Trào ngược dạ dày ở trẻ em nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn tiêu hóa khi hàm lượng axit có trong dạ dày cao hơn bình thường. Trong thực tế, đây là bệnh không hiếm gặp ở người lớn cũng như trẻ em. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu rõ căn bệnh này để có biện pháp chăm sóc trẻ và phòng ngừa đúng cách. Vậy đây là bệnh gì, triệu chứng nhận biết, nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ, khiến cho dịch vị, axit dạ dày hoặc thức ăn và chất lỏng trong dạ dày bị dẫn ngược vào trong thực quản. Trào ngược dạ dày xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em, nhưng không có nghĩa là người lớn không bị. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn tới chứng nôn mửa ở trẻ. Khi trẻ hơn 1 tuổi mà vẫn bị trào ngược, đôi khi kèm các triệu chứng lạ thì phụ huynh cần hết sức lưu ý.

  • Trào ngược do sinh lý: Những trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ hay bị trớ sữa, có thể nhiều lần trong ngày nhưng mọi sinh hoạt vẫn diễn ra một cách bình thường, không có dấu hiệu còi cọc hoặc thiếu cân, không có triệu chứng khò khè… thì đều là trào ngược sinh lý, không có gì đáng ngại. Thông thường tình trạng này sẽ giảm dần, cho tới khi trẻ được 1 tuổi.
  • Trẻ bị trào ngược do bệnh lý: Những bé sau 1 tuổi mà vẫn hay bị trớ, chậm tăng cân, cơ thể gầy gò, có dấu hiệu suy dinh dưỡng, biếng ăn,… thì khả năng cao là bị bệnh. Lúc này các ông bố, bà mẹ nên đưa con tới khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, để sớm có kết quả chẩn đoán và đưa ra cách điều trị hợp lý, kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Cần sớm đưa trẻ đi khám, để có được sự tư vấn điều trị phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ, tránh các biến chứng nguy hiểm có cơ hội phát triển ở trẻ.

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Ngoài nôn trớ thông thường, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn có các triệu chứng đi kèm, ví dụ như:

  • Trẻ thường xuyên bị nôn, trớ sữa ra cả mũi và miệng.
  • Trẻ biếng ăn, ngủ không sâu giấc, thường xuyên quấy khóc.
  • Trẻ nên cân chậm hoặc nặng hơn có thể là suy dinh dưỡng và thiếu máu kéo dài.
  • Đối với trẻ lớn hơn, có thể gặp các triệu chứng như ợ hơi, nóng dạ vùng thực quản, đau phía sau xương ức.
  • Đôi khi còn có dấu hiệu ở đường hô hấp, như: Khò khè, ho, đôi khi khó thở. Lúc này cần đưa trẻ vào viện ngay, bởi có thể là các biến chứng về phổi và có thể ngừng thở, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ.

Một vài dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ do bệnh lý như:

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Biếng ăn, bỏ bú, nôn mạnh thành tia, quấy khóc, ho, khò khè, lên cân chậm, thậm chí không tăng cân.
  • Đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi: Thường xuyên nôn, buồn nôn, ợ nóng, có cảm giác đau ở xương ức và vị chua ở cổ họng, đôi khi bị đau bụng hoặc đau khi nuốt thức ăn. Trẻ sẽ gặp các dấu hiệu như đau bụng về đêm, khiến trẻ mất ngủ, ngủ không đủ giấc, những cơn đau này có thể chỉ vài phút, nhưng cũng có thể lên tới vài giờ.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Nguyên nhân của chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em bắt nguồn từ từ hai yếu tố chính là bệnh lý và sinh lý:

Trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý

Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ em dưới 1 tuổi. Các nguyên nhân bẩm sinh như sa dạ dày, thoát vị cơ hoành cũng làm cho cơ thắt thực quản của trẻ bị yếu đi, dẫn tới hiện tượng thức ăn bị trào lên thực quản.

Những trẻ bị nhiễm trùng toàn thân, bại não,  hở van tâm vị bẩm sinh… cũng có tỉ lệ cao mặc chứng trào ngược axit dạ dày.

Trẻ bị trào ngược dạ dày do sinh lý

Thường gặp với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể do trẻ ăn quá no hoặc cơ thể phản ứng với một loại thực phẩm nào đó.

Mẹ cho trẻ bú sai tư thế: Nhiều mẹ thường có thói quen vừa nằm vừa cho bé bú vào ban đêm. Tuy nhiên, ở tư thế này dạ dày sẽ nằm ngang nên khi sữa xuống đến dạ dày sẽ lại bị trào ngược lên miệng.

Hệ tiêu hóa trẻ chưa ổn định, cơ thắt thực quản dưới của trẻ đóng mở chưa đều nên dễ bị ngào ngược thức ăn.

Trẻ bị trào ngược nôn trớ nên làm gì?

Khi trẻ bị trào ngược và nôn trớ, cha mẹ cần phải bổ sung lại lượng thức ăn, chất lỏng vừa mất. Đây là một vài việc các ông bố bà mẹ nên làm khi trẻ bị trào ngược dạ dày:

  • Khi trẻ bị nôn trớ, trào ngược thức ăn thì cần để bé ngồi dậ, tránh cho thức ăn, chất lỏng đi vào khí quản, như vậy sẽ rất nguy hiểm. Khi bé nôn xong, cần làm sạch cho bé theo thứ tự từ miệng, họng và cuối cùng là mũi.
  • Nên chờ cho bén nôn sắp xong, rồi cho uống lại nước hoặc một chút dung dịch Oresol, do bị mất nước do nôn trớ nên trẻ sẽ mau khát nước, chính vì thế mà trẻ sẽ uống rất nhiều nước và dẫn tới dễ bị nôn tiếp, mẹ nên cho trẻ uống ít một, đừng nên uống một lượng lớn tức thời.
  • Nếu bé ngừng trớ, hết trào ngược thì nên cho bé uống nước lọc hoặc nước điện giải từng ngụm nhỏ sau khoảng 30 – 45 phút/lần.
  • Còn nếu bé tiếp tục nôn trớ, thì cần phải cho bé uống xen kẽ như sau: 50ml nước lọc, sau 30p lại uống 50ml nước lọc, luân phiên nhau. Sau khi bé ngừng nôn hẳn thì có thể cho bé ăn lại, nhưng đừng ăn quá no.
  • Sau khoảng 1 ngày, nếu bé không bị trào ngược, nôn trớ trở lại thì có thể cho bé ăn bình thường. Nên cho bé ăn những món dễ nuốt, dễ tiêu hóa và phải đảm bảo đủ nước.
  • Nếu không có chỉ định của bác sĩ, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc chống trào ngược, chống nôn trớ nào.

Phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Biện pháp phòng ngừa bệnh là điều mà các bậc cha mẹ cần chú ý và tìm hiểu kỹ. Ngăn chặn được trào ngược dạ dày thì tỉ lệ mắc bệnh hô hấp à suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng sẽ giảm. Các biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày bao gồm:

Làm đặc thức ăn cho trẻ

Với những bé còn đang trong thời gian ăn sữa thì có thể sử dụng 100ml phá với 1 thìa bột gạo rồi nấu chín. Nhờ bột gạo mà sữa sẽ có độ đặc sánh nhất định, cũng giúp bé bổ sung được một lượng lớn calo. Với độ đặc này, sẽ có tác dụng cố định sữa trong dạ dày, khiến cho tỉ lệ bị trớ, trào ngược giảm hẳn.

Nếu như trẻ có thể ăn bột, thì cũng không nên nấu đặc quá, sẽ khiến trẻ bị khó tiêu. Điều này giúp trẻ có thể giữ được thức ăn trong dạ dày và ngủ ngon hơn.

Chế độ ăn uống hợp lý

Trẻ không tuân thủ quy luật ngày 3 bữa như người lớn chúng ta, mà cần chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và các bữa ăn nên cách đều nhau. Đối với trẻ dưới 4 tuổi, thì có thể tính lượng sữa hằng ngày cần sử dụng như sau: Đem cân nặng tại thời điểm đó nhân với 150, rồi chia cho 12 sẽ ra lượng sữa cần thiết cho trẻ.

Nên chia lượng sữa khoảng 50ml/lần bú, để các bé nghỉ 1 lúc rồi tiếp tục để tránh bụng no dễ bị trào ngược dạ dày, trớ, nôn…

>> Xem thêm: Mách bạn cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ mật ong cực nhạy

Tư thế của trẻ sau khi ăn

  • Khi ăn no, mẹ nên để bé ở tư thế thẳng lưng trong ít nhất 20-30 phút để không bị trào ra ngoài.
  • Quần không nên mặc chật, nên rộng rãi, nhất là vùng bụng của trẻ cần được thoải mái.
  • Khi trẻ ngủ, nên kê gối cao, khoảng 25-30 độ so với mặt giường là được. Các mẹ cũng nên tránh việc để bé nằm ngay sau khi ăn, ít nhất cũng hoảng 1h sau khi ăn mới có thể nằm.

Tránh đu đưa bé sau khi ăn

Đây được coi là trò đùa rất phổ biến với trẻ nhỏ, nhưng nó cũng vô tình là nguyên nhân gây trớ, nôn và trào ngược ở trẻ. Bạn nên nhớ rằng, thức ăn hoặc sửa vẫn đang được tiêu hóa bên trong dạ dày, nên chúng có thể dễ dàng trào ra ngoài nếu như trẻ bị đung đưa quá mạnh, gây ra nhiều sự khó chịu cho bé.

Tránh mặc quần áo quá chật

Những bộ đồ ôm sát người trẻ thường làm chúng trông đáng yêu hơn, như đây cũng là nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày ở trẻ em trở lên dễ dàng hơn. Nếu bé đã bị trào ngược, thì tốt nhất bạn nên dừng cho bé mặc các loại ôm sát, thay vào đó là những đồ rộng rãi, thoải mái tránh bụng bị chèn ép, khiến thức ăn không được tiêu hóa hết.

Những thông tin về trào ngược dạ dày ở trẻ em trên đây mong rằng giúp cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó, khi trẻ có những dấu hiệu, triệu chứng bệnh cho trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm, có biện pháp điều trị phù hợp. Đồng thời có những cách phòng ngừa bệnh cho trẻ hiệu quả, để bảo vệ bé tốt nhất.

Bài viết liên quan