Rừng ngập mặn là quần xã được hợp thành từ thực vật ngập mặn. Chúng bị ảnh hưởng bởi nước triều ven biển nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Thường phân bổ từ vĩ độ 25 Bắc xuống vĩ độ 25 Nam. Có diện tích 137.760 km², phổ biến trên 118 nước trên thế giới. Vậy vai trò của rừng ngập mặn là gì?
Theo wikipedia, năm 2005, rừng ngập mặn ở Việt Nam đã che phủ diện tích khoảng 209.741 hecta. Và hầu hết, rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, tổng cộng 91.080 ha.
Vai trò của rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, có nhiều lợi ích cho động vật, con người và cả hệ sinh thái xung quanh.
Bảo vệ chống lại thiên tai
Thân, cành và rễ của rừng ngập mặn đóng vai trò là rào cản giúp giảm ảnh hưởng của ngập lụt, sóng, gió mạnh. Nhờ vậy mà bảo vệ con người, nhà cửa, đồng ruộng khỏi thiên tai bão lũ, sóng triều.
Cung cấp sinh kế cho con người
Hệ sinh thái rừng ngập mặn có nhiều loài động vật có vỏ, cá tôm… mà con người cần.
Cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên dùng đến. Các nguyên liệu gồm sợi, dược liệu, than củi, mật ong, lá dừa để lợp mái nhà.
Rừng ngập mặn còn có giá trị về văn hóa, kinh tế và thích hợp cho phát triển du lịch.
Hiện nay, rừng ngập mặn cung cấp sinh kế cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Do họ sống dựa vào việc khai thác giá trị của nó.
Giảm xói lở và bảo vệ đất
Rừng ngập mặn có hệ thống nhiều thân, cành, rễ giúp bảo vệ đất đai, bờ biển không bị ảnh hưởng của sóng và xói lở. Những bờ biển, bờ sông không có rừng ngập mặn thường bị xói lở rất mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, hệ thống thân, rễ, cành nhiều của rừng ngập mặn còn giúp lấn biển tăng diện tích đất thông qua việc giữ lại và kết dính vật liệu phù sa từ biển mang ra. Cũng chính cách này mà cây rừng ngập mặn đã tự tạo cho mình được môi trường sống thích hợp. Chẳng hạn như loài mắm, đước, bần, ô rô…
Giảm tác động của biến đổi khí hậu
Biến đối khí hậu gây ra những thiên tai như bão lũ. Khi đó, rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người, đồng ruộng, nhà cửa khỏi các thiên tai này.
Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có khả năng loại bỏ thải khí nhà kính ra khỏi bầu khí quyển, giảm biến đổi khí hậu.
Giảm ô nhiễm
Rừng ngập mặn loại bỏ các ô nhiễm, trầm tích, phú dưỡng ra khỏi kênh rạch, sống ngòi, đại dương. Chính vì vậy mà chúng giúp lọc sạch nước cho hệ sinh thái xung quanh như san hô, cỏ biển.
Rừng ngập mặn được ví thận của môi trường. Nhờ những quá trình sinh hóa phức tạp, chúng phân giải, hấp thụ và chuyển hóa các chất độc hại, giảm ô nhiễm môi trường.
Cung cấp thức ăn và môi trường sống động vật
Không chỉ có tác dụng đối với con người, rừng ngập mặn còn cung cấp thức ăn là nơi trú ngụ cho nhiều loài cá, tôm, động vật có vỏ, chim và động vật có vú. Các loài động thực vật phổ biến trong rừng ngập mặn là cây chịu mặn, chim nước, hải sản, chim di cư, lợn rừng, trăn, khỉ, chồn và kỳ đà.
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lưới thức ăn phức tạp. Do đó, nếu phá hủy rừng ngập mặn sẽ tác động xấu đến đời sống thủy sinh và đại dương.
Qua thông tin trên, có thể thấy được vai trò của rừng ngập mặn là vô cùng quan trọng. Sự suy kiệt của rừng ngập là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thiên tai bão lũ, xói lở, mất cân bằng hệ sinh thái ngập mặn… Chính vì thế, mỗi người cần có ý thức bảo vệ rừng ngập mặn tốt hơn.