Xuất huyết dạ dày là một dạng xuất huyết ở niêm mạc dạ dày gây chảy máu dẫn đến ói ra máu, đi cầu ra máu. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần được kịp thời chữa trị. Vậy dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là tình trạng dạ dày chảy máu nhiều, không cầm được máu, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong ở người bệnh. Tình trạng này là biến chứng của những căn bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày…
Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, tuy nhiên theo thống kê, nam giới thường bị bệnh nhiều hơn và trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày
Người bệnh xuất huyết dạ dày có thể chỉ là bệnh nhẹ chữa trị đơn giản nhưng cũng có những trường hợp cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người bệnh. Người bệnh cần chú ý quan sát các triệu chứng như sau để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất của bệnh xuất huyết dạ dày là bệnh nhân có biểu hiện nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu bầm đen.
- Người bệnh đi đại tiện phân đen, hôi, trường hợp bệnh nặng người bệnh đi đại tiện phân màu đỏ.
- Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo như đau hay toát mồ hôi, choáng váng, nóng rát vùng trên rốn, chóng mặt, mệt, lả người sau ói hoặc đi đại tiện.
Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết dạ dày
Biết được nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày để phòng bệnh sẽ tốt hơn bị bệnh rồi đi chữa trị, mọi người hãy lưu ý những nguyên nhân dưới đây:
- Bị loét dạ dày tá tràng: Đến 40% người bệnh bị xuất huyết dạ dày là do nguyên nhân này gây ra tuy nhiên người bệnh lại hay chủ quan, không thăm khám chữa trị cẩn thận. Bệnh thường gặp ở các bệnh nhân có tiền sử đau vùng thượng vị, có chẩn đoán bị viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh nhân sẽ bị nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
- Bị ung thư dạ dày: Lúc này toàn bộ dạ dày đã bị hư hỏng nặng nề nên xuất huyết dạ dày là việc không thể tránh khỏi.
- Dùng thuốc kháng sinh: Ảnh hưởng của các loại thuốc kháng sinh như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết dạ dày. Vì vậy, không được lạm dụng và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ đưa ra.
- Ảnh hưởng bởi hội chứng Mallory Weiss: Điều này xảy ra ở những bệnh nhân có biểu hiện nôn nhiều, đặc biệt là sau khi người bệnh uống rượu bia vào. Khi cơ thể nôn mửa quá mức sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày bị trầy xước, do đó gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày.
Bên cạnh đó thì còn một số nguyên nhân khác như:
- Do vi khuẩn Hp
- Chế độ ăn uống không điều độ hàng ngày
- Tinh thần căng thẳng dẫn tới stress
- Uống nhiều bia, rượu.
Điều trị xuất huyết dạ dày
Khi bị xuất huyết dạ dày cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
- Xuất huyết nhẹ: Theo dõi trong 24 – 48 tiếng, rồi nội soi dạ dày. Nếu tình trạng bệnh giảm, hoặc hết hoàn toàn thì sẽ được xuất viện và dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
- Xuất huyết dạ dày nặng, do vi khuẩn Hp gây ra thì cần phải được xử lý cầm lý tức thì. Sau đó, cho người bệnh dùng kháng sinh trong thời gian từ 10 – 14 ngày và thuốc làm lành tổn thương viêm loét trong thời gian 6 – 8 tuần theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Xuất huyết dạ dày do những nguyên nhân khác gây ra sẽ được điều trị bằng thuốc, dùng trong thời gian từ 6 – 8 tuần. Ở giai đoạn đầu cần điều trị bằng thuốc tân dược. Sau đó cần kết hợp đông tây y để đem lại hiệu quả cao, chữa khỏi hoàn toàn bệnh.
Phòng ngừa xuất huyết dạ dày
Để phòng ngừa xuất huyết dạ dày, mọi người nên thực hiện các điều dưới đây:
- Nên ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh bị nhiễm vi trùng Hp vì đây là loại vi trùng này lây qua đường tiêu hóa.
- Không tự ý mua thuốc chống viêm, thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích.
- Có chế độ ăn uống đủ chất, đúng giờ giấc và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
- Duy trì tinh thần thoải mái, tránh bị stress, căng thẳng.
- Nên đi khám bệnh ngay khi có tình trạng khó chịu, đau vùng trên rốn, ợ chua, ợ hơi…
Người bị bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì?
Ngoài việc điều trị theo đúng yêu cầu của bác sĩ thì để giúp người bệnh xuất huyết dạ dày nhanh chóng phục hồi cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng từ người thân nhất là về vấn đề ăn uống. Đối với tất cả mọi người bệnh thì chế độ ăn uống rất quan trọng và đặc biệt bệnh về cơ quan tiêu hóa như bệnh dạ dày thì lại càng cần phải chú ý đến vấn đề ăn uống hơn nữa.
Một chế độ ăn uống với những món ăn, những loại thực phẩm hợp lý sẽ giúp dạ dày của người bệnh giảm tiết axit dịch vị và cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp nhanh chóng làm lành được các tổn thương trong dạ dày.
Người bệnh xuất huyết dạ dày cần sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ thành niêm mạc dạ dày và chống tăng tiết axit dịch vị như:
- Đường, mật ong, bánh quy, dầu thực vật,…giúp làm giảm tiết axit dịch vị.
- Trứng và sữa giúp trung hòa các axit dịch vị.
- Thực phẩm ít xơ như: rau củ non.
- Sử dụng các loại thức ăn được nấu mềm dễ tiêu hóa để hạn chế kích thích tiết dịch vị.
- Nên uống nước sôi, nước chè loãng…
- Bánh mỳ, gạo nếp, khoai, sắn… giúp hút niêm mạc dạ dày.
Những thực phẩm không nên ăn khi bị xuất huyết dạ dày
Người bệnh xuất huyết dạ dày cần tuyệt đối kiêng kị những thực phẩm dưới đây, bởi nếu ăn vào sẽ khiến cho dạ dày đang bị tổn thương phải làm việc nhiều hơn do những thức này khó tiêu hóa, chứa nhiều chất độc hại cho dạ dày.
- Không ăn nhiều rau sống, các loại đồ ăn sống như gỏi, tiết canh… và đồ ăn tái.
- Không ăn các thức ăn có nước sốt, không ăn xúc xích, lạp sườn.
- Không ăn các loại thức ăn chua, thức ăn lên men như dưa muối, kim chi, cà muối…
- Không ăn các loại gia vị như dấm, ớt cay, tỏi, tiêu…
- Không ăn các loại thức ăn dai, cứng.
- Không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
>> Tìm hiểu thêm: Viêm dạ dày nên ăn gì để mau khỏi bệnh?
Việc ăn uống sẽ quyết định đến 70% việc căn bệnh xuất huyết dạ dày có thể chữa lành hay không thế nên hãy tuyệt đối phải cẩn thận trong suốt thời gian chữa trị căn bệnh này.
Không chỉ như vậy, sau khi chữa khỏi bệnh thì người bệnh cũng phải hạn chế tối đa những thức ăn có hại này bởi dạ dày từng bị tổn thương sẽ rất dễ bị kích thích bởi những thực phẩm độc hại nên mọi người cần phải hết sức cẩn thận.
Trên đây là những vấn đề về căn bệnh xuất huyết dạ dày bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh. Hy vọng qua đây các bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đừng quên phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh nên ngay từ hôm nay mọi người hãy chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt đừng để mắc bệnh mới cuống cuồng tìm cách chạy chữa. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.