Phát triển vùng đệm có vai trò gì? Biện pháp phát triển hiệu quả

Phát triển vùng đệm là vấn đề hết sức quan trọng; bởi hệ thống động thực vật tự nhiên trong các khu bảo tồn đang bị suy thoái. Đồng thời, ở phía ngoài những khu bảo tồn lại phải chịu sức ép của người dân. Vậy vùng đệm là gì? Phát triển vùng đệm có vai trò như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Vùng đệm là gì?

Vùng đệm được hiểu là vùng đất, vùng rừng, vùng mặt nước nằm giáp ranh giới của khu dùng đặc dụng; đóng vai trò ngăn chặn và giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.

Phạm vi của vùng đệm

Phạm vi của vùng đệm bao gồm: Vùng rừng, đất ngập nước, đất có dân cư sinh sống, vùng biển tiếp giáp ranh giới ngoài. Hoặc có thể nằm ở trong phạm vi ranh giới rừng đặc dụng; đóng vai trò phòng ngừa, giảm thiểu sự xâm hại đối với khu rừng đặc dụng.

  • Phạm vi của vùng đệm sẽ được xác định cùng một lúc với việc thành lập dự án khu rừng đặc dụng; do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông quy định.
  • Được xác định rõ ràng trên bản đồ và thực địa.
  • Vùng đệm sẽ được quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên sao cho phù hợp với mục tiêu và nâng cao đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Đặc điểm vùng đệm

  • Vùng đệm là vùng nằm ở giáp ranh của rừng đặc dụng số lượng loài ở vùng này ít hơn.
  • Độ đa dạng sinh học cao hơn bởi có khả năng biến dị nội bộ giữa các loài tăng.
  • Có một số loài không hề có ở giữa hai hệ sinh thái chính.
  • Có hệ thực vật chuyển tiếp giữa 2 quần xã khác nhau, nên hệ động vật cũng khác nhau.
  • Vùng đệm có thể bị biến đổi do chính những sinh vật sống trong hệ.

Phát triển vùng đệm có vai trò gì?

Phát triển vùng đệm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội và ổn định an ninh quốc phòng. Cụ thể như sau:

Phát triển kinh tế

Mục tiêu đặt ra, trong thời kỳ từ năm 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của vùng đệm tăng 8%. Trong đó, giá trị sản xuất lâm – nông – ngư nghiệp tăng trung bình 5%; giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng trung bình 12%; giá trị dịch vụ tăng 13,5%.

Giai đoạn từ 2021 – 2030 tăng tưởng 10,1%. Bao gồm: giá trị sản xuất lâm – nông – ngư nghiệp tăng trung bình 5,5%; giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng trung bình 12,5%; giá trị dịch vụ tăng 14%.

Phát triển vùng đệm chuyển dịch cơ cấu từ lân nghiệp sang phi nông nghiệp. Mục tiêu năm 2020, tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm còn 45%, công nghiệp – xây dựng tăng 18% và dịch vụ tăng 36%. Đến năm 2030 thì tương ứng là 32%, 45% và 22,5%.

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 tăng lên 25 triệu đồng, năm 2030 tăng lên 110 triệu đồng.

Phát triển văn hóa – xã hội

  • Đến năm 2020, tỷ lệ dân số phát triển tự nhiên đạt 1,1%, năm 2030 còn khoảng 1%.
  • Giai đoạn 2015 – 2020 giải quyết việc làm cho 4000 người và giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 4200 người.
  • 100% các xã trong cả nước hoàn thành được phổ cập trung học đúng với độ tuổi vào năm 2020. Khoảng 90% trường trung học đạt được chuẩn quốc gia cấp độ 1 và 50% trường đạt chuẩn cấp độ 2. Trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia khoảng 70% và 100% xã phổ cập trung học cơ sở. Đến năm 2030, tỷ lệ trường trung học đạt chẩn quốc gia cấp độ 1 là 100% và cấp độ 2 khoảng 70%.
  • Giai đoạn 2015 – 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,1%, đến giai đoạn 2021 – 2030 còn 2%. Cụ thể đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn 25% và năm 2030 còn khoảng 13 – 15%.

Môi trường

Mục tiêu phát triển vùng đệm trong lĩnh vực môi trường bao gồm:

  • Đến năm 2010: Số hộ dân có công trình vệ sinh tự hoạt đạt khoảng 80%; và 70% tỷ lệ xử lý, thu gom rác thải ở những khu vực đô thị. Đến năm 2030 tỷ lệ này tương ứng là 90% và 100%.
  • Tất cả nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.
  • Độ che phủ rừng đến năm 2020 là 92% và 2030 đạt 93,5%.

Xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý

  • Mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ số hộ đạt chuẩn văn hóa khoảng 50%, thôn và làng văn hóa đạt 35%. Đến năm 2030 tỷ lệ này tương ứng là 70% và 45%.
  • Xây dựng đội ngũ nhân lực có năng lực, trình độ đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển vùng đệm theo những mục tiêu, định hướng đã đề ra. Cụ thể, đến năm 2020, 50% số nhân lực đã qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề khoảng 40%. Đến năm 2030, con số này nâng lên là 65% và 55%.
  • Tỷ lệ dân cư ở vùng đệm được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh chiếm khoảng 80%, năm 2030 nâng lên 90%.
  • Có 80% xã đạt chuẩn y tế cấp quốc gia vào năm 2020 và 95% vào năm 2030.
  • Cố gắng phấn đấu giảm tuer lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng còn 15% vào năm 2020 và 10% vào năm 2030.
  • Bên cạnh đó cần phải đảm bảo an toàn trật tự, an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền biên giới bền vững.

Biện pháp phát triển vùng đệm

Để phát triển vùng đệm thì cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Khuyến khích, tổ chức những biện pháp nhằm thu hút dân sinh ở vùng đệm thực hiện ngăn chặn, tố cáo hành vi xâm hại vào khu rừng đặc dụng. Cũng như tham gia quản lý rừng đặc dụng, thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.
  • Cần nâng cao đời sống cho người dân sống trong vùng đệm để giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên rừng bừa bãi trong khi rừng đặc dụng.
  • Cần có sự phối hợp của địa phương vùng đệm với ban quản lý rừng đặc dụng tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư vùng đệm.
  • Khuyến khích người dân, chính quyền địa phương vùng đệm tham gia quản lý, quy hoạch các hoạt động bảo tồn rừng đặc dụng.
  • Quản lý việc sử dụng tài nguyên rừng đúng với quy định của nhà nước và quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng.
  • Lập các kế hoạch quản lý và phát triển tài nguyên thiên nhiên ở vùng đệm, rừng đặc dụng một cách bền vững.
  • Khuyến khích những dự án đầu tư phát triển vùng đệm. Đồng thời phải điều phối đươc hoạt động đầu tư này để đảm bảo mục tiêu bảo tồn.

Tóm lại, vùng đệm là vùng giáp ranh giữa hai hệ sinh thái; việc phát triển vùng đệm sẽ giúp giải quyết được nhiều khó khăn của kinh tế xã hội, môi trường sinh thái, an ninh xã hội. Đồng thời, phát triển vùng đệm cũng sẽ giúp nâng cao đời sống của người dân địa phương. Nhờ vậy mà sức ép của dân sinh lên các khu bảo tồn cũng giảm hẳn.

Nội dung liên quan

  • Trào ngược dịch mật căn bệnh nguy hiểm không thể chủ quan
  • Đốt rừng làm nương rẫy thực trạng và biện pháp khắc phục
  • Biến đổi khí hậu là gì? Biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu tại việt nam
  • WWF là gì? – Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
  • Các loài mèo rừng quý hiếm trên thế giới
  • Redd+ là gì? Biện pháp đảm bảo an toàn trong redd+
Bài viết liên quan