Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa rất nguy hiểm và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Việc nắm rõ dấu hiệu ung thư dạ dày là vấn đề rất quan trọng, người bệnh cần đặc biệt chú ý để phát hiện được bệnh sớm, có biện pháp điều trị kịp thời, kéo dài thời gian sống. Vậy dấu hiệu ung thư dạ dày là gì, bệnh sống được bao lâu, cách điều trị như thế nào….?
6 dấu hiệu ung thư dạ dày ai cũng cần ghi nhớ
Ung thư dạ dày là căn bệnh bắt nguồn từ dạ dày, đây là một bệnh lý ác tính. Bệnh phổ biến thứ 5 ở nữ giới và thứ 2 ở nam giới trong tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày đang gặp nhiều khó khăn do các dấu hiệu ung thư dạ dày dễ gây nhầm lẫn. Bởi vậy những dấu hiệu ung thư dạ dày người bệnh cần ghi nhớ bao gồm:
Đau bụng
Người bị ung thư dạ dày thường xuất hiện những cơn đau thành từng đợt, kéo dài thường xuyên và nặng hơn. Triệu chứng đau bụng trên không theo quy luật, khác so với dấu hiệu đau bụng ở người bị bệnh viêm loét dạ dày.
Chán ăn
Đây là dấu hiệu ung thư dạ dày phổ biến, hầu hết người bệnh đều rơi vào tình trạng chán ăn không rõ nguyên nhân ở thời kỳ đầu của bệnh.
Nhiều người có khả năng mất cảm giác ngon miệng ở mức độ cao. Vì vậy, nếu đột nhiên bạn chán ăn, không ăn được hoặc không thể ăn, cân nặng sụt giảm, bạn cần tiến hành kiểm tra xem liệu trong dạ dày có mình có hình thành khối u hay không.
Ợ nóng
Dấu hiệu ung thư dạ dày này khá phức tạp, nó vừa là triệu chứng ung thư dạ dày liên quan tới đau thượng vị hoặc đau bụng và đây là một yếu tố nguy cơ gây ung thư. Nguyên nhân ợ nóng có thể do viêm loét đường tiêu hóa vì axit trong dạ dày tiết ra nhiều khiến có có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
Sụt cân
Dấu hiệu ung thư dạ dày thường do tình trạng chán ăn gây nên, tuy nhiên cũng có thể là một dấu hiệu độc lập cảnh báo bệnh. Khi cơ thể đột ngột giảm cân bạn cần hết sức lưu ý đến căn bệnh ung thư dạ dày.
Nôn ra máu
Nôn ra máu cũng có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày, đây là triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng, người bệnh cần hết sức lưu ý. Máu nôn ra có màu đỏ tươi và đôi khi lẫn cặn bã từ phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
Đi ngoài phân đen
Nếu bạn đang mắc căn bệnh viêm loét dạ dày mà gặp phải hiện tượng đi ngoài ra phân đen hoặc trong phân có máu thì hãy coi chừng thì đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày.
Bên cạnh những dấu hiệu ung thư dạ dày trên, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác như: vùng thượng vị xuất hiện khối u cứng, ấn vào thấy đau, tĩnh mạch bị viêm tắc, da nổi nốt đen, màu da sẫm lại, viêm da, viêm cơ…
Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến hiện nay do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, hàng năm có tới 80.000 người trên thế giới tử vong do bệnh này. Bởi vậy, việc nắm rõ nguyên nhân ung thư là việc rất quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này hiệu quả.
Các tác nhân gây bệnh ung thư dạ dày có thể kể tới bao gồm:
- Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây là tác nhân gây ung thư dạ dày hàng đầu, người bệnh cần hết sức lưu ý.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn mặn, đồ nướng, chiên xào, các thực phẩm chứa chất bảo quản… là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
- Người mắc bệnh thiếu máu ác tính.
- Bị viêm dạ dày thể teo, viêm loét dạ dày mãn tính do vi khuẩn Hp nhưng không được điều trị triệt để.
- Người có nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu khác.
- Bệnh nhân thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá…
- Tâm lý: Thường xuyên lo lắng, trầm cảm, căng thẳng gây ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính, đây là tác nhân gián tiếp gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Bệnh ung thư dạ dày rất khó phát hiện sớm vì bệnh này không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng khi mới ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng ung thư dạ dày thường nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh đau dày, viêm loét dạ dày,… Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, bạn cần tới gặp bác sĩ để thực hiện xét nghiệm và thăm khám sớm:
- Đau bụng trên là dấu hiệu đầu tiên phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
- Cảm thấy đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, cân nặng sụt giảm nghiêm trọng.
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Đại tiện kèm máu hoặc phân đen.
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có chữa được không?
Cơ hội điều trị thành công của người bị ung thư thư dạ dày giai đoạn đầu thường cao hơn so với giai đoạn muộn. Rất nhiều ca bị ung thư dạ dày khi được phát hiện sớm đã điều trị thành công, tuy nhiên trường hợp tử vong không phải ít. Bởi vậy ngay từ bây giờ bạn nên thực hiện các phương pháp phòng tránh ung thư giai đoạn đầu như sau:
- Biện pháp để phòng tránh ung thư dạ dày đầu tiên là thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Bên cạnh đó, cần thực hiện các xét nghiệm cũng như nội soi dạ dày để phát hiện bệnh.
- Khi cơ thể có những triệu chứng khác lạ kể trên như đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu, cơ thể mệt mỏi, sụt cân và sốt không rõ nguyên nhân, đại tiện ra phân đen kèm theo máu thì cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
- Với bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu, cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống phù hợp. Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo các phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra để giúp bệnh nhanh chóng cải thiện.
Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, bệnh có các triệu chứng dễ dàng nhận biết sau:
Xuất hiện triệu chứng đau
Cơn đau cấp tính: Thường khởi phát nhanh chóng và đột ngột, đau dữ dội, đây là triệu chứng báo hiệu tế bào mô bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc trưng cơn đau của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối là đau dữ dội, việc uống thuốc giảm đau không có tác dụng.
Cơn đau mãn tính: Đau từ vừa tới nặng, cơn đau kéo dài liên tục từ vài tuần đến vài tháng, có thể giảm đau bằng cách sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác. Nguyên nhân đau chủ yếu là do khối u di căn tới xương hoặc do khối u quá lớn gây chèn ép dây thần kinh.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là 2 triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, chủ yếu là do:
- Dạ dày bị đầy hơi do bị kích thích và có khối u chèn ép
- Tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau và thuốc chống ung thư
- Tâm lý căng thẳng, lo lắng, hồi hộp
- Các bệnh lý ở đường tiêu hóa khác
Khô miệng, chán ăn
Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối khiến người bệnh khó chịu. Triệu chứng này xảy ra là do các yếu tố liên quan tới việc điều trị như sử dụng thuốc an thần, thuốc chống co cắt, thuốc chống trầm cảm và điều trị xạ trị vùng mặt. Nếu tình trạng khô miệng, kém ăn kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái suy nhược, sụt cân và thiếu máu, ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị.
Tiêu chảy, táo bón
Bệnh nhân thường uống ít nước, ít hoạt động khi mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, điều này có thể dẫn tới tình trạng táo bón. Ngoài ra, sự suy yếu của sàn chậu và các cơ bụng ở người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ gây giảm khả năng bài tiết qua trực tràng cũng có thể gây táo bón.
Ngoài ra, trong thời gian điều trị, bệnh nhân phải sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng cholin, thuốc chống trầm cảm sẽ gây liệt nhẹ đám rối thần kinh của ruột dẫn tới tình trạng táo bón.
Còn hiện tượng tiêu chảy là do rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn trong đường ruột khi sử dụng các loại thuốc và biện pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Thiếu máu và sụt cân
Do các triệu chứng trên, nên mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường kém ăn, mất ngủ dẫn tới cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng sụt cân và thiếu máu.
Ngoài các triệu chứng trên, bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn thể xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như đau bụng dưới, khó nuốt, sốt cao… Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh đã biểu lộ rõ ràng, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Dựa vào thời điểm phát hiện ra bệnh ung thư dạ dày cũng như dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra câu trả lời phù hợp cho câu hỏi ung thư dạ dày sống được bao lâu. Thực tế người bị ung thư dạ phải trải qua 5 giai đoạn, bắt đầu từ giai đoạn tiền ung thư cho đến giai đoạn cuối và theo đó thời gian sống của bệnh nhân cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn tiền ung thư
Khối u bắt đầu xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, nếu được điều trị kịp thời bệnh sẽ không gây nguy hiểm.
- Giai đoạn 1
Với bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn 1, 8/10 người sống được ít nhất là trong 5 năm sau khi đã chẩn đoán bệnh. Không may là rất ít người phát hiện bệnh ở giai đoạn này, chỉ có 1/100 trường hợp phát hiện mình bị ung thư dạ dày giai đoạn 1.
- Giai đoạn 2
Có 6 trong 100 người bị bệnh ung thư dạ dày được chẩn đoán đã bước sang giai đoạn 2 (nghĩa là 6%). Ở giai đoạn này, 5/10 người (56%) được đoán sẽ sống ít nhất là 5 năm.
- Giai đoạn 3
Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là phổ biến nhất. Có khoảng 1 trong 7 người được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn 3 (14%). Ở giai đoạn 3A 38% người bệnh sống được ít nhất là 5 năm, ở giai đoạn 3B có 15% tức là 1 trong 6 người sống được hơn 5 năm.
- Giai đoạn 4
80%, tức là 8 trong số 10 người mắc ung thư dạ dày giai đoạn bốn, nghĩa là ung thư đã lan rộng hơn. Theo thống kê, tỷ lệ sống sót ở giai đoạn 4 còn thấp hơn so với giai đoạn 3 của bệnh ung thư dạ dày. Ở giai đoạn này, tỉ lệ bệnh nhân sống được trên 5 năm chỉ có 5% nghĩa là 1 trong 20 người. Phần lớn người bệnh chỉ sống được từ 1 – 2 năm khi mắc ung thư dạ dày giai đoạn 4.
Kết luận, tỷ lệ sống của người bị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào giai của bệnh cũng như các yếu tố khác. Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống sẽ cao hơn nhờ thực hiện phẫu thuật, khi bệnh ở giai đoạn sau thì việc phẫu thuật không còn hiệu quả thì mục tiêu điều trị là duy trì sự sống, lúc này sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh cũng như biện pháp điều trị. Nhưng có một điều chắc chắn là nếu bệnh ung thư dạ dày thì tỷ lệ tử vong trong khoảng 5 năm là 98%.
3 phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Với bệnh ung thư dạ dày, việc phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu thì cơ hội điều trị sẽ rất cao, thực tế có nhiều ca ung thư dạ dày được phát hiện sớm đã điều trị thành công, giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ tử vong. Một số trường hợp phát hiện bệnh sớm và kết hợp điều trị nên có thể sống thêm được nhiều năm nữa.
Theo bác sĩ chuyên khoa, ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, đã có khối u ở lớp niêm mạc dạ dày xuất hiện, các tế bào ung thư chưa bị đảo lộn, mặc dù cấu trúc niêm mạc dạ dày đã bị rối loạn nhưng chưa di căn. Tùy theo thể trạng của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc thực hiện các phương pháp điều trị ung thư dạ dày sau:
Phương pháp phẫu thuật
Đây là biện pháp được chỉ định điều trị với hầu hết người bệnh mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu của bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày theo sự xâm lấn của các tế bào ung thư. Có 2 phương pháp phẫu thuật thường được thực hiện gồm:
- Phẫu thuật điều trị triệt căn: Tiến hành nội soi để cắt niêm mạc, việc này chỉ được thực hiện khi tình trạng ung thư dạ dày còn đang giới hạn ở phần niêm mạc dạ dày.
- Phẫu thuật điều trị triệu chứng: Đây là giải pháp hữu hiệu để giảm đau và chăm sóc triệu chứng cho người bị ung thư dạ dày.
Phương pháp xạ trị
Việc tiến hành xạ trị điều trị ung thư dạ dày thường được thực hiện cùng lúc hoặc trước khi làm phẫu thuật, điều này giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ở giai đoạn đầu và cũng góp phần loại bỏ hết vùng chứa tế bào bị ung thư.
Phương pháp xạ trị này, bác sĩ sẽ sử dụng các tia năng lượng cao tác động trực tiếp vào tế bào ung thư từ ngoài da hoặc thực hiện theo phương pháp đặt túi phóng xạ gần hoặc sát với khối u ác tính ở trong cơ thể giúp tiêu diệt bệnh.
Xạ trị điều trị ung thư dạ dày có ưu điểm là giúp tiêu diệt các tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng tới các tế bào không bị bệnh khác.
Phương pháp hóa trị
Hóa trị thường được áp dụng sau khi đã thực hiện phẫu thuật, biện pháp này có tác dụng tiêu diệt nốt các tế bào ung thư bị sót lại. Hóa trị điều trị ung thư dạ dày còn có thể thực hiện trước phẫu thuật kiểm soát sự di căn tế bào ung thư và giúp ca phẫu thuật thực hiện thành công hơn.
Khi điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó cần chú ý tới yếu tố tinh thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để phòng tránh mắc các loại bệnh khác như nhiễm khuẩn, cảm cúm gây ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.