Hiện tượng ăn xong bị đau bụng trên gây rất nhiều phiền toái cho mọi người. Không chỉ vậy, chúng còn là một dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa không thể lơ là. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn trong bài viết này.
Nguyên nhân đau bụng trên khi ăn xong
Tình trạng ăn xong bị đau bụng trên có thể là do nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nguyên nhân đều bởi hệ tiêu hóa đang gặp vấn để. Cụ thể một số thủ phạm sau:
- Thực phẩm có vấn đề: Các thức ăn bị nhiễm khuẩn, thức ăn ôi thiu, các chất kích thích, thực phẩm có chứa thành phần dị ứng khi bị đưa vào dạ dày có thể dẫn đến hiện tượng ăn xong bị đau bụng trên.
- Mạch máu bị tắc nghẽn: Khi dung nạp thức ăn vào cơ thể, máu sẽ được di chuyển nhiều tới hệ tiêu hóa, tạo áp lực cho các mạch máu ở đây. Do đó, bạn có thể cảm thấy đau bụng khi mạch máy bị tắc nghẽn, ngực và bụng trên bị đau thắt. Bệnh nặng hơn có thể gây những cơn đau dữ dội khiến người bệnh cảm thấy sợ mỗi khi ăn xong.
- Viêm loét đại tràng: Phần đại tràng ở vị trí nằm ngang cũng có thể gặp phải những cơn đau bất chợt sau khi ăn. Người bệnh còn có thêm một số triệu chứng khác như chướng bụng, táo bón, chảy máu đại tràng.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Sau khi bạn ăn quá nhiều khiến cho acid dạ dày bài tiết liên tục và bắt đầu xảy ra triệu chứng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn đi kèm với những cơn đau vùng thượng vị và thực quản.
- Ung thư dạ dày: Người bệnh có thể phát hiện tình trạng của mình dựa trên các triệu chứng như ăn nhanh no, buồn nôn, nôn, ợ hơi nhiều, đại tiện ra phân đen, thiếu máu do chảy máu từ khối u, cân nặng bị sụt giảm nhanh chóng. Bệnh nhân cần nhanh chóng đi nội soi để xác định chính xác nhất căn bệnh này.
- Sỏi mật: Khi cơ thể hình thành sỏi mật người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau dữ dội tấn công trong thời gian dài. Sỏi mật sẽ gây cản trở dòng chảy ở đường ống dẫn mật dẫn đến những cơn đau bụng trên.
- Bệnh crohn: Đây là căn bệnh viêm ruột mãn tính gây viêm ở các phần khác nhau trong đường tiêu hóa dẫn đến những cơn đau bụng dữ dội sau khi ăn.
Các dấu hiệu đi kèm
Bên cạnh hiện tượng ăn xong bị đau bụng trên, người bệnh cũng khó tránh khỏi những triệu chứng sau đây. Nắm bắt các triệu chứng để sớm xác định tình trạng bệnh của mình và có phương pháp xử lý phù hợp. Triệu chứng bao gồm:
- Đau bụng quặn từng cơn kéo dài khoảng 2 tiếng.
- Đau thắt vùng ngực sau khi ăn với cường độ liên tục và tăng dần.
- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi sau mỗi bữa ăn.
- Luôn cảm thấy đầy bụng, khó nuốt, ợ nóng ợ hơi.
- Tiêu chảy hoặc kèm theo sốt nhẹ.
- Tâm trạng dễ bị kích động, khó chịu và hay căng thẳng, lo âu.
- Cảm thấy sợ hãi các loại thực phẩm trong bữa ăn.
Những triệu chứng này có tính chu kỳ và dễ tái phát. Do đó, người bệnh khi phát hiện dấu hiệu nào thì cần tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Ăn xong bị đau bụng trên có nguy hiểm hay không?
Tình trạng ăn xong bị đau bụng trên có nguy hiểm hay không thì còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân người bệnh gặp phải.
- Hiện tượng dị ứng thực phẩm có thể dẫn đến phản ứng sốc phản vệ khiến bạn ngừng thở.
- Trào ngược dạ dày gây đau bụng ngoài ra còn dẫn đến các tổn thương thực quản và cảm giác khó nuốt.
- Các bệnh lý về dạ dày tá tràng có thể dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng bên trong niêm mạc.
- Bệnh Crohn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nhất như dẫn đến vết nứt, vật cản trong ruột làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Cách xử lý và phòng tránh hiện tượng ăn xong bị đau bụng trên
Tùy vào từng nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn mà chúng ta có cách chữa trị phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc trong sinh hoạt và ăn uống để giảm tối đa nguy cơ gây bệnh.
Xem thêm: Đau bụng cấp và mãn tính là gì? Cần làm gì khi bị đau bụng không rõ nguyên nhân
Xử lý tình trạng đau bụng trên sau khi ăn
Đối với những trường hợp ăn xong bị đau bụng trên thông thường không phải do bệnh lý nguy hiểm. Bạn có thể áp dụng phương pháp massage, chườm nóng vùng bụng để giúp cải thiện triệu chứng. Ngoài ra cần ăn các thực phẩm đảm bảo, dễ tiêu hóa, hạn chế chất béo dầu mỡ. Không sử dụng thức uống có cồn, cafein và thuốc lá…
Đối với các trường hợp đau bụng sau khi ăn kèm theo triệu chứng nguy hiểm như đau bụng dữ dội và ngày càng tăng, nôn ói, vã mồ hôi, đi ngoài phân đổi màu, cảm giác mất nước, mệt mỏi… Người bệnh cần được gặp bác sĩ ngay lập tức để thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng các loại thuốc kháng sinh như aspirin, thuốc chống viêm khi chưa xác định rõ nguyên nhân của hiện tượng.
Phòng tránh
Để ngăn chặn hiện tượng này tái phát và phòng ngừa cho mọi người trong gia đình, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho cả gia đình.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thực phẩm đảm bảo an toàn, ăn chậm nhai kỹ.
- Chia nhỏ các bữa ăn để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa.
- Hạn chế các chất béo dầu mỡ, ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả và uống nhiều nước.
- Kiểm soát căng thẳng, stress, nghỉ ngơi phù hợp.
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga… để tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.
- Không thức khuya, ngủ đủ giấc.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh và có phương án xử lý hiệu quả.
Như vậy tình trạng ăn xong bị đau bụng trên có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc khi chưa xác định được chính xác lý do mình bị đau bụng. Lưu ý những các xử lý và phòng tránh bệnh trên đây để áp dụng cho trường hợp của mình và người thân. Cảm ơn bạn đã theo dõi chuyên mục. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.