Thuốc omeprazol: Tác dụng, liều dùng và những chú ý quan trọng khi sử dụng

Omeprazol được biết đến là thuốc biệt dược điều trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày và thực quản hiệu quả. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ tác dụng, liều dùng và những chú ý quan trọng khi dùng loại thuốc này. Hãy cùng giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Công dụng của thuốc Omeprazol

Omeprazol được dùng rộng rãi trong lĩnh vực y tế nhờ nhiều ưu điểm mà ít loại thuốc nào có được. Thuốc phát huy tác dụng ức chế bài tiết acid của dạ dày nhờ khả năng hồi phục hệ enzym hydro – kali adenosine triphosphatase. Bên cạnh đó, thuốc cũng phát huy hiệu quả nhanh, kéo dài nên thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân.

Thuốc giúp chữa lành tổn thương dạ dày và thực quản do axit, giúp ngăn ngừa các vết loét và có thể giúp ngăn ngừa ung thư thực quản. Thuốc omeprazol được chỉ định dùng trong các trường hợp gặp vấn đề về dạ dày và thực quản như viêm loét, trào ngược, hội chứng Zollinger – Ellison, nhiễm trùng do vi khuẩn…

Thuốc Omeprazol có tác dụng đặc biệt trong điều trị các bệnh về dạ dày

Ngoài ra, thuốc còn giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh như khó nuốt, ho dai dẳng, ợ nóng… hiệu quả.

Thành phần của thuốc bao gồm các hoạt chất: Dinatri hydrogen orthophosphate, Natri lauryl sulfat, Calci carbonat, Đường, Mannitol, Starch, Hydroxypropyl Methylcellulose E5, Methacrylic Acid copolymer (L-30D), Diethylphtalat, Talc, Titan Dioxit, Natri hydroxyd, Tween 80, Polyvinyl povidone K30, Natri methylparaben, Natri propyl paraben.

Thông thường, thuốc được dùng điều trị các bệnh lý sau:

  • Tiêu diệt Helicobacter pylori (phối hợp cùng với kháng sinh).
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.
  • Bệnh trào ngược dịch dạ dày – thực quản ( gồm bệnh thực quản Barrett).
  • Phòng chống loét dạ dày – tá tràng liên quan đến NSAIDs.
  • Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng lành tính.

Liều dùng thuốc Omeprazol

Thông thường, liều dùng thuốc omeprazol phụ thuộc phần lớn vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Để đảm bảo thuốc mang đến hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa tác dụng phụ, bệnh nhân nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, đa số trường hợp sử dụng thuốc theo liều lượng như sau:

  • Đối với người mắc bệnh loét tá tràng: Người lớn dùng omeprazol 20mg 1 ngày 1 lần trước bữa ăn, trong vòng 4-8 tuần.
  • Đối với người mắc bệnh loét dạ dày: Người lớn dùng omeprazol 40mg 1 ngày 1 lần trước bữa ăn, trong vòng 4-8 tuần.
  • Đối với người mắc bệnh loét thực quản: Người lớn dùng omeprazol hàm lượng 20mg 1 ngày 1 lần trước bữa ăn. Có thể tăng liều lượng lên 40mg theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu người bệnh có thể dung nạp.
  • Đối với người mắc bệnh trào ngược thực quản: Trong 4-8 tuần đầu, người lớn dùng omeprazol 20mg 1 ngày 1 lần trước bữa ăn. Sau thời gian đó, dùng duy trì 10-20mg omeprazol mỗi ngày.
  • Đối với người mắc hội chứng Zollinger – Ellison, đau nội tiết, bệnh tế bào mast: Thời gian đầu, dùng omeprazol 60mg 1 ngày 1 lần, có thể có sự điều chỉnh tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Với liều duy trì, dùng 120mg omeprazol chia làm 3 lần 1 ngày.
  • Đối với người mắc chứng khó tiêu: Người lớn dùng omeprazol 20mg mỗi ngày để ngăn ngừa chứng ợ nóng, khó tiêu. Dùng liên tục trong vòng 14 ngày.

Thuốc omeprazol chủ yếu dành cho đối tượng là người lớn. Trong trường hợp trẻ em sử dụng loại thuốc này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý dùng gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Tuân thủ liều dùng theo chỉ định khi sử dụng thuốcOmeprazol

Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc omeprazol

Trong quá trình sử dụng thuốc omeprazol, nếu người bệnh không tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc dị ứng với thành phần của thuốc, rất có thể sẽ gặp phải một trong số các trường hợp sau:

  • Rối loạn cảm giác, mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban.
  • Nhức đầu, buồn ngủ, buồn nôn, nôn mửa , đau bụng, táo bón, đầy hơi, chướng bụng.
  • Giảm các tế bào máu, ngoại biên, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
  • Bị lú lẫn có hồi phục, trầm cảm, dễ kích động, ảo giác ở người cao tuổi và đặc biệt là ở người bị rối loạn thính giác.
  • Co thắt phế quản.
  • Ðau khớp, đau cơ,  ngực to ở đàn ông,
  • Nhiễm nấm Candida, viêm thận kẽ, viêm dạ dày, khô miệng.
  • Bệnh não ở người suy gan, viêm gan vàng da hoặc không vàng da .
  • Tăng transaminase tạm thời.
  • Ðổ nhiều mồ hôi, phù ngoại biên, phù mạch, sốt cao, phản vệ.

Khi gặp phải một trong các trường hợp trên, nên lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu, đề phòng biến chứng xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó, không nên tiếp tục sử dụng thuốc khi bạn thấy xuất hiện những phản ứng phụ này.

Thận trọng khi dùng thuốc omeprazol

Có một số lưu ý khi dùng thuốc omeprazol được bác sĩ khuyên dùng đối với bệnh nhân như:

  • Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazol, phải loại trừ khả năng bị u ác tính. Trong trường hợp này không nên sử dụng thuốc omeprazol.
  • Sử dụng các chất ức chế bơm protein cùng với omeprazol có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Thuốc chứa sucrose, bệnh nhân mắc chứng rối loạn di truyền về dung nạp fructose, rối loạn hấp thu glucose – galactose, hoặc thiếu hụt enzym sucrose – isomaltase không nên dùng thuốc này.
  • Người vận hành máy móc, tàu xe không nên sử dụng loại thuốc này vì có khả năng gây buồn ngủ.

Giá thuốc Omeprazol như thế nào?

Hiện nay, thuốc omeprazol được bán phổ biến tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng có mức giá như nhau. Người bệnh cần cẩn trọng để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tùy vào dạng thuốc, hàm lượng thuốc và nhà sản xuất mà giá cả omeprazol có sự chênh lệch. Cụ thể:

  • Ở dạng viên nang, có omeprazol 5mg, 10mg, 20mg và omeprazol 40mg.
  • Ở dạng hỗn dịch, có omeprazol 2,5mg, 10mg và 25mg.

Theo khảo sát thị trường, một hộp omeprazol DHG 20mg 3 vỉ x 10 viên do công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG sản xuất có giá khoảng 27.000 đồng. Một hộp omeprazol 40mg 3 vỉ x 10 viên do công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm sản xuất có giá 48.000 đồng.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin xung quanh thuốc omeprazol. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn biết cách sử dụng thuốc sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan