Đau bụng khi đói là bệnh gì? Cách khắc phục cơn đau hiệu quả

Khi bắt đầu có những triệu chứng đau bụng khi đói thì rất có thể bạn đã mắc một bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tuyệt đối không nên chủ quan bỏ qua những cơn đau này. Tham khảo thêm thông tin để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Quá trình tiêu hóa của dạ dày

Đau bụng khi đói hay khi no đều là do ảnh hưởng của hệ tiêu hóa của cơ thể. Một quy trình tiêu hóa thông thường sẽ là dạ dày tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn và co bóp nghiền nát thức ăn. Quá trình này diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại rất trơn tru. Nhưng khi dạ dày bị tác động hoặc gặp một số vấn đề thì việc tiêu hóa bị rối loạn, trì trệ. Lượng dịch vị sẽ được tiết ra nhiều hơn hoặc quá ít so với nhu cầu cần thiết. Mỗi trường hợp thì đều gây ảnh hưởng nhất định đến cơ thể.

Quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày

Khi dịch vị dạ dày tiết ra ít hơn, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết gây ứ đọng lại dạ dày hoặc thậm chí sinh khí, lên men khiến cho bụng luôn trong trạng thái đầy hơi, khó chịu và mất cảm giác muốn ăn. Đối với trường hợp dịch vị quá nhiều thì các acid này sẽ không có thức ăn để tiêu hóa quay ngược lại ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây viêm loét và tổn thương dạ dày. Nếu không được sớm phát hiện và điều trị, viêm loét dạ dày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như là ung thư dạ dày.

Đau bụng khi đói là bệnh gì?

Thông thường tình trạng đau bụng khi đói kèm theo các triệu chứng như ợ chua, trào ngược dạ dày, đầy bụng, khó tiêu… xảy ra khi bạn gặp một số vấn đề về dạ dày. Những cơn đau bụng khi đói, đau cả lúc no khiến cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống.

Thời điểm đói bụng thường vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn khi chưa cơ thể chưa được nạp thức ăn. Nhưng tình trạng tiêu hóa đang bị rối loạn khiến cho dịch vị vẫn tiếp tục được tiết ra mà không có đối tượng để tiêu hóa. Các acid dịch vị sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày gây đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ. Nhiều người thì chủ quan cho rằng những triệu chứng này chỉ là hiện tượng thông thường mà không thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Để triệu chứng tái phát nhiều lần gây nguy cơ phát triển bệnh trầm trọng hơn và những biến chứng khó lường nguy hiểm tới sức khỏe và cả tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng lúc đói

Dựa vào những vị trí khi bị đau dạ dày bệnh nhân có thể sớm phán đoán được mình đang mắc phải bệnh lý nào. Thông thường thì đau bụng khi đói sẽ thường xuất hiện ở khu vực thượng vị vì đây là vị trí của dạ dày. Cụ thể một số bệnh lý về dạ dày được liệt kê như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm loét hành tá tràng
  • Xuất huyết dạ dày
  • Viêm hang vị dạ dày
  • Trào ngược dạ dày thực quản

Một số dấu hiệu thông thường của bệnh

Mọi người cần lưu ý một số triệu chứng đau bụng khi đói sau đây để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời.

  • Đau bụng thượng vị: Đây là biểu hiện rõ ràng, những người bị đau bụng khi đói đều thường ở vị trí thượng vị. Lúc nào bệnh nhân cảm thấy cồn cào, đau tức vùng bụng trên. Cơn đau sẽ xuất hiện cả khi đói và khi ăn quá no gây khó chịu, nóng rát xương ức…
  • Ợ chua, ợ hơi, chướng bụng: Acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác nóng rát, đắng ngắt cổ họng chính là tình trạng ợ hơi, ợ chua… Đồng thời bệnh nhân cũng bị chướng bụng và đầy bụng và cần được đưa đi bệnh viện thăm khám ngay.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng này gây nên chứng tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống… Bệnh nhân sẽ dễ bị mất nước suy nhược cơ thể.
  • Chán ăn, sụt cân: Khi mắc bệnh dạ dày, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi chán ăn. Không muốn dung nạp thêm thức ăn và cơ thể, cảm giác ăn mất ngon, miệng đắng. Lâu dần thì cơ thể suy nhược và cân nặng sụt giảm.
  • Cảm giác đầy bụng sau khi ăn: Khi ở giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh chưa rõ ràng thì người bệnh chỉ có thể nhận thấy tình trạng đầy bụng trên sau khi ăn.

Chớ nên coi thường các dấu hiệu lạ ở đường tiêu hóa

Khắc phục hiện tượng đau bụng khi đói hiệu quả

Những thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình tiêu hóa thức ăn và nguy cơ bị đau bụng khi đói. Do đó, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Mọi người không được để bụng quá đói. Đặc biệt là không được nhịn bữa sáng vì đây là bữa ăn chính cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt động. Nếu bỏ bữa sáng là sẽ tạo điều kiện cho acid dịch vị phá hủy niêm mạc dạ dày gây bệnh.
  • Ăn đúng bữa, không ăn quá no. Đặc biệt hạn chế các thực phẩm chua, cay nóng.
  • Nhai kĩ khi ăn, không nói chuyện trong bữa ăn.
  • Khi bụng đang đói cần tránh xa các thực phẩm bao gồm: cà chua chín, hòng chính, khoai lang, sữa, cam, đậu nành, vải, dứa, táo tàu…
  • Không sử dụng các loại chất kích thích hay rượu bia về có thể gây kích ứng đau bụng diễn ra nặng nề hơn.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress cũng là phương pháp giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức giúp tăng cường sức đề kháng và hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
  • Thường xuyên đi thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Ăn uống lành mạnh là biện pháp đề phòng tốt nhất

Nên đọc: Đau bụng khi đói là bệnh gì? Cách khắc phục cơn đau hiệu quả

Như vậy, hiện tượng đau bụng khi đói tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu tái phát quá nhiều lần thì bạn tuyệt đối không được chủ quan. Nếu bạn và người thân có bất kỳ triệu chứng nào kể trên thì cần sớm tới các bệnh viện uy tín để thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn nhiều sức khỏe.

Bài viết liên quan