Uống kẽm vào lúc nào trong ngày? Bổ sung kẽm đúng cách

Uống kẽm có tác dụng gì chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều người. Để hiểu rõ hơn về vai trò, tác dụng của kẽm với sức khỏe chúng ta mời bạn đọc tham khảo thông tin đầy đủ trong bài viết dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Uống kẽm có tác dụng gì?

Kẽm là khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể con người, khi thiếu hoạt chất này các chức năng của cơ thể sẽ bị trì trệ gây nên tình trạng: hệ đường huyết mất cân bằng, quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng chậm lại, làm giảm khả năng nếm, ngửi và sự tổng hợp ADN, phân chia tế bào bị tổn thương.

Bên cạnh đó kẽm có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch, nhất là đối với bệnh cảm cúm, các nghiên cứu đã đồng loạt chỉ ra rằng việc sử dụng kẽm sẽ giúp giảm khả năng sao chép tế bào của các virus gây cảm cúm. Ngoài ra các nghiên cứu khác cũng cho thấy kẽm có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa tiêu chảy, làm lành vết thương và làm chậm tình trạng thoái hóa điểm vàng.

Cải thiện sức khỏe của não bộ

Kẽm là một trong những loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng với sức khỏe của não bộ, cùng với vitamin B6 kẽm giúp chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ hoạt động tốt hơn. Điều quan trọng là vùng đồi hải mã – khu vực trung tâm của não bộ cần hàm lượng kẽm rất cao. Vì vậy, bạn cần cung cấp đầy đủ kẽm cho cơ thể để cải thiện sức khỏe của não bộ.

Người trưởng thành cần bổ sung 8-11mg Kẽm mỗi ngày

Xương khớp khỏe mạnh

Chắc hẳn chúng ta đều nắm rõ canxi rất quan trọng với xương, nhưng ít ai hiểu rằng kẽm cũng rất cần thiết cho xương, giúp xương khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng kẽm là thành phần quan trọng của xương, việc thiếu hụt kẽm sẽ khiến cho cơ thể của bạn không thể xây dựng được khung xương khỏe mạnh. Do đó, để mang tới sức khỏe tốt nhất cho xương, bạn cần tiêu thụ kẽm một cách thường xuyên và hợp lý.

Kẽm giúp tóc chắc khỏe

Rụng tóc là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có bị thiếu hụt kẽm. Ngược lại việc hấp thụ đầy đủ kẽm giúp tóc trở nên dày và chắc khỏe hơn. Thực tế cho thấy, kẽm có tác dụng rất tốt trong việc kích thích mọc tóc, do đó bác sĩ thường khuyên người hay bị rụng tóc nên bổ sung kẽm thường xuyên cho cơ thể.

Tác dụng đối với mắt

Một sự thật ít ai ngờ tới đó chính là kẽm rất tốt cho đôi mắt của chúng ta. Với thị lực, kẽm giúp hỗ trợ đưa vitamin A tới võng mạc. Việc thiếu hụt kẽm sẽ khiến mắt không nhận được đủ vitamin A cần thiết và gây suy giảm thị lực, ngoài ra việc thiếu kẽm là nguyên nhân chính gây thoái hóa điểm vàng, bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Uống kẽm giúp cơ bắp mạnh mẽ

Nếu bạn muốn cơ bắp chắc khỏe thì bạn hãy chắc chắn bạn luôn bổ sung đầy đủ lượng kẽm cho cơ thể. Kẽm có vai trò giúp phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện, nó giúp xây dựng cơ bắp khỏe mạnh, ngoài ra kẽm cũng hỗ trợ cơ bắp khi cơ thể mệt mỏi, giúp bạn làm việc đúng năng lực của mình.

Uống kẽm có tác dụng gì với làn da?

Công dụng đầu tiên của kẽm với da là giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó có khả năng điều chỉnh lượng dầu và giảm nhiễm khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, kẽm tham gia vào quá trình sản xuất collagen, chất này mang đến cho bạn làn da mịn màng, căng bóng.

Cân bằng nội tiết tố

Kẽm có vai trò rất quan trọng giúp cân bằng nội tiếp tố trong cơ thể. Ví dụ: Kẽm rất cần thiết trong việc sản xuất insulin giúp điều tiết lượng đường trong máu, kẽm cũng giúp kích thích tố tuyến giáp và tố sinh sản. Việc bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp bạn luôn cảm thấy khỏe mạnh hơn vì các tiết tố trong cơ thể đã được cân bằng bởi kẽm.

Một ngày cơ thể nam giới cần được cung cấp 11mg kẽm, với nữ giới là 8mg kẽm. Hãy bổ sung kẽm đều đặn bằng cách ăn nhiều thịt, hàu, yến mạch, hạt bí đỏ, đậu Hà Lan bạn nhé.

Bổ sung kẽm mỗi ngày có tốt không?

Mặc dù kẽm là yếu tố cần thiết cho cơ thể, ngoài việc tìm hiểu việc uống kẽm có tác dụng gì rất nhiều bạn đọc thắc mắc về việc uống kẽm mỗi ngày có tốt không. Bởi vì cũng như các hoạt chất khác, nếu chúng ta sử dụng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ, dẫn tới việc thừa thãi gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Do đó, bạn cần bổ sung kẽm đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên uống kẽm mỗi ngày. Hoặc khi xác định được cơ thể bạn đang bị thiếu hụt kẽm thì hãy bổ sung. Bên cạnh đó không được tự ý sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng để bổ sung kẽm vì điều này có thể gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Uống kẽm vào lúc nào trong ngày

Để bổ sung lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, bạn hãy uống kẽm 30 phút sau khi ăn và uống trong thời gian 2 -3 tháng sau đó ngưng một thời gian để cơ thể có thể hấp thụ hết lượng kẽm đã được bổ sung. Bên cạnh đó, khi uống kẽm bạn cần sử dụng thêm các loại vitamin A, vitamin B6, vitamin C để tăng khả năng hấp thu kẽm.

Nguồn bổ sung kẽm tự nhiên

Cũng như vitamin A, C cơ thể không thể sản sinh được loại dưỡng chất quan trọng này, vì vậy bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể. Nguồn bổ sung kẽm tự nhiên bao gồm:

  1. 5 con hàu sống  cung cấp khoảng 63,9 mg kẽm
  2. 100g cua biển nấu chín sẽ cung cấp 6,5 mg kẽm
  3. 100g thịt bò nạc thăn cung cấp 5,275 mg kẽm
  4. 1/2 tách hạt bí sống cung cấp 5,5 mg kẽm
  5. 100g tôm hấp hoặc nướng cung cấp 1,475 mg kẽm
  6. 150g nấm mũ nâu sống cung cấp 1,04 mg kẽm
  7. 1  cốc rau chân vịt đã luộc cung cấp 1,37 mg kẽm

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin trả lời cho câu hỏi uống kẽm có tác dụng gì? Để phát huy tối đa hiệu quả của kẽm và tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe bạn hãy sử dụng kẽm đúng cách, đúng thời điểm nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Nội dung liên quan

  • Rau ngót có tác dụng gì?
  • Nha đam có tác dụng gì trong trị bệnh, chăm sóc da và tóc?
  • Hạt gấc có tác dụng gì? Bật mí công dụng cực hay từ hạt gấc
  • Vitamin D3 có tác dụng gì? Cách uống vitamin D3 đúng cách
  • Ăn bơ có tác dụng gì? Cách ăn bơ tốt nhất mà bạn cần biết
  • Uống nước dừa có tác dụng gì với sức khỏe, làn da và phụ nữ có thai
Bài viết liên quan