Xung huyết dạ dày có nguy hiểm không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bệnh có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, cách điều trị như thế nào. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc có nguy hiểm không và đưa ra một vài thuốc chữa xung huyết dạ dày hiệu quả và an toàn.
Xung huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xung huyết dạ dày có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào lúc phát hiện, hoặc có được điều trị đúng cách hay không. Nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách thì xung huyết dạ dày sẽ không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Một vài biến chứng mà người bệnh có thể gặp là:
- Gây nhiều khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý cũng như chất lượng của sống của bệnh nhân.
- Nếu để lâu, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm loét và xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là thủng dạ dày.
- Bệnh nếu có biến chứng ác tính, sẽ dẫn tới bệnh ung thư dạ dày, lúc này tính mạng của người bệnh sẽ bị nguy hiểm.
Khi cảm nhận được các dấu hiệu bất thường của dạ dày, bạn nên tới các cơ sở y tế để được tư vấn và khám chữa. Không nên chủ quan với các dấu hiệu nhẹ, vì nếu để quá lâu, bệnh sẽ nặng, khi đó sẽ nguy hiểm và rất khó chữa.
Trường hợp xung huyết dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, thì cần được điều trị bằng kháng sinh. Người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là không tự ý sử dụng thuốc.
Muốn bệnh không nguy hiểm, mau chóng hồi phục trong quá trình điều trị, thì người bệnh xung huyết dạ dày cần phải chú ý tới thói quen sinh hoạt và chế độ ăn hợp lý. Thực đơn phù hợp cho quá trình điều trị của người xung huyết dạ dày có thể là:
- Trứng, sữa, các chế phẩm từ sữa: Những loại thức ăn này có thể trung hòa acid dạ dày, giúp người bệnh giảm đau tốt hơn.
- Trà gừng, nước sôi: Nên ăn chín uống sôi.
- Sử dụng đồ ăn mềm, luộc, hấp: Sẽ giảm áp lực cho dạ dày
- Cơm, bánh mì, cháo: Đây là nhóm thực phẩm có thể giúp giảm tiết acid dạ dày, rất tốt cho người đau dạ dày do viêm loét, trào ngược dạ dày…
Cùng với đó, người bệnh cũng nên chú ý rằng, người bị xung huyết dạ dày nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì dùng 3 bữa, để giảm áp lực tiêu hóa quá nhiều thức ăn một lúc cho dạ dày. Cũng như tránh những điều dưới đây:
- Tránh xa rượu bia, trà đặc, cà phê và các chất kích thích khác.
- Không nên ăn đồ chiên, xào, rán có chứa nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế sử dụng đồ hộp.
- Không ăn đồ khô cứng, cay, chua…
Ngoài việc ăn uống khoa học, nếu người bệnh muốn trị dứt điểm thì cần kết hợp với chế độ luyện tập và sinh hoạt đều độ. Cùng với đó, cần có liệu trình điều trị rõ ràng và phù hợp với thể trạng của người bệnh.
>> Xem thêm: Cách điều trị viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết
Xung huyết dạ dày nên uống thuốc gì?
Xung huyết dạ dày dù là mức độ nhẹ hay vừa thì đều cần phải có biện pháp điều trị thích hợ, để có thể mau chóng làm lành các tổn thương. Thông thường, điều trị bằng nội khoa sẽ được ưu tiên đối với những bệnh nhân chưa bị nặng. Vậy nên, câu hỏi: “Xung huyết dạ dày nên uống thuốc gì?” được khá nhiều người quan tâm.
Dưới đây là danh sách một vài loại thuốc chữa xung huyết dạ dày, mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn:
1. Thuốc co mạch
Nhóm thuốc co mạch có thế giúp cầm máu một cách gián tiếp. Thuốc có thể đáp ứng được trong một số trường hợp dạ dày bị xung huyết ở mức độ vừa và nhẹ. Một số cái tên phổ biến trong nhóm thuốc này là:
- Carbazochrome
- Octreotide
- Posthypophyse
Những loại thuốc này, đều có chung tác dụng là làm giãn mạch ngoại vi, từ đó khiến cho áp lực ở tĩnh mạch giảm xuống, đồng nghĩa với các mạch trung ương bị co lại. Chính vì thế mà tình trạng xung huyết ở dạ dày được cải thiện, hệ tiêu hóa sẽ mau chóng đi vào hoạt động bình thường.
Những thuốc này ngoài điều trị xuất huyết dạ dày thông thường, còn được sử dụng trong một vài trường hợp xuất huyết do vỡ tĩnh mạch thực quản, có liên quan tới chứng viêm gan (hội chứng Mallory-Weiss). Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai và người bị đau tức vùng ngực.
2. Thuốc ức chế bơm Proton
Thuốc ức chế bơm Proton thường được dùng nhiều trong việc khắc phục những vấn đề bất ổn ở hệ tiêu hóa. Đặc biệt trong trường hợp bị xung huyết dạ dày, việc người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc ức chế bơm Proton bởi bác sĩ là điều dễ hiểu.
Đây là nhóm thuốc hoạt động với nguyên lý là một vách ngăn chặn sự hồi phục của những enzyme hydro-kali adenosine triphosphatase. Từ đó, thuốc sẽ được sử dụng với những bệnh nhân bị xung huyết do trào ngược, do hội chứng Zolliger-Ellison
Tuy nhiên, thuốc này cũng có những hạn chế nhất định, nó có thể khiến nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ tăng cao, đặc biệt là những phụ nữ sau sinh, người tiền mãn kinh và phụ nữ cao tuổi. Đối với những bệnh nhân này, bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc khác để thay thế, có thể là thuốc kháng histamine H2.
3. Thuốc kháng acid
Những thuốc thuộc nhóm kháng acid sẽ có tác dụng đặc biệt trong việc tạo tạo lại lớp màng, nhằm bảo vệ các ổ viêm loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Không những thế, chúng còn hỗ trợ ức chế những cơn đau do niêm mạc bị kích thích, ngăn ngừa được các tình trạng chảy máu, xung huyết dạ dày.
Danh sách một số loại thuốc kháng acid được sử dụng trong điều trị xung huyết dạ dày có thể là:
- Maalox
- Kremil – S
- Pepsane
- Phosphalugel
- Yumangel
- Varogel
Chú ý: Bạn nên báo cáo với bác sĩ nếu bị mắc mắc chứng không dung nạp fructose. Nhiều chuyên gia cũng có những lời khuyên về việc hạn chế sử dụng thuốc kháng acid, đặc biệt là những trường hợp bị suy thận, hoặc quá mẫn cảm với Magnessi hydroxid, Dimethicone hay Aluminium phosphate.
Với những thông tin trả lời câu hỏi Xung huyết dạ dày có nguy hiểm không ở trên, hi vọng phần nào giúp ích được cho bạn đọc. Đặc biệt, các loại thuốc xung huyết dạ dày bạn không nên tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ, để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.