều kiện kinh tế có thể lựa chọn một số phương pháp nội soi không gây đau đớn như nội soi tiền mê (cần chuẩn bị gây mê trước khi nội soi) hoặc nội soi viên nang (không cần chuẩn bị về kỹ thuật trước khi nội soi).

Tuy nhiên, dù là phương pháp nào, để cho chất lượng hình ảnh tốt và nội soi đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chuẩn bị:

  • Nhịn ăn trước nội soi ít nhất 6 giờ bởi khi còn thức ăn thì rất khó để quan sát lớp niêm mạc dạ dày, dễ bị trào ngược và sặc thức ăn. Nên tiến hành nội soi vào buổi sáng, thời gian ngủ ban đêm giúp thức ăn được tiêu hóa hết.
  • Khi bị hẹp môn vị, bệnh nhân phải nhịn ăn lâu hơn: Khoảng từ 12 đến 24 giờ hoặc tiến hành bơm rửa dạ dày trước khi nội soi.
  • Không uống các loại nước có màu, sữa, các thuốc cản quang vào thời điểm gần với thời gian tiến hành nội soi.
  • Đem các thuốc đã và đang sử dụng, tiền sử dị ứng, quá mẫn báo lại cho bác sĩ biết.
  • Sau khi nội soi, hạn chế ăn đồ cay nóng, không khạc nhổ, chỉ nên ngậm và súc miệng với nước muối pha loãng.

Không uống các đồ uống có màu gần thời gian nội soi.

Thời gian nội soi tuy không lâu, nhưng nếu có sự chuẩn bị trước cũng giúp bạn cảm thấy bớt khó chịu, tăng hiệu quả nội soi cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề nội soi dạ dày không đau. các loại nội soi khác nhau cũng như các lưu ý để nội soi dạ dày không đau đớn và khó chịu. Hãy duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để giữ cho dạ dày của mình luôn khỏe mạnh nhé.

Bài viết liên quan