Trào ngược dạ dày có nên uống sữa, loại sữa chống trào ngược tốt.

Dùng sữa chống trào ngược dạ dày thực quản từ lâu đã là biện pháp hữu ích để cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, lựa chọn sữa và cách dùng như thế nào vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Vai trò của sữa đối với việc chống trào ngược dạ dày thực quản

Khi bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu như ợ hơi, khó nuốt, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi… lâu dần cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng.

Sữa là một thực phẩm dinh dưỡng vừa giúp cung cấp năng lượng vừa bổ sung các loại vitamin, khoáng chất lại dễ hấp thu. Trong rất nhiều vấn đề sức khỏe, chúng ta thường ưu tiên chọn sữa là một biện pháp nuôi dưỡng bổ sung hiệu quả. Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng vậy, sữa là một biện pháp chống nôn trớ an toàn và hữu ích.

Bên cạnh những loại sữa tươi, sữa bột thì sữa chua cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho người trào ngược dạ dày thực quản bởi:

  • Có các lợi khuẩn probiotics giúp đẩy lùi hại khuẩn, tăng cường miễn dịch, tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn, tránh việc chậm tiêu, tồn dư thức ăn trong dạ dày.  Các vi khuẩn lên men chua bám vào niêm mạc dạ dày, tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ, kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn.
  • Trong sữa chua có protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Axit lactic trong sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày.
  • Sữa chua là thực phẩm mềm mịn, ăn mát, dễ tiêu hóa và hấp thu, giảm gánh nặng cho dạ dày.

Nguyên tắc chọn sữa chống trào ngược dạ dày thực quản

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa được quảng cáo có hiệu quả trong việc chống nôn trớ dạ dày. Chính vì thế mà nhiều người luôn thắc mắc sữa chống nôn trớ nào tốt, dưới dây là một số cách lựa chọn để có loại sữa phù hợp với bạn:

  • Sữa đảm bảo bổ sung năng lượng, một số vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Lượng tinh bột trong sữa để thay thế hàm lượng carbohydrate với tỷ lệ nhỏ hơn 2g/100ml để khi sữa vào trong cơ thể sẽ có độ sệt cần thiết tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Chọn các loại sữa có bổ sung chất xơ tự nhiên có tác dụng chống nôn trớ và trào ngược.
  • Nên chọn sữa dê hoặc sữa bò tách kem, sữa ít đường hoặc không đường. Bởi sữa bò chưa tách kem hay các loại sữa nhiều đường, có bơ, phô mai giàu chất béo có thể làm thư giãn cơ thắt thực quản dưới tạo điều kiện cho thức ăn dễ dàng bị trào lên.
  • Nếu người bệnh bị dị ứng protein sữa bò thì có thể chọn sữa đạm thủy phân vừa chống nôn trớ mà lại có thể giúp loại trừ các protein dị ứng ra khỏi cơ thể. Theo một số nghiên cứu, người sử dụng thường xuyên sữa có đạm thủy phân có hệ tiêu hóa tốt hơn so với những người ít sử dụng.
  • Tìm hiểu và lựa chọn những thương hiệu có uy tín, chất lượng. Hãy kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm về bảng thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng và tình trạng nguyên vẹn đóng gói.
  • Lựa chọn sữa phù hợp với nhu cầu, sở thích của người bệnh. Một người đang chán ăn, mệt mỏi, khó chịu trong người thì chọn thực phẩm phù hợp khẩu vị sẽ ăn uống tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng sữa chống trào ngược, nôn trớ dạ dày thực quản.

  • Không uống sữa quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày. Nhiệt độ sữa âm ấm là phù hợp, dịu niêm mạc.
  • Không uống sữa khi dạ dày rỗng vì ba lý do sau: Thứ nhất, khi đó axit dịch vị tiết ra nhiều gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa. Thứ hai, sữa lên men và sinh khí khiến cho dạ dày bị đầy hơi dễ ợ chua. Thứ ba, uống sữa khi đói làm giảm cảm giác thèm ăn vào bữa chính, người bệnh dễ ăn uống thất thường. Vì vậy, nên uống sau khi đã ăn lót dạ, tốt nhất sau ăn 2 giờ.
  • Sữa pha lần nào uống hết lần đó, không để vào tủ lạnh, không để lâu tránh nhiễm khuẩn. Nếu không may sử dụng sữa nhiễm khuẩn sẽ gây rối loạn tiêu hóa, các triệu chứng càng trở nên trầm trọng.
  • Đối với trẻ em do tính chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa, dạ dày nhỏ và nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới yếu nên sữa lỏng rất dễ bị nôn trớ, trào ngược. Nên cần chú ý: Tăng độ đậm đặc của sữa phù hợp, không bú quá nhiều một lúc, không đung đưa khi cho ăn, tư thể cho bú đúng cách, không đặt trẻ nằm ngay sau khi bú.
  • Sử dụng sữa chua ăn kèm với gừng, trái cây, mật ong, hạt lanh… để tăng hương vị, bổ sung dưỡng chất và có tác dụng rất tốt cho giảm triệu chứng trào ngược.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng thuốc ovac 20mg chữa bệnh hiệu quả

Qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản trong việc sử dụng sữa chống trào ngược dạ dày thực quản. Hãy chia sẻ những kiến thức bổ ích này cho cả những người xung quanh. Chúc sức khỏe bạn và gia đình.

Bài viết liên quan