Viêm hang vị tá tràng được biết đến là một bệnh viêm loét đường tiêu hóa. Nhiều người có thể mắc bệnh mà không phát hiện ra bởi các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Để có thể ngăn ngừa cũng như phát hiện bệnh sớm, thì các bạn nên tham khảo bài viết dưới đây.
Viêm hang vị tá tràng là bệnh gì?
Viêm hang vị tá tràng là hiện tượng mà người bệnh bị viêm loét hang vị và hành tá tràng. Có nhiều trường hợp có thể xảy ra, có người bị viêm hang vị trước, sau đới mới bị viêm tá tràng, và ngược loại. Đôi khi cũng có trường hợp bị ở cả hai vị trí một lúc. Nhưng đều được gộp chung gọi là bệnh viêm hang vị tá tràng.
Xem thêm: Viêm xung huyết hang vị dương tính Hp là gì?
Vị trí hang vị dạ dày
Xét từ trên xuống, dạ dày được chia thành các phần lần lươt: Phình vị, thân vị, hang vị và lỗ môn vị. Trong đó, dạ dày được chia thành 2 bờ, là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Vị trí của hang vị là nơi dạ dày nằm ngang, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị.
Niêm mạc của hang vị, dạ dày và tá tràng đều được bao phủ bởi một lớp chất nhầy, được trung hòa và làm loãng acid bằng thức ăn, chất lỏng, dịch tá tràng liên tục. chính vì thế, những nơi bị loét thường là những nơi chịu ảnh hưởng lớn của dịch vị dạ dày, ví dụ như: Dạ dày, hành tá tràng, phần cuối thực quản và các dị tật có niêm mạc dạ dày…
Hang vị bị loét là do không chịu được môi trường acid, và cũng là vị trí dễ dàng bị viêm nhất. Viêm hang vị cũng có thể được gây ra bởi sự trào ngược acid trong dạ dày, trước khi lên tới thực quản thì hang vị đã bị tổn thương mất rồi. Do đó, hang vị và tá tràng đều có nguy cơ bị viêm loét.
Khác với viêm hang vị, viêm tá tràng thường bắt nguồn từ sự căng thẳng, stress, thần kinh mệt mỏi, lo âu. Chính những điều này làm tăng sự tiết HCl ở dạ dày, do thần kinh vị kích thích, nhất là vào ban đêm.
Ở một số trường hợp, sự gia tăng một lượng lớn acid sẽ làm tăng nhu động của dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến việc acid tới tá tràng cũng tăng theo. Khi thức khuya, dạ dày trống cũng là yếu tố khiến cho toàn bộ acid được tiết ra, do trống rỗng nên acid không được trung hòa và dần dần gây viêm tá tràng, dẫn tới loét rất nguy hiểm.
Các ổ loét tá tràng thường sẽ cách môn vị khoảng 1 đến 2cm ở thành trước hoặc có thể là thành sau, rất hiếm khi ở thành bên.
Nghẹt môn vị là một dạng biến chứng của viêm hang vị tá tràng, do mô sẹo, co kéo, xơ chai hoặc có thể là do co thắt khiến cho dạ dày ngày một phình to ra, phì đại, khiến lưu thông bị ứ trệ thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi để tích tụ acid lại hang vị, dẫn tới viêm loét hang vị tá tràng.
Một vài trường hợp hiếm gặp, viêm hang vị tá tràng là do sự giảm tiết acid, ví dụ như loét bờ cong nhỏ dạ dày, do trào ngược dịch mật, viêm dạ dày mãn tính, giảm tiết chất nhầy bên bề mặt niêm mạc dạ dày, những nguyên nhân này có thể dẫn tới giảm sức đề kháng tại chỗ với acid HCl.
Triệu chứng viêm hang vị tá tràng
Viêm hang vị tá tràng thường có các triệu chứng rất mơ hồ, không rõ ràng, nhất là khi bệnh mới bắt đầu. Các triệu chứng viêm hang vị tá tràng bạn có thể bắt gặp bao gồm:
- Vùng thượng vị đau rát, đau âm ỉ, đôi khi đau thành cơn, cơn đau càng tăng vào ban đêm. Đặc biệt đau khi ăn no hoặc thời tiết thay đổi.
- Cơn đau thường lan dần lên ngực, ra vai và dần dần ra sau lưng.
- Một số trường hợp kèm theo chứng đầy bụng, ợ hơi ợ nóng, ợ chua…
- Có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
Xem thêm: Triệu chứng nhận biết bệnh viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị tá tràng có chữa được không?
Việc điều trị viêm hang vị tá tràng hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Để điều trị, bạn cần biết rõ nguyên nhân nào đã gây ra bệnh, ví dụ như nếu mà bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Hp gây ra viêm hang vị tá tràng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh điều trị với những loại thuốc kháng sinh cụ thể, để ngăn ngừa bệnh có thể tái phát. Những bác sĩ này cũng có thể sẽ kê toa thuốc kháng acid proton để làm giảm nhanh các triệu chứng đau đớn cho đến khi vi khuẩn Hp không còn gây ra những vết viêm nữa.
Hầu hết mọi người đều không nhận ra các triệu chứng, không hề biết mình đang mắc viêm hang vị tá tràng, cho đến khi bệnh bắt đầu tiến triển, trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, hầu hết mọi người cần dự trữ một số thuốc loại kháng axit không kê đơn, hoặc đơn thuốc được bác sĩ kê để làm giảm các triệu chứng khi có dấu hiệu.
Khi có bất kỳ dấu hiệu nào, như phân sẫm màu hay có máu, có cảm giác buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi và thói quen ăn uống thay đổi, bạn nên tìm cách điều trị các triệu chứng này với bác sĩ. Những người bị ảnh hưởng sẽ có thể được chẩn đoán khi làm những thủ tục xét nghiệm nội soi được thực hiện đối với một vài vấn đề sức khỏe khác.
Phương pháp có thể được coi là quan trọng nhất, ảnh hưởng tới quá trình điều trị viêm hang vị tá tràng là thay đổi thói quen ăn uống. Nếu thói quen ăn uống thay đổi tích cực, tránh những món ăn chiên xào, cay nóng, bơ, thịt mỡ… thì có thể giúp dạ dày thư giãn hơn. Người bệnh nên bổ sung các loại quả, rau tươi như trà là, cà tím, cà chua, rau cải… vào thực đơn hàng ngày. Việc không có phương pháp điều trị nào có thể chữa dứt điểm viêm hang vị tá tràng, thì việc ăn uống lành mạnh là điều tiên quyết để bệnh không phát triển nặng hơn. Đây cũng là phương pháp mà mọi bác sĩ đều khuyên bệnh nhân của mình thực hiện theo.