Viêm xung huyết dạ dày là căn bệnh nguy hiểm cần có một phác đồ điều trị bài bản. Trong đó chế độ ăn uống góp phần lớn vào sự hồi phục của dạ dày. Tham khảo ngay những thông tin viêm xung huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì ngay trong bài viết này.
Dấu hiệu của bệnh xung huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày là hệ quả của căn bệnh viêm loét dạ dày kéo dài gây nên. Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương nghiêm trọng tại niêm mạc gây chảy máu dạ dày. Hiện tượng xuất huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm vì xảy ra ở trong dạ dày nên không thể cầm máu được. Bệnh nhẹ chỉ gây đau đớn nhưng trường hợp bệnh nặng mất máu nhiều có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Tùy vào từng tình trạng bệnh xung huyết dạ dày mà chúng ta có chế độ dinh dưỡng cũng như cách xử lý khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần nắm được các dấu hiệu bệnh trước khi tìm hiểm thông tin viêm xung huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì.
- Đau bụng: Tình trạng xung huyết dạ dày gây ra những cơn đau vùng thượng vị, đau lan ra cả vùng bụng. Cơn đau xuất hiện với các cường độ và thời điểm khác nhau. Lúc thì âm ỉ, lúc thì dữ dội khó có thể lường trước được để có cách đối phó. Hầu hết các cơn đau bụng sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 giờ và chấm dứt sau vài ngày.
- Khó tiêu đầy bụng: Khi bị xung huyết dạ dày, các hoạt động co bóp sẽ bị yếu đi, thức ăn không được tiêu hóa hết gây tồn đọng khiến bệnh nhân bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng gây tình trạng trào ngược dạ dày. Một số trường hợp khác thì bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Dạ dày tiêu hóa kém nên không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Đồng thời, người bệnh bị tiêu chảy nhiều sẽ dẫn đến mất nước và cơ thể suy yếu mệt mỏi, da tái đi, sụt cân.
- Người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thực quản…
Người bệnh xung huyết dạ dày nên ăn gì?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân cần nghỉ ngơi dưỡng sức điều trị theo đơn thuốc và tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu nhiều người chưa biết xung huyết dạ dày nên ăn gì thì hãy tham khảo ngay một số thực phẩm sau đây:
- Khoai lang: Trong khoai có chứa nhiều vitamin C và B giúp kiểm soát dịch vị dạ dày và hạn chế tổn thương tại các vết loét. Người bệnh ăn khoai lang có tác dụng giảm tình trạng táo bón, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và bảo vệ chức năng dạ dày. Chế biến khoai thành các món canh, món luộc, chè để sử dụng giúp cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra.
- Nha đam: Các hoạt chất như acid amin, enzim có trong nha đam giúp chuyển hóa hoạt chất chống viêm loét và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Ngoài ra, saponin còn giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, sản sinh lợi khuẩn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Bánh quy, mật ong, dầu thực vật: Là những thực phẩm giúp giảm tiết acid dịch vị rất tốt. Từ đó bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của các acid dư thừa.
- Trứng và sữa, bánh mì: Đây là thực phẩm thuốc nhóm trung hòa acid trong dạ dày. Lượng acid dịch vị sẽ không vượt quá mức cho phép nếu thường xuyên bổ sung các thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.
- Sữa chua: Những lợi khuẩn đường ruột có trong sữa chua sẽ giúp tốt cho dạ dày. Đặc biệt là acid lactic sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt và kiểm soát tình trạng dư thừa dịch vị trong dạ dày.
- Rau củ quả: Các loại rau xanh non, hoa quả có chứa nhiều chất xơ sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện tình trạng dạ dày tốt nhất.
Tìm hiểu: Vi khuẩn Helicobacter Pylori là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi nhiễm vi khuẩn HP
Xung huyết dạ dày không nên ăn gì.
Bên cạnh việc biết thông tin xung huyết dạ dày nên ăn gì thì người bệnh cũng cần lưu ý một số thực phẩm cần kiêng khem để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
- Không nên ăn các loại rau sống, thức ăn nhanh, đồ ăn chưa chín kỹ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh…
- Không ăn các thức ăn dai cứng, nhiều xơ sợi như: Rau củ già, thịt có gân, sụn…
- Các loại gia vị, đồ ăn cay nóng cũng cần hạn chế tối đa: Tiêu, tỏi, dấm ớt,…
- Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm cho dạ dày co bóp mạnh hơn làm tăng cơn đau cũng như tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Do đó cần tránh những thực phẩm này.
- Tránh các chất kích thích và đồ uống có cồn: Cà phê, chè, rượu, bia, thuốc lá…
- Các thức ăn chua có chứa nhiều axit như: Chanh, dưa cà, hành muối, cam, bưởi….
Những lưu ý khi điều trị bệnh xung huyết dạ dày
Không chỉ cần lưu ý các thông tin bệnh xung huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì mà người bệnh còn cần tuân thủ một số nguyên tắc trong sinh hoạt và ăn uống dưới đây:
- Không để cơ thể quá no hoặc quá đói, chia nhỏ các bữa ăn sao cho lượng thức ăn nạp vào cơ thể là phù hợp.
- Ăn chậm nhai kỹ, không nói chuyện hoặc mất tập trung khi ăn.
- Duy trì tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng stress.
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi trong thời gian điều trị, không làm việc quá sức.
- Tập luyện thể dục nhẹ nhàng để cải thiện hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất.
Những kiến thức về bệnh xung huyết dạ dày nên ăn gì và kiêng gì trên đây sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnh tối ưu. Bệnh xung huyết dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, hãy tới bệnh viện uy tín và nghe tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc chữa bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.