Bảo vệ tránh bị viêm niêm mạc dạ dày chính là bước quan trọng nhất để giúp dạ dày khỏe, không bị viêm loét. Vậy loại thuốc nào sẽ giúp niêm mạc dạ dày được an toàn?
Niêm mạc dạ dày là gì?
Dạ dày là cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa, đảm đương nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn mà chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. Niêm mạc là lớp trong cùng của cấu tạo 5 lớp dạ dày. Khi có các yếu tố nội sinh, ngoại sinh tác động, tấn công vào và gây nên tổn thương, làm suy yếu niêm mạc, tình trạng viêm niêm mạc dạ dày sẽ xuất hiện.
Trong các nhóm bệnh về dạ dày, viêm niêm mạc có thể được coi là triệu chứng nhẹ nhất bởi lúc này tổn thương chỉ mới xuất hiện ở bề mặt lớp niêm mạc và chưa gây mất chất. Tuy nhiên, khi vết thương sâu và rộng hơn sẽ vượt qua lớp thanh mạc ngoài cùng, gây nên loét và thủng dạ dày.
Bệnh liên quan: Loét tiền môn vị dạ dày là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết
Triệu chứng của viêm niêm mạc dạ dày
Một người bệnh đang mắc phải viêm niêm mạc dạ dày sẽ có những biểu hiện, những triệu chứng sau:
- Ợ hơi, chướng bụng, nặng bụng, buồn nôn, chán ăn, cảm thấy đắng miệng vào buổi sáng, táo lỏng thất thường
- Trong hoặc ngay sau khi ăn một số loại thức ăn cay, chua ngọt hay sử dụng rượu bia sẽ cảm thấy nóng rát vùng thượng vị.
- Khó chịu, đau âm ỉ vùng thượng vị và đau tăng lên sau khi ăn.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó chịu, sút cân.
Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Để bảo vệ niêm mạc dạ dày, trước tiên, ta cần biết được các tác nhân gây ra viêm niêm mạc dạ dày là gì và hạn chế các tác nhân đó. Những nguyên nhân sau chính là lý do khiến niêm mạc dạ dày bị viêm:
- Thói quen ăn uống không khoa học, không điều độ: ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ăn chứa chất béo, hút thuốc lá, rượu bia, ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, ăn quá nhanh, không nhai kỹ,…
- Do thuốc và hóa chất: Sử dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin),… thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid
- Do dạ dày bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
- Do tâm lý không ổn định, áp lực công việc nhiều, thường xuyên lo lắng kéo dài,…
- Do bệnh lý: Các bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh trào ngược dịch mật, suy gan, suy thận,.. cũng ảnh hưởng xấu đến các chức năng của dạ dày, gây da viêm niêm mạc và viêm loét dạ dày.
- Thuốc để bảo vệ niêm mạc dạ dày gồm 2 loại: thuốc Tây y và thuốc Đông y.
Các loại thuốc Tây có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày là:
Thuốc Misoprostol
- Misoprostol là một prostaglandin tổng hợp, có tác dụng bài tiết bicarbonate, mucin và tăng lượng máu đến niêm mạc dạ dày bảo vệ các tế bào niêm mạc dạ dày.
- Liều lượng sử dụng: chỉ định sử dụng 200 µg mỗi ngày
- Tác dụng phụ: đau bụng, tiêu chảy, chuột rút,..
- Chống chỉ định: phụ nữ có thai do thuốc làm tăng co bóp tử cung
Thuốc Sucralfate
- Sucralfate có tác dụng kích thích bài tiết prostaglandin và kích thích sự tái tạo của tế bào mô, ngăn ngừa sự phá hủy của protein của pepsin. Trong môi trường acid, pepsin sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, nhất là tại ổ loét, và tạo thành một màng polymer dày bám trên niêm mạc dạ dày và bề mặt của ổ loét tới 6 giờ. Sucralfate có tác dụng kích thích bài tiết prostaglandin và kích thích sự tái tạo của tế bào mô, ngăn ngừa sự phá hủy của protein của pepsin.
- Liều lượng sử dụng: Ngày uống 4 lần, trước bữa ăn 1 giờ, mỗi lần 1 gam.
- Tác dụng phụ: táo bón, rối loạn tiêu hóa. Các trường hợp ít gặp: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ hay phản ứng dị ứng,..
- Chống chỉ định:
- Người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú
- Thận trọng với bệnh nhân suy gan suy thận nặng
Thuốc Rebamipide
- Rebamipide có tác dụng làm tăng tổng hợp prostaglandin ở niêm mạc dạ dày và làm ức chế việc tạo ra các gốc tự do, giúp làm sạch các gốc tự do, ngăn chặn việc tạo ra cytokine gây viêm và làm giảm xâm nhập của các tế bào viêm vào niêm mạc dạ dày.
- Liều lượng sử dụng: Dùng 3 lần mỗi ngày, 1 ngày dùng 100mg.
- Tác dụng phụ: Đây là loại thuốc an toàn nên không gây nên khả năng gây nên các tác dụng phụ khng mong muốn chỉ là 0,54%.
Thuốc Tây y có ưu điểm là có tác dụng nhanh chóng tới người bệnh nhưng khả năng cao sẽ để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, ngày nay nhiều người sử dụng các bài thuốc Đông y dân gian, dù thời gian thuốc có tác dụng sẽ lâu hơn, nhưng hiệu quả lâu dài và không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Các bài thuốc Đông y bảo vệ niêm mạc dạ dày
Bài thuốc chữa viêm niêm mạc dạ dày từ cây bồ công anh
- Nguyên liệu: Bồ công anh, hạ thảo khô
- Cách thực hiện: Nguyên liệu sau khi rửa sạch thì cho vào nồi, đổ nước vừa phải, đun sôi nhỏ lửa, sau đó chắt lấy nước.
- Liều dùng: Mỗi ngày uống 3 lần
Bài thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày từ bạch hoa xà thiệt thảo
- Nguyên liệu: Bạch hoa xà (cây lưỡi rắn), báu chỉ liên
- Cách thực hiện: Thuốc sau khi được rửa sạch, cho vào nồi đổ ngập nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 2 – 3 tiếng rồi chắt ra.
- Liều dùng: Ngày uống 3 lần và kiên trong vòng 1 – 2 tuần.
Dùng quả dừa tươi chữa niêm mạc dạ dày
- Nguyên liệu: Dừa tươi, vôi ăn trầu
- Cách thực hiện: Dừa tươi đem khoét nắp, cho vào một chút vôi ăn trầu. Bắc dừa lên bếp đun sôi. Khi nước đã sôi, ăn cái và uống nước dừa đun.
- Liều dùng: Dùng mỗi ngày 1 lần.
Sử dụng Cao Bình Vị Tâm Minh Đường
- Cao Bình Vị Tâm Minh Đường được điều chế từ “lục dược bình vị” bao gồm: cây chỉ thiên, cối xay, nhân trần, bạch mao căn, hoàng bá, hoa kim ngân. Đây là 6 vị thảo dược quý giúp bổ trợ chữa bệnh dạ dày hiệu quả.
- Loại cao này được chế biến hoàn toàn thủ công của thầy thuốc, gia giảm phù hợp với cơ địa người Việt, thì được sơ chế và đun sắc trong 48 giờ ở nhiệt độ 100 độ C cho tới khi thuốc cô đặc thành cao tinh chất.
- Công dụng: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện rối loạn tiêu hóa, tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Nhuận tràng, kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn.
- Cách dùng: Pha 1 thìa cao vào 150ml nước ấm, khuấy đều và uống nóng sau ăn 15 phút. Ngày dùng 3 lần sau bữa ăn.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và những người có chuyên môn trước khi quyết định sử dụng thuốc để thuốc phát huy được tác dụng tối đa trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.