Vi khuẩn HP có lây không? Làm thế nào để phát hiện mình có bị nhiễm khuẩn?

Vi khuẩn HP có lây không? Là câu hỏi nhiều người đặt ra. Nhiễm khuẩn HP rất phổ biến có thể gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi. Nó làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên nhé!

Vi khuẩn HP có lây không?

HP tên đầy đủ là: Helicobacter Pylori là xoắn khuẩn Gram âm, bài tiết ra enzym Urease. Chính nhờ bài tiết ra Urease nên nó là vi khuẩn duy nhất có thể sinh sống và phát triển bình thường trong môi trường axit cao như dạ dày. Thậm chí còn làm bào mòn niêm mạc dạ dày gây nên những tổn thương khó hồi phục ở dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra một nửa các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng và phần lớn các tổn thương loét của dạ dày, và một số còn gây nên ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP có lây không? Câu trả lời là có, người lành hoàn toàn có khả năng bị nhiễm bệnh từ người mang vi khuẩn. Vi khuẩn HP có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau:

  • Đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP có khả năng lây từ đường nước bọt, dịch bài tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh sang cho người lành. Vì vậy gia đình có người nhiễm HP thì khả năng mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Đường phân – miệng: Một lượng vi khuẩn HP nhất định bị đào thải qua phân, đây là nguồn lây lan sang cộng đồng do thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh như ăn đồ sống, dùng nước giếng, ao hồ…rất dễ mắc phải.
  • Đường khác: Ngoài ra vi khuẩn HP có thể lây do sử dụng chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày – thực quản, nội soi tai mũi họng, các dụng cụ nha khoa…

Làm thế nào để phát hiện mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không

Vi khuẩn HP sống và phát triển rất thầm lặng trong cơ thể người nhiễm phải, nó không gây ra các dấu hiệu đặc biệt nào cho đến khi gây nên các tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Các dấu hiệu thường gặp là đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn đại tiện… Khi có các triệu chứng trên ta nên đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Trong y học hiện đại có thể tiến hành một số các xét nghiệm để chẩn đoán như:

  • Nội soi dạ dày – tá tràng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng và sinh thiết để tìm HP.
  • Xét nghiệm kháng thể HP huyết thanh là xét nghiệm không xâm lấn giá rẻ, có độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 79%.
  • Xét nghiệm kháng nguyên HP trong phân: Với độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 93%.
  • Xét nghiệm nhanh urease.
  • Xét nghiệm urê hơi thở gắn carbon: Độ nhạy và độ đặc hiệu 95%.

Điều trị vi khuẩn HP có khó không?

Vi khuẩn HP được biết đến như một tác nhân chính gây nên viêm loét dạ dày tá tràng. Nguy hiểm hơn là nó có khả năng lây lan từ người nhiễm bệnh sang người lành. Không những vậy việc điều trị vi khuẩn HP cũng phải rất kiên trì và nó có khả năng kháng thuốc cao.

Chỉ định điều trị diệt vi khuẩn HP trong các trường hợp:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã điều trị.
  • Điều trị dự phòng với các trường hợp ung thư dạ dày, gia đình có người mắc ung thư dạ dày, polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày.

Để điều trị vi khuẩn HP cần tuân thủ theo đúng phác đồ. Một số phác đồ kháng sinh và thuốc giảm tiết axit đang được sử dụng. dùng các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, phân đen, rối loạn vị giác.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích

Phòng tránh lây nhiễm khuẩn Hp

  • Cần tránh thói quen dùng chung vật dụng trong ăn uống như chấm bát chung, gắp thức ăn cho nhau.
  • Khi người lớn bị nhiễm HP không nên mớm thức ăn, thổi canh, nêm nếm thức ăn hay hôn trẻ để tránh lây nhiễm HP cho trẻ.
  • Hạn chế ăn các món rau sống, gỏi cá, mắm tôm, tiết canh.
  • Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, đồ cay nóng. Tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Vi khuẩn Hp còn được tìm thấy trong thú cưng vì thế nhà có nuôi thú cưng cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho chúng.
  • Khi chưa chắc chắn là mình nhiễm vi khuẩn HP thì không được kháng sinh bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần thực hiện đúng phác đồ, đúng thuốc, đúng liều lượng.
  • Khi có các dấu hiệu khó chịu về đường tiêu hóa cần đi khám chuyên khoa để chẩn đoán chính xác, tầm soát HP kịp thời và có hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về vi khuẩn HP và câu trả lời cho câu hỏi “Vi khuẩn HP có lây không?” Hy vọng qua bài viết này chúng tôi có thể cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết để có các biện pháp hiệu quả trong việc phòng tránh, chữa trị không may nhiễm khuẩn HP. Mong những kiến thức này hữu ích với bạn. Chúc cho bạn luôn mạnh khỏe.

Bài viết liên quan