Trẻ bị đầy bụng không phải hiếm gặp, tình trạng này khiến trẻ khó chịu, ậm ạch bụng, chán ăn, ăn không ngon. Chính vì thế mà có nhiều phụ huynh lo lắng, tìm cách để giúp con mau thoát khỏi tình trạng này. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục đầy bụng cho trẻ là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết bên dưới này nhé!
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu
Trẻ em thường hay quấy khóc, khi khóc bé sẽ nuốt nhiều không khí và tạo thành nhiều hơi trong bụng từ đó dẫn đến tình trạng đầy bụng. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường và biếng anh, nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị đầy bụng.
Khi bị đầy bụng thường thì bé sẽ quấy khóc và kèm theo những dấu hiệu cơ bản sau:
- Bụng của bé bị căng tròn sau khi ăn 1-2 giờ.
- Bé bị ợ hơi, ợ chua sau khi ăn.
- Bé chán ăn, lười ăn.
- Bị táo bón hoặc đi tiêu phân lỏng.
- Không thể xì hơi như bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến đầy bụng ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng, dưới đây là những nguyên nhân chính, bao gồm:
- Bé nuốt phải hơi khi bú làm cho lượng khí trong đường ruột tăng bên cạnh đó việc ăn quá nhanh, quá nhiều và không đúng giờ giấc… làm cho thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa điều này làm cho bụng bé căng tròn, cương cứng dù đã ăn cách đó nhiều giờ trước đó.
- Khẩu phần ăn của bé có chứa quá nhiều tinh bột: Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa tinh bột. Mặt khác , bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa khi bé 4 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa đang còn non nớt của trẻ như là tiêu chảy, đầy bụng…
- Không thể tiêu hóa hết đường Lactose trong sữa do thiếu men Lactase
Lactos là một loại đường, chủ yếu có trong sữa mẹ và các sữa công thức. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm hơn, giúp phát triển hệ miễn dịch và tiêu hoá trong cơ thể trẻ. Men lactase ở màng ruột là men tiêu hoá biến đường lactose trở thành đường glucose. - Trẻ bị mắc một số bệnh về đường tiêu hóa: Trẻ mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày, thực quản… cũng có thể gây đầy bụng.
- Trẻ dùng kháng sinh liên tục trong 2 tuần: điều này đã tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, điều này tạo điều kiện cho các hại khuẩn tấn công hệ tiêu hóa nên gây tình trạng đầy bụng chướng hơi.
>> Xem thêm: Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị đầy bụng khó tiêu
6 Cách trị đầy bụng cho trẻ nhỏ
Khi trẻ bị đầy bụng, cha mẹ hãy áp dụng những cách đơn giản sau để giảm nhanh tình trạng khó chịu này cho trẻ nhé:
Nhẹ nhàng massage bụng cho trẻ
Mẹ bé cũng sử dụng tinh dầu để massage, xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 30 phút sẽ giúp bé yêu cảm thấy thư giãn và nhanh chóng thoát khỏi trạng thái khó chịu vì bị đầy bụng.
Sử dụng hành tỏi
Nướng qua 1 củ hành hoặc tỏi sau đó bỏ vào một miếng vải đủ dày để tránh gây bỏng da, đặt lên bụng trẻ. Một lúc sau bé xì hơi và đỡ được đầy bụng.
Dùng khăn chườm nóng
Dùng túi chườm nóng hoặc khăn ấm với nhiệt độ phù hợp với da của trẻ để chườm vùng bụng cho con nhanh chóng đẩy lùi những dấu hiệu chướng bụng đầy hơi.
Giúp trẻ ợ hơi
Đây là việc các mẹ nên làm sau khi cho bé bú xong để tránh tình trạng nôn trớ, trào ngược thực quản ở các bé. Trong trường hợp bé bị đầy bụng thì việc này càng cần thiết. Mẹ hãy để đầu bé tựa vào mẹ, vỗ nhẹ lưng bé cho đến khi bé phát ra những tiếng ợ hơi. Đối với những trẻ trên 1 tuổi thì mẹ có thể cho các con uống nước gừng mật ong hoặc nước chanh…
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột
Dùng những loại sữa chua phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các loại men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng ở trẻ nhỏ.
Uống nước gừng
Gừng là loại củ tính ấm, có tác dụng rất tốt trong việc chữa đầy bụng, nôn mửa. Bên cạnh đó, trong củ gừng tươi có các tinh chất nguyên liệu tự nhiên còn có công dụng làm giải độc tố và kích thích cả hệ tiêu hóa hoạt động tốt trở lại. Chính vì vậy, mỗi khi các con bị đầy bụng khó tiêu, cha mẹ cũng có thể cho bé ngậm một vài lát gừng tươi hoặc là uống nước trà gừng để mau chóng làm giảm thiểu tình trạng khó chịu cho trẻ.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, mẹ có thể làm như sau:
- Bước 1: Sử dụng khoảng 10 gram củ gừng khô, đem hãm với 100ml nước nóng, đun sôi
- Bước 2: Sau đó, đem lọc lấy nước và có thể cho trẻ trẻ uống khi trà còn ấm
Biện pháp phòng tránh khi trẻ bị đầy bụng
Sau đây là 1 số biện phòng tránh và hạn chế tình trạng cho bé các ông bố bà mẹ cần nên nắm rõ:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Nếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể vắt ra ly rồi đút bằng muỗng cho bé
- Khi bú bình ta nên cho bé uống từ từ, giảm số lượng sữa vừa đủ
- Dùng loại sữa bổ sung Probiotic trong trường hợp cần thiết
- Cần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tục
- Giảm bớt số lượng đạm, bột đường trong khẩu phần ăn dặm
Hi vọng với những chia sẻ trên, mẹ sẽ yên tâm hơn mỗi khi trẻ gặp tình trạng đầy bụng. Tuy bệnh có thể chữa, những nếu trẻ bị đầy bụng kéo dài sẽ dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe, nên mẹ đừng quá chủ quan nhé!