Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh gây nhiều nguy hiểm với sức khỏe của bé, tuy nhiên, cha mẹ thường bỏ qua do không nắm được thông tin về căn bệnh này. Vậy nguyên nhân nào gây trào ngược ở trẻ sơ sinh, triệu chứng nhận biết như thế nào, cách chữa như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh là những em bé dưới 12 tháng tuổi. Theo thống kê của một tổ chức y tế, trong số những trẻ sinh ra khỏe mạnh có đến 50% trẻ dưới 3 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày và tăng lên 70% khi trẻ từ 4 tháng đến 12 tháng tuổi. Con số này sẽ giảm dần xuống 5% khi trẻ được 5 tuổi. Vậy có thể nói trào ngược dạ dày là một hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Hệ tiêu hóa có cấu trúc rất đặc biệt sao cho thức ăn chỉ đi theo một chiều nhất định từ miệng đến hầu, qua thực quản để xuống dạ dày, ruột non, ruột già và thải ra ngoài qua hậu môn. Để đảm bảo thức ăn chỉ đi theo một chiều nhất định, hệ tiêu hóa có cấu trúc cơ và thần kinh dọc theo ống tiêu hóa. Trong đó, quan trọng nhất là hệ thống vòng của thực quản, tập trung nhiều ở ⅔ dưới của ống thực quản.
Nếu các cơ vòng thực quản không hoạt động bình thường hoặc do các bất thường khác của ống tiêu hóa khiến cho thức ăn khi đã xuống dạ dày và được trộn với dịch vị bị trào ngược trở lại thực quản sẽ gây ra trào ngược dạ dày. Hiện tượng trào ngược dạ dày hay gọi tên đầy đủ là trào ngược dạ dày thực quản, tên viết tắt theo quốc tế là GERD.
Do cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh và nhiều nguyên nhân khác như đặc điểm thức ăn của trẻ, trẻ hay quấy khóc,… mà hiện tượng trào ngược dạ dày rất hay gặp ở lứa tuổi này. Nó gây ra nhiều nguy hiểm với sức khỏe của trẻ, khiến trẻ lười ăn, chậm lớn và có thể để lại hậu quả khi trẻ trưởng thành.
Nguyên nhân của trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh được chia thành hai nhóm là nhóm trào ngược dạ dày sinh lí và nhóm bệnh lý. Ở mỗi nhóm sẽ có những nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày do bệnh lý
Có nhiều nguyên nhân do bệnh lý gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến sau:
- Do cấu tạo của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, cơ thắt thực quản còn yếu nên có thể làm dịch trào ngược ra ngoài, nhất là sau khi trẻ ăn xong.
- Do tính chất của thức ăn: Trẻ em thường được nuôi bằng sữa mẹ hoặc sữa ngoài, thức ăn thường lỏng như bột, cháo, súp,…
- Do tư thế khi cho trẻ ăn và sau khi ăn: Nhiều cha mẹ thường cho trẻ nằm khi cho ăn hoặc ngay sau khi cho trẻ ăn xong có thể khiến thức ăn dễ bị trào ngược ra ngoài. Một số trẻ khi được cho ăn cũng thường hay quấy khóc, vận động mạnh nên cũng dễ bị sặc sữa, nôn trớ.
Trào ngược dạ dày do sinh lý
Do trẻ mắc một số bệnh lý bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày, hở van tâm vị bẩm sinh, bại não,…
Triệu chứng của trào ngược dạ dày
Trước hết, chúng ta cần nhận biết những triệu chứng của trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Trào ngược dạ dày không có một triệu chứng đặc trưng nào cả. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ và đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế nếu thấy trẻ có những dấu hiệu sau:
- Trẻ quấy khóc liên tục, khó chịu, cáu kỉnh hơn những ngày bình thường, kể cả khi đã được cho ăn.
- Trẻ buồn nôn hoặc nôn trớ sau mỗi lần bú hoặc ăn, có thể nôn ở đường miệng hoặc đường mũi.
- Trẻ lười bú, lười ăn, sợ hãi khi thấy mẹ cho bú hoặc đưa đồ ăn gần miệng.
- Trẻ bú hoặc ăn rất chậm, khó nuốt do niêm mạc thực quản thường xuyên tiếp xúc với dịch dạ dày nên bị viêm, sưng tấy làm hẹp đường kính thực quản.
- Đau bụng: Khi khóc, trẻ thường quờ tay vào vùng bụng trên rốn (vùng thượng vị).
- Trẻ có thể bị khàn giọng, đau họng hoặc ho nhiều do cổ họng thường xuyên bị kích thích.
- Trẻ bị ợ hơi, ợ nóng hoặc ợ chua: Do van tâm vị thực quản không đóng chặt nên hơi trong dạ dày có thể bị trào lên khoang miệng gây ra tình trạng trên.
>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách, trào ngược dạ dày có thể để lại những biến chứng như:
- Trẻ lười ăn, hay nôn trớ, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Trẻ hay quấy khóc, cáu kỉnh, ảnh hưởng tới sự tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ.
- Ảnh hưởng tới đường hô hấp, trẻ hay bị khò khè, khó thở, ho kéo dài. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị hẹp thực quản, viêm thực quản, barrett thực quản,…
- Trẻ có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang,…
Một số biện pháp xử lý khi bé bị trào ngược dạ dày
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của trào ngược như đã nói ở trên, bạn có thể xử lý theo một số biện pháp dưới đây:
Mẹo chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
- Chú ý tư thế bú của bé: Nên bế bé khi cho bú, đầu tạo với mặt phẳng một góc 30 độ.
- Với những trẻ bú mẹ, khi cho trẻ bú, mẹ cần giữ núm vú để kiểm soát lượng sữa và cho trẻ bú vừa đủ, tránh trẻ bú nhiều, hít phải khí hoặc bị sặc sữa.
- Với trẻ bú bình, mẹ cần chọn núm vú có kích thước phù hợp với miệng của trẻ, khi cho cho bú nên cầm bình nghiêng khoảng 60 độ và cho trẻ bú vừa đủ.
- Khi trẻ bú xong nên bế trẻ thẳng đứng, có thể vỗ lưng để trẻ ợ hơi. Cách vỗ rung cho trẻ là bế trẻ đặt trên vai, khum lòng bàn tay vỗ vào lưng trẻ nhiều lần. Bạn cũng có thể đặt trẻ nằm trên giường sao cho đầu trẻ cao tạo với mặt phẳng giường khoảng 30 độ.
- Với những trẻ đã ăn dặm, nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa ăn vừa đủ, lựa chọn những loại thức ăn có tính kiềm có nguồn gốc từ tinh bột hoặc đạm dễ tiêu.
- Hạn chế các yếu tố làm tăng áp lực lên bụng và ngực của trẻ, không để trẻ vận động mạnh sau khi ăn, có thể massage cho trẻ hoặc vận động thông qua một số động tác thể dục co duỗi chân.
Các bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày
Cha mẹ nên kết hợp các biện pháp trên với dùng một số bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày sẽ giúp cải thiện tình trạng của bé nhanh và tốt hơn.
- Giấm táo: Pha 1-2 thìa cà phê giấm táo với một cốc nước ấm và cho trẻ uống hằng ngày, mỗi ngày 2-3 lần.
- Dầu bạc hà: Sử dụng vài giọt tinh dầu bạc hà với một thìa ăn cơm dầu ô liu và nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng của bé. Thực hiện mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Dầu dừa: Thêm một chút dầu dừa vào đồ uống hoặc đồ ăn của trẻ có thể ngăn tình trạng trào ngược một cách hiệu quả. Ngoài ra, có thể trộn dầu dừa với nước ép gừng tươi để xoa bóp bụng trẻ sẽ giúp chữa trào ngược dạ dày rất tốt.
- Mật ong: Hòa 1-2 thìa mật ong nguyên chất với nước ấm cho trẻ uống 1-2 lần mỗi ngày.
Nếu bạn đã thực hiện một số biện pháp trên đây nhưng tình trạng của trẻ ko giảm hoặc nặng hơn thì bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúng ta không được chủ quan với hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, nếu không sẽ để lại những biến chứng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và cuộc sống của trẻ.