Viêm teo niêm mạc dạ dày xảy ra khi bệnh viêm dạ dày ở giai đoạn cuối. Tế bào niêm mạc dạ dày mất đi hoặc bị thay thế bằng các tế bào biểu mô dạng niêm mạc ruột, các tuyến môn vị và mô xơ. Bệnh do vi khuẩn HP thường không có triệu chứng nhưng nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày là rất cao.
Viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Viêm teo niêm mạc dạ dày là hiện tượng các vi khuẩn H.pylori (Hp) gây viêm loét dạ dày phá hủy niêm mạc sau thời gian dài gây nên. Đây là tình trạng đặc trưng do viêm mãn tính, tế bào tuyến của dạ dày bị mất đi và thay thế bằng các biểu mô dạng niêm mạc ruột, tuyến môn vị và môn xơ.
Viêm dạ dày mãn tính ở giai đoạn cuối sẽ gây ra viêm teo niêm mạc dạ dày. Nhưng cũng có một số trường hợp viêm teo dạ dày tự miễn khi hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào niêm mạc lành do một lỗi nào đó của cơ thể.
Triệu chứng viêm teo niêm mạc dạ dày
Rất nhiều trường hợp, người bệnh không chẩn đoán được viêm teo niêm mạc dạ dày. Bởi chúng không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào điển hình. Nhưng bạn cũng cần cảnh giác với tới bác sĩ kiểm tra ngay khi thấy một số dấu hiệu như:
- Đau bụng, buồn nôn và nôn
- Chán ăn, sụt cân
- Thiếu máu, thiếu sắt
- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt
- Đau tức ngực, tim đập nhanh
- Ù tai
- Tê bì tay chân
- Rối loạn tâm thần (xảy ra khi viêm teo dạ dày tự miễn do thiếu vitamin B12)
Chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày
Bác sĩ sẽ thực hiện hỏi triệu chứng, thăm khám lâm sàng. Khám bụng nhằm xác định được vị trí đau hoặc khám để xác định biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin B12.
Để chẩn đoán được chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm:
- Sinh thiết dạ dày thông qua nội soi: Giúp phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm. Nhờ vậy mà có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả cao, khỏi bệnh sau thời gian điều trị ngắn.
- Xét nghiệm xác định nồng độ gastrin cao, nồng độ pepsinogen giảm, hoặc nồng độ vitamin B12 thấp….
Điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày
Theo các chuyên gia tiêu hóa, tình trạng viêm teo dạ dày có thể được cải thiện sau khi điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm tiết acid dạ dày và trung hòa acid. Đối với trường hợp viêm teo dạ dày tự miễn, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm vitamin B12.
Phòng ngừa viêm teo niêm mạc dạ dày
Để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày hiệu quả, người bệnh nên thực hiện các biện pháp:
- Lưu ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh viêm teo dạ dày hiệu quả. Cụ thể: Hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, rượu bia, nước có gas… Đồng thời kết hợp ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.
- Tập luyện thể dục thể thao, đi bộ, đạp xe hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, hạn chế làm việc quá sức…
Những thông tin về tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày trên đây hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét về bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần tới bệnh viện uy tín để thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.