Thông 5 lá có ba loài là thông Đà Lạt, thông Pà Cò và Pinus armandii mới được tìm thấy ở Sơn La. Đây là một trong những loại cây quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loài thông 5 lá này và một vài thông tin về các loài thông khác ngay sau đây nhé!
Cây thông 5 lá
Thông 5 lá là loài cây quý hiếm chỉ có ở Việt Nam, gồm ba loài là thông Pà Cò, thông Đà Lạt và Pinus armandii ở Sơn La.
Thông 5 lá Pinus armandii ở Sơn La
Đặc điểm hình thái
- Thông 5 lá mọc thẳng, có chiều cao từ 15 – 25m, đường kính thân khoảng 0,8m.
- Cụm 5 lá kim rất dài, chiều dài khoảng 12 – 24cm, lá buông rủ xuống.
- Nón quả thông Thông 5 lá Pinus armandii ở Sơn La lớn, có chiều dài từ 7 – 10cm, đường kính nón quả từ 5 – 7 cm.
- Hạt thông lớn có kích thước trung bình khoảng 0,5 x 1cm. Hạt của loài thông 5 lá này không có cánh hạt.
Đặc điểm sinh thái và phân bố
Thông 5 lá dài mọc ở Xuân Nha, Sơn La gần như thuần loài. Số lượng thông 5 lá Pinus armandii ước tính chỉ vào khoảng 40 cây trưởng thành. Tập trung ở một khu vực rộng khoảng 2 km2, phân bố đều nhau.
Cây sinh trưởng ở vùng đất sét phát triển từ đá mẹ sa phiến thạch, ở vùng núi cao 900 – 1200m.
Cây tái sinh rất hiếm. Hiện nay, mới thấy được 3 cây thông 5 lá con khoảng 2 năm tuổi.
Dưới tầng tán thông thường là cây gỗ nhỏ và cây bụi cao từ 2 – 3m thuộc họ chè, họ re và lau. Chúng mọc thành đám dày đặc.
Giá trị và tình trạng
Loài cây thông trắng 5 lá đặc hữu chỉ phân bố ở Xuân Nha, khu vực biên giới giáp rang giữa Sơn La và tỉnh tỉnh Hua Phan của Lào. Số lượng cá thể khoảng 40 cây trưởng thành, khả năng phân bố, phát tán, tái sinh kém. Vì thế loài thông 5 lá này được đánh giá ở mức độ rất nguy cấp: CR. Đây là nguồn gen quý hiếm, độc đáo cần được bảo vệ và bảo tồn kịp thời.
Thông 5 lá Đà Lạt
Tên khoa học: Pinus dalatensis.
Đặc điểm hình thái
Cây thân gỗ to, tán cây hình nón, xanh tốt. Thông 5 lá cao khoảng hơn 30m, thân có đường kính từ 0,6 – 0,8m. Cây non có vỏ thân nứt dọc, ở cây già thì vỏ lại bong thành từng mảng.
Cành thông 5 lá ngắn, mọc ở trên đầu cành thành cụm. Cành ngắn có 5 lá hình kim ở đỉnh, dài từ 6 – 11cm, rộng từ 0,6 – 0,7cm. Mặt cắt có hình tam giác đều, cạnh lá có răng cưa nhỏ. Có chứa lỗ khí ở hai bên mặt, thường từ 2 – 5 hàng lỗ khí/mặt.
Nón thông đơn tính cùng gốc, có hình trụ, dài từ 5,5 – 10cm, đường kính khoảng 2,5 – 4cm. Mỗi nón dài 2,5cm, rộng từ 1,5 – 2,5cm, có 25 – 50 vảy, mái vảy ở tận cùng của nón. Khi chín thì vảy có màu xám đen.
Hạt thông Đà Lạt có màu nâu, hính trứng, chiều dài từ 0,8 – 1cm, đường kính khoảng 0,4 – 0,5cm. cánh dài khoảng 1,5cm ở trên đỉnh.
Đặc điểm sinh học
Thông 5 lá Đà Lạt thường chín có quả chín vào tháng 2 – 3. Hiện vẫn chưa thấy tái sinh bằng hạt ở núi Ngọc Linh. Cây sinh trưởng và phát triển chậm.
Đặc điểm sinh thái
Cây mọc ở rừng rậm nhiệt đới, ở núi có độ cao trung bình khoảng 1500 – 2000m.
Có thể phát triển ở trên đất xám đen, đất vàng alít và tầng mỏng bị phong hóa từ đá cát hoặc đá granít.
Phân bố
Phân bố từ Thừa Lưu tỉnh Phú Lộc, Huế đến Tây Nguyên như: Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Giá trị và tình trạng
Thông 5 lá Đà Lạt là nguồn gen quý hiếm cần được bảo tồn. Có thể được sử dụng trong nghành công nghiệp sản xuất bột giấy.
Hiện nay, thông 5 lá Đà Lạt là loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và chưa thấy tái sinh. Mức độ đe dọa được xếp vào bậc R.
Biện pháp bảo vệ
Được bảo vệ nguyên vẹn ở trong 2 khu rừng cấm là Ngọc Linh và Chư Yang Sinh. 4 cây còn lại ở thác Uyên Ương Đà Lạt được dùng để thu hạt và nhân giống.
Loài thông này cần phải nhanh chóng đưa vào trồng nhân giống.
Thông Pà Cò
Tên khoa học: Pinus kwangtungensis, được ghi nhận lần đầu tiên ở khu BTTN Hang Kia – Pà Cò, Hòa Bình. Sau đó, còn được phát hiện ở vùng núi đá vôi ở miền Bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa.
Đặc điểm
Là cây thân gỗ cao to, chiều cao có thể trên 25m, đường kính của thân từ 50 -70cm. Cây thường xanh, chồi đông với những vảy chồi có màu nâu nhạt.
Lá thông Pà Cò mọc 5 chiếc ở đầu cành ngắn. Những cành ngắn lại mọc chụm trên đầu các cành dài. Lá cây hơi công, dài từ 4 – 7cm và rộng 1 – 1,2mm. Mặt cắt ngang của thông 5 lá Pà Cò có hình 3 cạnh, mép lá có răng cưa.
Nón thông có hình trứng, mọc đơn độc. Khi nón chín dựng đứng hoặc hơi nằm ngang dài khoảng 6 – 7cm, đường kính nón từ 4,5 – 5,5cm. Mỗi nón thông có 20 – 35 vảy hình trứng ngược. Chiều dài vảy khoảng 2,5cm và chiều rộng là 1,5cm.
Hạt thông 5 lá Pà Cò có hình bầu dục, dài từ 10 – 12mm, rộng khoảng 5 – 6mm, có một cánh mỏng dài khoảng 2cm và rộng khoảng 8mm ở đỉnh. Nón của loài thông này ngắn hơn so với nón của thông 5 lá Đà Lạt.
Đặc điểm sinh học
Quả thông chín vào mùa thu. Tuy nhiên rất ít khi gặp được cây thông mẹ và hoàn toàn không bắt gặp cây con.
Nơi sống và sinh thái
Thông 5 lá Pà Cò thường mọc thành các rải rừng hẹp trên đỉnh núi cao hơn 1300m. Dưới tán là các tầng cây gỗ nhỏ và tầng cây bụi, tầng dưới thường là loài thuộc ngành dương xỉ. Bên dưới là lớp rêu, địa y dày đặc.
Giá trị và tình trạng
Thông 5 lá Pà Cò cho gỗ xây dựng rất tốt. Bên cạnh đó, nhựa dầu có thể sử dụng để làm keo gắn.
Thông Pà Cò được xếp vào mức sắp nguy cấp. Phân bố hạn hẹp, số lượng cây ít và chưa tái sinh. Ngoài ra, cây còn bị khai thác để lấy gỗ, củ nên sắp bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện nay, thông 5 lá Pà Cò đang ở mức độ đe dọa là bậc V.
Biện pháp bảo vệ
Cần được bảo vệ nghiêm ngặt nghuyên vẹn ở khu rừng trên núi đá vôi ở Pà Cò, Cao Bằng. Cũng như cần phải nghiên cứu, trồng thử để bảo tồn nguồn gen.
Các loài thông khác
Ngoài thông 5 lá đặc trưng chỉ có ở Việt Nam, nước ta còn có một số loài thông khác như thông 2 lá dẹt, thông 3 lá, thông đuôi ngựa.
Thông hai lá dẹt
Có tên khoa học là Pinus krempfii, họ thông (Pinaceae). Thông 2 lá dẹt là loại thông cổ, đặc điểm đặc trưng là 2 lá dẹt có hình lưỡi kiếm.
Phân bố ở độ cao từ 1.200 – 1.500m ở Lâm Đồng, Việt Nam. Đây là loài đặc hữu, trên thế giới chỉ có ở nước ta.
Thông 2 lá dẹt là cây gỗ, cao trên dưới 30m, đường kính thân 1,6m, có cây đường kính lên đến 2m.
Tán cây rộng, thường sẫm màu, dày và hình rẻ quạt. Thân cây lớn, cành gần như là không có nhánh, đam thẳng vào tán lá.
Hạt thông 2 lá dẹt có màu nâu nhạt, có cánh trắng. Nón quả chín phát tán ở phạm vi rộng, thường chín vào mùa mưa. Đây cũng chính là lý do khiến việc thu thập hạt thông này gặp khó khăn.
Thông ba lá
Còn được gọi là xà nu (Tây Nguyên), ngo (Đà Lạt), có tên khoa học là Pinus kesiya.
Thông 3 lá loài loài cây gỗ lớn, có thân cao thẳng đứng từ 20 – 45m. Vỏ cây có màu nâu xám, có nhiều vết nứt dọc rãnh sâu.
Tán thông ba lá có hình trứng rộng, thân cây ít nhựa nhưng có mùi hắc.
Lá cây có hình kim, thường mọc trên đầu cánh ngắn, có màu xanh ngọc. Lá loài thông này cứng và dài 20 – 25cm.
Nón quả đơn tính cùng với gốc, có hình trứng, cao từ 5 – 9cm và rộng khoảng 4 – 5cm. Nón quả cái thường chín trong 2 năm, khi chín sẽ hóa thành gỗ. Lá noãn thường phát triển thành vảy và chứa 2 hạt/vảy. Hạt thông 3 lá có cánh, dài từ 1,5 – 2,5cm.
Thông ba lá thường được sử dụng lấy gỗ để sử dụng trong xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất bột giấy mà ít khi dùng lấy nhựa.
Thông đuôi ngựa
Còn được gọi làthông mã vĩ, có tên khoa học Pinus massoniana Lamb.
Đây là loài cây gỗ lớn, thân cây có thể cao đến 40m, đường kính thân có thể trên 90cm.
Thân thông đuôi ngựa tròn, thẳng hình trục, vỏ cây màu xám hồng và bị nứt dọc. Khi cây già thì vỏ cây sẽ bong thành từng mảng. Thân cây ít nhựa nhưng lại có mùi thơm nhẹ.
Lá thông đuôi ngựa có hình kim, mọc thành cụm gồm 2 lá ở đầu cảnh nhỏ. Lá cây dài từ 15 – 20cm, màu xanh vàng, mềm, cành non đầu lá có màu đỏ.
Nón quả thông đuôi ngựa cũng như thông 3 lá là nón đơn tính cùng gốc. Nón quả loài thông này có đặc điểm năm đầu có màu tím, hình trái xoan. Năm thứ hai có màu xanh và hình trứng. Khi chín sẽ hóa thành gỗ.
Trên đây là thông tin về thông 5 lá, hy vọng sẽ giúp bạn đọc biết hơn về loài thông này. Đồng thơi, biết thêm được những loài thông phổ biến khác đang có ở Việt Nam.