Trào ngược dạ dày gây khó thở gây ra hậu quả gì?

Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể còn lạ lẫm với nhiều người. Triệu chứng này không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo diễn biến xấu của bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn tình trạng này gây ra hậu quả gì, cách điều trị sao cho hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày gây khó thở

Trào ngược dạ dày có thể gây khó thở bằng cách làm co thắt phế quản, nghiêm trọng hơn là biến chứng hô hấp đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này chỉ xuất hiện khi bệnh dạ dày của bạn bắt đầu đến giai đoạn trầm trọng, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Acid dịch vị có khả năng kích thích các dây thần kinh hô hấp, các phản xạ ho, tiết nhầy và co thắt đường thở. Thêm vào đó, acid dịch vị thâm nhập vào phổi gây sưng phù đường thở, hen suyễn, viêm phổi với các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày không phải là nguyên nhân gây ra hen suyễn mà chỉ là yếu tố thúc đẩy làm biện diễn biến xấu đi.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây khó thở thường thấy là:

  • Acid dạ dày trào ngược lên, xâm nhập vào các đường dẫn khí, làm chúng co lại, gây khó thở.
  • Acid dịch vị kích thích các dây thần kinh hô hấp, đặc biệt là các dây thần kinh ở phần dưới cơ thực quản khiến cơ trơn vùng này co lại, gây khó thở.
  • Ăn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc gây chèn ép lên khí quản, gián đoạn đường dẫn khí.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh là hen suyễn, hút thuốc, béo phì, tiểu đường, chức năng dạ dày suy giảm, sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn…

>> Xem thêm: Viêm họng do trào ngược dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Hậu quả trào ngược dạ dày gây ra

Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

Gây khó thở

Acid có thể trào ngược vào phổi gây khó thở, kích ứng cổ họng, phổi… kèm theo các triệu chứng:

  • Ho khan, khàn tiếng, khó thở, thở khò khè
  • Viêm thanh quản, viêm họng, viêm phổi
  • Trong phổi có dịch
  • Gia tăng bệnh hen suyễn
  • Barrett thực quản

Biến chứng này chỉ có các dấu hiệu trào ngược dạ dày thông thường chứ không có biểu hiện đặc trưng. Tuy nhiên, người bị barrett thực quản có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 30 – 125 lần người khác.

Do vậy, khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cực kỳ quan trọng đối với những người mắc bệnh này.

Viêm thực quản

Trào ngược dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hẹp thực quản

Hẹp thực quản chủ yếu do trào ngược dạ dày. Acid dịch vị trào ngược nhiều lần, thường xuyên và kéo dài gây tổn thương không hồi phục niêm mạc thực quản, hình thành sẹo thực quản.

Ung thư thực quản

Trào ngược dạ dày là yếu tố thúc đẩy bệnh ung thư thực quản diễn biến xấu đi. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người bị trào ngược dạ dày trên người bị ung thư thực quả là 5:1. Con số này cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản rất cao ở những người mắc trào ngược dạ dày.

Do vậy, tình trạng khó thở khi trào ngược dạ dày là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Triệu chứng phát hiện ung thư thực quản là:

  • Khàn tiếng
  • Cân nặng giảm một các đột ngột, bất thường
  • Nuốt khó và có cảm giác đau

Điều trị khó thở do trào ngược dạ dày hiệu quả

Để điều trị chứng khó thở do trào ngược dạ dày, bạn cần điều trị bệnh trào ngược dạ dày trước. Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc Tây chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng mà không điều trị dứt điểm bệnh. Do vậy, bạn cần kết hợp với nhiều biện pháp hỗ trợ khác để điều trị bệnh tận gốc và giảm thiểu nguy cơ tái mắc.

  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên mặc quần áo quá chật để tránh cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, duy trì cân nặng khỏe mạnh, thư giãn, tạo tâm lý thoải mái, tránh gây stress.
  • Chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, đúng cách giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.
  • Người bệnh nên kê cao đầu khi ngủ khoảng 15-20cm để tránh trào ngược.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc một số loại nước súc miệng khác giữ cho khoang miệng lúc nào cũng thơm tho.
  • Người trào ngược dạ dày cần chú ý nhiều đến chế độ ăn và các ăn uống của bản thân. Người bệnh không nên ăn quá no mà nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn những bữa nhỏ, không nên ăn trước khi đi ngủ. Đặc biệt, các loại hoa quả có múi (cam, quýt, bưởi…), nước có ga, đồ uống chứa cồn, các món chiên xào dầu mỡ làm bệnh nặng thêm.
  • Người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm giàu chất xơ, lợi cho đường ruột, có khả năng trung hòa acid dịch vị như dưa hấu, các loại đậu, nghệ, yến mạch, bánh mì, sữa chua…

Như vậy, các bạn đã hiểu thêm về tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở, biến chứng cũng như các cách hỗ trợ điều trị hiệu quả. Hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và những người mà bạn yêu thương!

Bài viết liên quan