Trào ngược dạ dày thực quản : Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngày nay rất phổ biến, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Các triệu chứng của bệnh trào ngược thường bị nhầm lẫn với chứng nôn trớ thông thường. Nhưng thật ra nguyên nhân và biến chứng gây bệnh lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Vậy đâu là cách điều trị tận gốc tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về trào ngược dạ dày thực quản ở bài viết này nhé!

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất dịch acid trong dạ dày như acid HCl, pepsin, dịch mật,… hòa lẫn với thức ăn và bị đẩy ngược lên thực quản. Cơn trào ngược hầu hết đều xuất hiện một vài lần sau khi ăn và không kèm theo triệu chứng nào.

Tình trạng trào ngược sẽ biến thành bệnh khi thường xuyên xảy ra với tần suất nhiều lần gây tổn thương thực quản, họng, hầu. Bệnh sẽ diễn biến thành các biến chứng vô cùng nguy hiểm gồm có: Viêm loét thực quản, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, ung thư thực quản,…

Mô tả căn bệnh trào ngược dạ dày bằng hình ảnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, nhưng phổ biến nhất là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Vì vậy, một số đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao hơn được kể đến như: Người béo phì, nghiện rượu bia, bị thoát vị cơ hoành, hút thuốc, phụ nữ mang thai, người có tiền sử bị hen suyễn, bệnh nhân tiểu đường, bệnh mô liên kết,…

Người bệnh cần sớm nắm bắt các triệu chứng bệnh trào ngược thông thường để nhận biết được tình trạng của mình và có cách khắc phục kịp thời.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (Gastro-Esophageal Reflux Disease – viết tắt: GERD) là tình trạng chất dịch (bao gồm aicd dịch vị, dịch mật, thức ăn) trào ngược lên phía thực quản, làm tổn thương niêm mạc thực quản và biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng.

Bệnh trào ngược thực quản là một tình trạng thường gặp. Trong đó, tại châu Âu và châu Mỹ tỷ lệ người mắc rất cao (rơi vào khoảng 20-30% nhóm người trưởng thành). Tỷ lệ này trong 10 năm gần đây có xu hướng tăng, nhất là các quốc gia tại Đông Á và vùng Đông Nam Châu Á: Tăng từ khoảng 2,5-4,8% (trước năm 2005) lên mức khoảng 5,2-8,5% (năm 2010).

Triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là cảm giác nóng rát ở phía sau xương ức kèm theo ợ chua, thông thường sẽ xuất hiện sau khi ăn xong. Tuy nhiên đối với nhiều người bệnh châu Á thì triệu chứng điển hình này lại biểu hiện không quá rõ ràng như là đối với người bệnh ở châu Âu hay châu Mỹ. Ngoài ra, người bệnh châu Á còn thường có những biểu hiện kết hợp của các bệnh lý liên quan đến dạ dày, tá tràng khác.

Điều này được biểu hiện ở việc người bệnh tuy có triệu chứng đau ngực nhưng khám tim mạch thì lại bình thường. Hoặc, người bệnh có triệu chứng giống như là bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nhưng lại chỉ có biểu hiện như của chứng rối loạn đại tiện hoặc cảm giác chóng đói hơn bình thường. Ngoài ra, một số người bệnh trào ngược dạ dày có thể nhầm lẫn với một số bệnh thuộc về đường hô hấp trên như viêm họng, khàn tiếng, ho kéo dài…

Nếu bắt gặp một trong số các dấu hiệu và triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản sau đây bạn cần tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

  • Nghẹn, khó nuốt, có cảm giác như mắc dị vật trong cổ họng
  • Thường hay bị nấc cụt
  • Cảm giác nóng rát là từ xương ức đến cổ họng, bị ợ nóng
  • Ho hoặc khó thở, khò khè
  • Nếm thấy vị chua, thường bị chua miệng
  • Khàn giọng, mất tiếng
  • Viêm họng, đau họng

Các triệu chứng trào ngược dạ dày này thường diễn ra cùng lúc và liên tiếp, người bệnh nếu không có kiến thức đúng đắn sẽ dễ bị nhầm lẫn sang cách tình trạng bệnh lý khác gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình chữa trị.

Những triệu chứng hay gặp ở người bị trào ngược dạ dày thực quản

Chẩn đoán bị bệnh trào ngược.

Bên cạnh những triệu chứng trào ngược dạ dày lâm sàng trên đây, người bệnh cần được thực hiện một số phương pháp sau đây để xác định chính xác tình trạng của mình.

  • Nội soi thực quản dạ dày để phát hiện viêm loét thực quản dạ dày
  • Chụp X quang để kiểm tra lỗ thực quản, cơ thắt bình vị có có gặp tình trạng hẹp, chít gây khó nuốt dẫn đến trào ngược không.
  • Đo nồng độ PH lưu động trong vòng 14 giờ để xác định thông số acid dạ dày thực quản.
  • Đo trở kháng giúp đánh giá chất trào ngược là khí hay dịch.

Dựa trên những xét nghiệm và triệu chứng bệnh trào ngược lâm sàng này, bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh và sớm đưa ra được phác đồ điều trị. Trong thời gian chữa trị, bạn cũng cần giữ một chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập và sinh hoạt hợp lý để đẩy lùi bệnh tật. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản xuất phát từ sự rối loạn trong hoạt động của cơ thắt dưới thực quản. Đây là cơ thấp nhất nối thực quản và dạ dày. Thông thường, cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn mở khi ta nuốt, ngay sau đó nó sẽ co và thắt lại nhằm đóng kín thực quản, ngăn không cho dịch từ dạ dày trào ngược lên trên.

Khi trương lực cơ giảm, cơ thắt thực quản không tạo thành vách ngăn đóng kín nên tạo điều kiện cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Ở người bình thường, việc trào ngược dịch dạ dày lên thực quản đôi khi có thể xảy ra. Tuy nhiên, lượng acid dịch vị trong dạ dày trào ngược không quá nhiều nên dễ dàng được dịch nhày thực quản cùng với bicarbonat, nước bọt (có tính kiềm) trung hòa ngay. Đây là lý do một số cơn trào ngược đôi khi diễn ra thường không quá nghiêm trọng vì acid dịch vị đã được làm bất hoạt và ức chế việc kích thích lên niêm mạc thực quản. Ngoài ra, nhu động tại thực quản sẽ giúp đẩy acid dịch vị quay trở lại dạ dày. Không may, ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì cơ thắt dưới thực quản gần như bị suy giảm chức năng nên khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng thêm.

Vậy, các yếu tố nguyên nhân gây suy cơ thắt thực quản dẫn đến bệnh trào ngược sẽ bao gồm: Rối loạn nhu động thực quản, suy giảm chức năng tiết nước bọt, dùng chất kích thích, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.

Một yếu tố khác có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày đó là thoát vị hoành. Trên giải phẫu, cơ hoành là một cơ dẹt có hình vòm, nó giúp phân chia giữa khoang ngực và khoang bụng. Bình thường, nếu cơ hoành co thì nó sẽ tạo sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản để ngăn acid dịch vị trào ngược từ dạ dày lên trên. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc chứng thoát vị hoành thì một phần dạ dày có thể nằm chắn ngang với cơ hoành, gây xáo trộn vị trí của cơ thắt dưới thực quản, ảnh hưởng đến áp lực co thắt nên gây ra hiện tượng trào ngược.

Một số nguyên nhân liên quan trực tiếp bởi dạ dày bao gồm: Ứ đọng thức ăn lâu ngày sinh khí gây áp lực trong khoang dạ dày; Áp lực ổ bụng tăng đột ngột khi hắt hơi, ho hoặc gắng sức…

Để giải thích về hiện tượng này cũng như đưa ra nguyên nhân trào ngược dạ dày hợp lý nhất, người ta sẽ dựa vào nguyên tắc cái thùng – nắp đậy. Chúng ta sẽ hiệu dạ dày được ví như cái thùng, và cơ thắt thực quản dưới (cơ thắt tâm vị) sẽ là nắp đậy. Thông thường nắp sẽ chỉ mở ra khi chúng ta ăn uống và sẽ đóng lại ngăn không cho thức ăn trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên nhiều trường hợp bị bệnh trào ngược xảy ra khi thùng đầy, nắp yếu.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày được xác định là do 2 yếu tố thùng đầy hoặc nắp yếu hay nói cách khác là do các vấn đề về dạ dày hoặc tổn thương tại cơ thắt tâm vị.

Do nắp yếu.

Cơ nối giữa dạ dày thực quản khi chịu tác động của một số yếu tố sau đây có thể yếu dần đi và hoạt động kém gây trào ngược dạ dày.

  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Sử dụng các loại thuốc tây y gây giảm trương lực thực quản dưới: Thuốc kháng tiết choline, thuốc cholecystokinine, glucagon, aspirin…
  • Giãn cơ nối thực quản kéo dài do các bệnh lý như tổn thương hệ thần kinh thực quản, nhiễm trùng, di truyền,…

Do thùng đầy.

Khi dạ dày bị suy giảm chứng năng, hệ tiêu hóa quá tải cũng là nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày.

  • Các bệnh lý dạ dày gây trào ngược: Bệnh lý viêm loét, phù nề, hẹp hang vị dạ dày thực quản,….
  • Những thói quen xấu gây trào ngược: Sử dụng các loại thực phẩm gây đầy hơi khó tiêu (nước uống có ga, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, chocolate,…), ăn uống quá nhiều không kiểm soát.

Ngoài ra, những người bị béo phì, stress căng thẳng, phụ nữ mang thai, người lười vận động cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trào ngược dạ dày hơn người bình thường.

Từ những nguyên nhân gây lên bệnh trào ngược trên đây người bệnh có thể dễ dàng nhận biết và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng của mình. Tuy nhiên, bạn cần thường xuyên tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám sớm và đưa ra lời khuyên hợp lý. Ngoài ra cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái để đảm bảo sức khỏe của mình và người thân.

Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau từ đó gây ra những tổn thương khác nhau ở niêm mạc. Theo các bác sĩ, mặc dù trào ngược thực quản cho những đáp ứng tốt khi điều trị nội khoa nhưng bệnh này lại có tỷ lệ tái phát rất cao (68% trường hợp tái phát trong 1 năm sau điều trị). 

Trào ngược thực quản còn được cho là nguyên nhân hoặc yếu tố thúc đẩy nhiều bệnh lý khác về đường hô hấp trên, xoang mũi, tuyến nước bọt, răng miệng, phế quản. Ngoài ra, bệnh này nếu để kéo dài thì nguy cơ biến chứng nặng là rất cao, nhiều biến chứng trong đó là tiền đề phát triển lên ung thư thực quản.

Mặc dù bệnh trào ngược  thực quản rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nếu không được điều trị tận gốc bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng rất nghiêm trọng. Cụ thể như:

  • Loét thực quản: Axit từ dạ dày khi trào ngược lên thực quản gây ra mòn mô thực quản tạo thành các vết loét, nhiễm trùng, chảy máu gây đau đớn và khó chịu.
  • Hẹp thực quản: Tác hại của axit dạ dày liên tục bị trào lên thực quản sẽ gây ra những mô sẹo làm hẹp thành thực quản khiến cho người bệnh cảm thấy khó nuốt.
  • Ung thư thực quản: Axit còn gây ra những thay đổi ở mô lót thực quản và làm tăng nguy cơ gây ung thư thực quản.

Mặc dù những biến chứng này rất nguy hại đến cơ thể người bệnh đặc biệt là bộ phận thực quản. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp gặp phải tình trạng này đều là do chứng trào ngược dạ dày xảy ra liên tục, quá nhiều lần mà không được điều trị. Như vậy bệnh trào ngược có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tần suất của chứng trào ngược và tình trạng, cơ địa của người bệnh.

Trào ngược dạ dày uống thuốc gì?

Trong điều trị nội khoa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh thường được chỉ định dùng một số thuốc ức chế bơm proton với liều chuẩn hàng ngày, liên tục trong 2-4 ngày. Thực tế cho thấy triệu chứng giảm nhanh, giúp liền sẹo loét. Một số thuốc thường được dùng là:

  • Omeprazole (viên 20mg): Có khả năng ức chế tiết acid mạnh nhưng thường làm giảm acid kéo dài gây tăng gastrin máu. Một số tác dụng phụ là tiêu chảy/táo bón, đau đầu. 
  • Lansoprazole: Thực nghiệm sau 8 tuần điều trị cho tỷ lệ liền sẹo do loét dạ dày lên đến 92%, giảm vi khuẩn HP đến 43%. Một số tác dụng phụ gồm đi ngoài, đau đầu, buồn nôn. 
  • Pantoprazole: Giúp liền sẹo tốt.
  • Rabeprazole: Ức chế tiết axit mạnh hơn omeprazole nhưng gây hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. 
  • Esomeprazole: Giúp ức chế tiết axit kéo dài nhưng gây nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. 

Cho dù bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm hay không thì chúng ta cũng cần sớm điều trị để giảm các triệu chứng và hạn chế tối đa tổn hại cho sức khỏe. Trong các trường hợp trào ngược dạ dày thường xuyên xảy ra, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số phương pháp như sau:

  • Uống thuốc theo đơn: Thuốc kháng axit (Rolaids, Tum, Mylanta); thuốc giảm sản xuất axit (Ranitidine, nizatidine, famotidine); thuốc làm lành tổn thương và ngăn chặn việc sản xuất axit (Lansoprazole, Omeprazole),…
  • Thay đổi lối sống sinh hoạt: Duy trì cân nặng vừa phải, nhai kĩ nuốt chậm, kê gối cao khi ngủ, không ăn uống ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ, cai thuốc lá, hạn chế dùng rượu bia,…
  • Phẫu thuật Nissen: Đây là thủ thuật xâm lấn được dùng để khôi phục chức năng của cơ vòng (còn gọi là van giữa thực quản và dạ dày). Các bác sĩ chuyên khoa sẽ quấn dạ dày quanh thực quản để tạo một van chức năng mới giữa thực quản và dạ dày để ngăn không cho axit trào ngược.
  • Sử dụng vòng hạt thay thế cơ vòng ở thực quản: Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật xâm lấn để đưa thiết bị Linx (vòng hạt nhỏ) vào quấn quanh đường giao nhau của dạ dày và thực quản. Lực hút từ trường giữa các hạt có thể giúp giữ cho đường giao nhau đóng lại không cho axit trào ngược lên.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường được xây dựng dựa trên cơ sở bệnh sinh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh trào ngược cho những biểu hiện lâm sàng khác nhau trên từng trường hợp. Nhiều trường hợp triệu chứng rất rõ nhưng không gây ra tổn thương trên thực thể, ngược lại có nhiều trường hợp đã biến chứng thành barrett, hẹp, ngắn thực quản nhưng lại không có triệu chứng gì.

Việc điều trị nhằm đạt được các mục tiêu: Kiểm soát triệu chứng, làm liền sẹo nếu có tổn thương niêm mạc, kiểm soát/giảm biến chứng. Trong đó, phác đồ điều trị có thể bao gồm việc thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa hoặc thực hiện thủ thuật.

Trong trường hợp có yếu tố nhiễm vi khuẩn HP thì cần dùng phác đồ 3 thuốc ngắn ngày để diệt HP sau đó mới dùng thuốc ức chế bơm proton dài ngày để điều trị.

Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị trào ngược dạ dày phù hợp nhất. Tuy nhiên, các phác đồ đều dựa trên nguyên tắc 4T giúp chữa bệnh từ nhiều phương pháp tổng hợp.

T1 – Thuốc uống theo chỉ định

Trên thực tế các loại thuốc tây y sẽ giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể: Thuốc giảm tiết axit, thuốc trung hòa axit, thuốc ức chế bơm proton…

T2 – Thực phẩm

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày. Không chỉ giúp cải thiện chứng ợ nóng, ợ hơi mà còn hỗ trợ điều trị căn nguyên của bệnh. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây trong thời gian chữa bệnh trào ngược thực quản.

  • Hạn chế các thực phẩm gây kích thích cơ thắt thực quản như: Nước trái cây chua, cam quýt, cà phê, chè, thức ăn có gia vị cay nóng, đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, nước có gas, sữa nguyên chất, socola…
  • Ăn chậm, nhai kỹ để enzyme trong nước bọt trung hòa axit ở dịch vị.
  • Chia nhỏ các bữa ăn để không tạo áp lực cho dạ dày.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn, tránh ăn vào buổi tối muộn.
  • Hạn chế mặc quần áo quá chật và vận động ngay sau khi ăn.

T3 – Thể dục thể thao

Các phương pháp tập luyện giúp tăng cường sản xuất các chất endorphines –  dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Các bài thể dục vừa giúp cơ thể thoải mái, làm giảm mệt mỏi, vừa có thể hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

T4 – Tinh thần lạc quan

Tâm trạng tốt là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cải thiện các bệnh dạ dày thực quản. Nếu bạn luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, stress thì cơ thể sẽ tiết ra cortisol làm tăng tiết acid dịch vị gây trào ngược dạ dày thực quản. Chính vì vậy, tinh thần lạc quan vui vẻ là liều thuốc tốt nhất giúp chữa lành tình trạng bệnh này và cải thiện sức khỏe.

Ngoài ra, để có được tinh thần thoải mái bạn cần giảm khối lượng công việc, thường xuyên nghỉ ngơi, tương tác với bạn bè người thân, tập thiền hoặc yoga… Đồng thời cũng lưu ý một số điều như: Ngủ đủ giấc, không thức khuya, duy trì cân nặng ổn định.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày bài bản cần phải có đầy đủ 4 yếu tố trên đây để đảm bảo hiệu quả tối đa. Hy vọng những kiến thức về bệnh này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin để xử lý các trường hợp của mình và người thân. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc và các phương pháp điều trị khoa học.

Trào ngược dạ dày gây viêm họng, khó thở và gây ho đờm.

Trào ngược dạ dày gây viêm họng.

Viêm họng do trào ngược là một tình trạng phổ biến xảy ra ở khoảng 70% trường hợp bị trào ngược. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh trào ngược thực quản ngoài biểu hiện những triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, tức ngực, buồn nôn… thì còn kèm theo tình trạng viêm, sưng đau rát và sưng tấy vùng cổ họng.

Giải thích về vấn đề này, theo bác sĩ khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) Nguyễn Thị Hồng Vân cho biết: Khi bị trào ngược, một lượng nhỏ thức ăn kèm theo dịch acid, dịch mật trong dạ dày trào lên vùng thực quản. Acid cộng với vi khuẩn trong dạ dày lâu ngày sẽ gây kích ứng niêm mạc vùng họng, khiến chúng bị viêm, sưng và gây viêm họng. Bản thân niêm mạc họng không có cấu trúc bảo vệ chuyên biệt như niêm mạc dạ dày nên nó dễ dàng bị tổn thương bởi acid.

Viêm họng do trào ngược dạ dày đem tới tổn thương nhiều hơn so với viêm họng thông thường. Theo đó, người bệnh sẽ phải chịu đựng cảm giác rất đau rát, hơi thở có mùi hôi, thấy khó nuốt, nuốt nghẹn… rất khó chịu.

Trào ngược dạ dày gây khó thở.

Trào ngược gây khó thở có thể là dấu hiệu của biến chứng nặng hơn như co thắt phế quản, viêm phổi hít… Điều này được giải thích như sau: Khi lượng acid dịch vị trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản, nó gây kích thích ở các dây thần kinh hô hấp, gây co thắt đường thở và tạo ra phản xạ ho. 

Một lượng nhỏ acid dịch vị có thể xâm nhập vào phổi và làm viêm, sưng đường thở, từ đó gây ra biến chứng viêm phổi, hen suyễn, khó thở, thở khò khè… Ngoài ra, nếu người bệnh ăn quá no thì có thể gây chèn ép ở khí quản, khiến gián đoạn đường dẫn khí thở và làm xuất hiện tình trạng khó thở.

Trào ngược dạ dày gây ho đờm.

Trào ngược gây ho đờm là tình trạng thường gặp. Điều này được lý giải như sau: Các cơn trào ngược nghiêm trọng đưa một lượng thức ăn lẫn acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus có sẵn trong cổ họng, dạ dày tấn công vào niêm mạc họng. Để bảo vệ, các biểu mô ở đường hô hấp kích thích tiết ra chất nhầy – đây chính là đờm. Song song với đó, sự kích thích của acid dịch vị với dây thần kinh hô hấp sẽ sinh ra phản xạ ho.

Người bệnh trào ngược sẽ cảm thấy rất rõ sự khó chịu ở vùng cổ họng bởi đờm và các cơn ho diễn ra vào ban đêm khi nằm ngủ, buổi sáng sau khi ngủ dậy. Đây là 2 khoảng thời gian các cơn trào ngược diễn ra nhiều hơn do dạ dày ở trạng thái nằm ngang với khí quản và thực quản.

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì.

Người bị bệnh trào ngược nên ăn gì :

Người bị trào ngược thực quản nên chú ý ăn những thực phẩm, nhóm thực phẩm sau để không làm trầm trọng thêm tình trạng cũng như hỗ trợ trong điều trị:

Trái cây: Nên ăn các loại trái cây chứa ít acid, giàu chất xơ. Đặc biệt, các loại trái cây sau rất tốt:

  • Táo: Có chứa nhiều chất xơ, giúp hòa tan các chất béo trong ruột, hạ mỡ máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
  • Chuối: Rất giàu kali, đây là chất khoáng cần thiết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Dưa hấu: Có chứa nhiều nước, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.

Củ gừng

Là một loại củ có nhiều hoạt chất chống viêm, giúp làm giảm chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi. Người bệnh trào ngược dạ dày nên dùng gừng để hãm trà hoặc bổ sung vào một số món ăn hàng ngày để hệ tiêu hóa cảm thấy dễ chịu hơn.

Yến Mạch

Yến mạch có chứa nhiều chất xơ, có khả năng hấp thu tốt acid dịch vị dư thừa nên nếu ăn thực phẩm này thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng của trào ngược. Ngoài yến mạch, có thể dùng thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo nguyên cám cũng rất tốt.

Rau củ quả

Bổ sung nhiều rau xanh lá, các loại củ, quả như rau cải, rau súp lơ, măng tây, các loại đậu, khoai tây, dưa chuột… vì các loại này chứa nhiều chất xơ, vitamin, giúp cân bằng nồng độ acid trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, làm nhuận tràng, ngăn ngừa tình trạng chướng bụng, khó tiêu.

Chất béo thực vật

dầu oliu, dầu mè, dầu hạt cải, dầu hướng dương, quả bơ, quả óc chó… không những là nguồn cung cấp chất béo tốt cho tim mạch mà còn ngăn ngừa táo bón rất tốt.

Thịt nạc, cá, lòng trắng trứng

Là nguồn cung cấp protein lành mạnh, tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa mà lại cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.

Sữa chua

Là nguồn cung cấp probiotic – được coi là những “chiến binh” bảo vệ hệ tiêu hóa, đường ruột. Sữa chua cũng giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa chứng khó tiêu, đầy bụng gây ợ hơi.

Người bị bệnh trào ngược không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng hoặc dễ gây kích ứng khiến dạ dày phải tiết nhiều acid dịch vị hơn để tiêu hóa sau, người bệnh trào ngược dạ dày nên tuyệt đối tránh:

  • Thịt đỏ: Thịt bò, dê, trâu, ngựa… được coi là những thực phẩm hàng đầu khó tiêu hóa.
  • Chất béo khó tiêu hóa, đồ chiên xào rán, đồ nhiều đường: Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến theo lối chiên xào rán, socola, khoai tây chiên.
  • Đồ cay nóng, đồ chua: Thực phẩm muối chua, ớt, tiêu…
  • Rau củ quả chứa nhiều acid: Cam, bưởi, quýt, cóc, xoài xanh…
  • Đồ uống có gas, đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Thực phẩm từ sữa lên men như phô mai…

Cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản mà hiệu quả.

Cách chữa bệnh trào ngược bằng đông y.

Đông y chữa trào ngược dạ dày bằng cách triệt tiêu nguyên nhân và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc đông y tiêu biểu:

Bài thuốc chữa trào ngược do căng thẳng thần kinh

  • Hắc táo nhân, phòng sâm (mỗi thứ 20g), viễn chi, cam thảo, trần bì (mỗi thứ 12g), hoài sơn, liên nhục, sát căn, bạch truật, ngưu tất (mỗi thứ 16g), bán hạ chế và chỉ xác (mỗi thứ 10g). Mỗi thang uống trong 2 ngày, mỗi ngày uống 2 lần sau ăn.

Bài thuốc chữa trào ngược do kích ứng thức ăn

  • Tía tô, hoài sơn, ngũ sắc, biển đậu, sâm đại hành, bạch truật, lá đắng (mỗi thứ 16g), hoàng kỳ (15g), xương bồ, lá lốt, đương quy (mỗi thứ 12g), trần bì, chỉ xác (mỗi thứ 10g), sinh khung (4g). Mỗi thang dùng trong 2 ngày, ngày dùng 2 lần sau ăn.

Bài thuốc chữa trào ngược do đau thượng vị

  • Ô dược, hương phụ (mỗi thứ 20g), diên hồ sách, trần bì, cam thảo (mỗi thứ 12g), sa nhân (8g). Tất cả đem sắc với 1,5l nước đến khi còn 150ml. Chia làm 4 phần, uống trong ngày.

Bài thuốc cải thiện triệu chứng nóng rát, ợ chua, đắng miệng, đau rát thượng vị

  • Thược dược, đan bì, chi tử (mỗi thứ 20g), trạch tả (16g), bối mẫu (12g), trần bì (10g), thanh bì (8g). Tất cả sắc với 1,7lit nước, lọc bã lấy 250ml, chia làm 5 phần uống trong ngày.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng mật ong.

Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong và nước ấm

  • 1 thìa mật ong nguyên chất pha với 50ml nước ấm (khoảng 70 độ). Uống vào buổi sáng, trước khi ăn khoảng 30 phút. Đều đặn hàng ngày trong 1 tuần.

Chữa trào ngược bằng mật ong và gừng

  • Cách 1: 300g gừng tươi rửa sạch, cạo bỏ vỏ, thái lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh. Đổ mật ong ngập gừng, đậy kín nắp ngâm trong 7-10 ngày. Sau mỗi bữa ăn, dùng 2-3 lát gừng ngâm mật ong.
  • Cách 2: Dùng 2 thìa gừng tươi đã bỏ vỏ, đập dập cho vào ấm nước sôi. Hãm trong khoảng 15 phút thì thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều. Dùng uống trong ngày.

Chữa trào ngược bằng mật ong và nghệ

  • Dùng 1 củ nghệ to rửa sạch, bỏ vỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt. Hòa 2 thìa mật ong vào nước cốt nghệ, chia làm 2 lần uống sáng và tối trước khi ăn.

Cách chữa bênh trào ngượcbằng thuốc nam

Nghệ

  • Cách 1: Xay củ nghệ vàng, lọc lấy nước cốt, pha thêm ít nước lọc rồi uống.
  • Cách 2: Trộn 1 thìa tinh bột nghệ với 2 thìa mật ong, ăn làm 2-3 lần trong ngày.

Cam thảo

  • Dùng 100g cam thảo khô tán thành bột mịn. Ngày dùng 4-5g, pha trong 100ml nước ấm, dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút, liên tục trong 1 tuần. Hoặc cũng có thể dùng cam thảo khô sắc nước uống trong 1 tuần.

Hoắc hương

  • Rau má, gạo nếp (mỗi thứ 16g), hoắc hương, gừng tươi (mỗi thứ 12g), lá dành dành (8g). Tất cả sắc với 750ml nước cho tới khi còn 1 bát con. Chia làm 3 lần uống, dùng sau bữa ăn 30 phút.
  • Chú ý, không dùng bài thuốc này cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ dưới 5 tuổi.

Cách chữa bệnh trào ngược bằng bài thuốc dân gian.

Hạt thì là

  • Cách 1: Dùng 2-3 hạt thì là nhai kỹ, nuốt từ từ. Dùng sau khi ăn trưa và tối, liên tục trong 1 tuần.
  • Cách 2: Đun 100g hạt thì là với 1 lít nước. Để nguội, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hoa cúc

  • Hoa cúc khô (5-6 bông) tráng qua nước sôi cho sạch, gạn bỏ nước này rồi chế thêm 150ml nước sôi mới, hãm trong 5 phút. Dùng uống khi còn ấm, uống trước khi ngủ 30-60 phút.

Nha đam

  • Dùng 5 lá nha đam tươi rửa sạch, bỏ vỏ chỉ lấy phần thịt trong. Cho vào máy xay nhuyễn, đổ vào bình thủy tinh rồi đổ 500ml mật ong, khuấy đều. Bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi lần dùng khoảng 2 thìa trước bữa ăn 20 phút, tần suất 2-3 lần/tuần, liên tục trong 1 tháng.

Gừng

  • Cách 1: Dùng 1 củ gừng tươi băm nhỏ, cho vào 1 cốc nước sôi, hãm trong 10 phút rồi vớt bỏ bã. Thêm 1 thìa đường khuấy tan, uống lúc còn ấm. Ngày uống 2-3 cốc.
  • Cách 2: Gừng thái lát mỏng, ngâm với mật ong trong 10 ngày. Mỗi lần dùng 2 lát sau bữa ăn.
  • Cách 3: Gừng tươi thái lát mỏng, ngâm với giấm trong 1 tuần. Ngày ăn 3 lát, liên tục trong 7 ngày.

Cách chữa bệnh trào ngược tại nhà.

Dùng Baking soda

  • Khuấy tan 1 thìa baking soda trong 1 cốc nước lạnh rồi uống thành từng ngụm nhỏ. Mỗi ngày 1 cốc.

Dùng lá tía tô

  • Cách 1: Lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Uống ngày 2 lần.
  • Cách 2: Dùng lá tía tô khô nấu nước uống hàng ngày. Uống đan xen với nước lọc.’

Kê cao gối khi ngủ

  • Kê đầu bằng một chiếc gối cao hơn so với dạ dày khi ngủ để chống tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm.

Chữa trào ngược dạ dày thực quản ở đâu tốt?

Dưới đây là một số bệnh viện uy tín giúp giải đáp thắc mắc của bạn đọc về chữa trào ngược thực quản ở đâu tốt để mọi người có thể tham khảo và lựa chọn nơi thuận tiện để khám và điều trị bệnh.

  • Bệnh viện Bạch Mai:  Số 78 đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.

Là bệnh viện đứng đầu ngành về Tiêu hóa bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về chuyên môn cũng như kinh nghiệm của các bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên là bệnh viện lớn nên số lượng bệnh nhân rất nhiều nên khi đến khám ở bệnh viện Bạch Mai sẽ mất rất nhiều thời gian xếp hàng và chờ đợi.

  • Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm Y khoa số 1 thuộc Bệnh viện Đại học Y, chuyên về điều trị Nội khoa (dùng thuốc). Trong Trung tâm có nhiều phòng khám chuyên khoa, phòng khám Tiêu hóa là một trong số đó luôn đón tiếp rất nhiều bệnh nhân trào ngược  thực quản đến thăm khám mỗi ngày.

  • Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Cao Bình Vị – Bài thuốc đông y điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: Tác nhân gây trào ngược là do tỳ vị kém, can bất ổn khiến cho vị không thể giáng xuống mà trào ngược lên thực quản”.

Cao Bình Vị Tâm Minh Đường

Dựa trên cơ chế sinh bệnh của người Việt, bác sĩ Nghĩa cùng cộng sự tại phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Cao Bình Vị – Bài thuốc đông y trị dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản chỉ sau 2-3 liệu trình.

Cao Bình Vị là kết tinh từ “Lục dược bình vị” bao gồm: Nhân trần, hoàng bá, chỉ thiên, kim ngân hoa, bạch mao căn, cối xay. Đây đều là những dược liệu kinh điển trong điều trị các chứng về dạ dày.

Giá trị dược liệu có trong Cao Bình Vị

Cơ chế điều trị trào ngược dạ dày của Cao Bình Vị: 

  • Loại bỏ acid dư thừa trong dạ dày, ngăn tình trạng trào ngược, cân bằng chức năng của gan.
  • Kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP, bồi bổ tỳ vị, giảm đầy bụng, khó tiêu.
  • Phục hồi lớp niêm mạc bị tổn thương, tái tạo tế bào mới, tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Được biết, toàn bộ thảo dược sử dụng trong khâu điều chế đều được thu hái từ Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người bệnh.

Lộ trình điều trị của Cao Bình Vị

Để gia tăng hiệu quả của bài thuốc, các lương y Tâm Minh Đường quyết định bào chế Cao Bình Vị ở dạng cao nguyên chất, tức là sắc thảo dược trong nhiều giờ, phần nước cốt thu được cô thành cao đặc. Nhờ vậy, thành phẩm thu được vô cùng sánh mịn, dễ tan trong nước, từ đó giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng, mang lại kết quả điều trị vượt trội hơn so với sản phẩm cùng loại.

Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp!

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437

Bài viết liên quan