WWF là gì? – Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

WWF tên tiếng anh đầy đủ là World Wide Fund For Nature. Được biết đến với tên gọi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiênTổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới hay Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn Cầu.  Tiền thân là World Wildlife Fund – Quỹ động vật hoang dã thế giới. Đây là một trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động ở Việt Nam.

Lịch sử hình thành WWF

WWF được thành lập ngày 11 tháng 9 năm 1961 tại Thụy Sĩ với cái tên World Wildlife Fund. Những chi nhánh đầu tiên của tổ chức được đặt tại Thụy Sĩ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Hoa Kỳ. Sau đó được mở rộng sang Đức, Áo, Hà Lan và Nam Phi. Ngày nay, đã có 59 quốc gia trên toàn thế giới có chi nhánh của WWF, trong đó có việt nam.

Logo của WWF

Năm 1986, trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập cùng với việc mở rộng phạm vi hoạt động. WWF được đổi tên thành World Wide Fund For Nature. Tên cũ vẫn được giữ nguyên tại Hoa Kỳ và Canada.

Biểu tượng của tổ chức này là hình phác họa của một con gấu trúc lớn có tên là Chi Chi được di chuyển từ Sở thú Bắc Kinh đến Sở thú Luân Đôn vào năm 1958.

Mục tiêu của WWF là gì

WWF đưa ra mục đích của tổ chức là muốn giảm bớt sự tàn phá thiên nhiên toàn cầu. Xây dựng một tương lai mà con người có thể sống hòa hợp cùng thiên nhiên.

  • Bảo tồn sự đa dạng sinh học trên toàn thế giới
  • Đảm bảo và duy trì sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh
  • Xúc tiến quá trình giảm bớt ô nhiễm môi trường và tiêu thụ lãng phí

WWF-Việt Nam

Từ những năm của thập niên 90, WWF đã  hợp tác với chính phủ Việt Nam trong các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ hiện tại cũng như tương lai. Bằng việc tài trợ và thực hiện các chương trình với mục đích duy trì, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Từ đó đến nay, WWF đã hợp tác với chính phủ Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực tại các địa phương trên cả nước.

Trụ sở đầu tiên đặt tại Hà Nội, chương trình WWF-Indochina mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực đông dương là Campuchia và Lào. Năm 2006, WWF-Thái Lan cùng với WWF-Indochina hình thành WWF-Great Mekong. Năm 2014, WWF-Greater Mekong đã mở chi nhanh thứ 5 của tổ chức tại Myanmar. WWF-Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các dự án của WWF tại Việt Nam.

WWF cam kết duy trì sứ mệnh “Ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường tự nhiên tại Việt Nam và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hòa với thiên nhiên.” WWF-Việt Nam cũng đã phát triển tầm nhìn của mình đến năm 2030. Đó là:

  1. Tình trạng dấu chân sinh thái Footprint của Việt Nam sẽ được duy trì trong giới hạn cho phép. Nhằm đảm bảo duy trì sự đa dạng sinh học cần thiết cho các loài và hệ sinh thái. Từ đó tạo ra một tương lai phát triển bền vững hơn.
  2. Duy trì và phục hồi sự toàn vẹn về sinh thái và đa dạng sinh học tại các khu vực bảo tồn của Việt Nam. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần bảo tồn hệ sinh thái toàn vẹn tại khu vực sông Mekong.

WWF-Việt Nam được công nhận là tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực bảo tồn tại Việt Nam. Tư vấn và hỗ trợ chính phủ Việt Nam và các tổ chức ban ngành có liên quan trong giải quyết các thách thức trong quá trình phát triển quốc gia.

Nội dung liên quan

  • Website động vật rừng Dăk Lăk
  • Rừng Amazon ở nước nào và sự đang dạng sinh học
  • Ngày môi trường thế giới là ngày nào? ý nghĩ và chủ đề
  • Cây khổ qua rừng và những công dụng chữa bệnh hiệu quả
  • Phát triển vùng đệm có vai trò gì? Biện pháp phát triển hiệu quả
  • Các dạng tài nguyên thiên nhiên là gì và những vai trò
Bài viết liên quan