Cây nhọ nồi là loại cây mọc hoang ở khắp nơi, tuy là cây cỏ dại nhưng tác dụng của cây nhọ nhồi đối với sức khỏe con người là vô cùng tuyệt vời. Hãy cùng khám phá tác dụng của cây nhọ nồi trong bài viết dưới đây nhé.
7 tác dụng của cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cây cỏ mực, tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ nhà Asteraceae. Sở dĩ có tên là nhọ nồi (cỏ mực) bởi vì khi vò nát sẽ thấy nước chảy ra đen như mực.
Theo Đông y nhọ nồi có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc giúp mát huyết, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, cầm máu, làm đen tóc… và một số tác dụng của cây nhọ nồi có thể kể tới bao gồm:
Nhọ nồi giúp chữa viêm họng
Tác dụng của cây nhọ nồi trong việc chữa viêm họng rất hiệu quả. Với tình trạng họng sưng tấy, nuốt đau thì bạn sử dụng nhọ nồi, bồ công anh, cam thảo đất sắc lấy nước uống, dùng 1 lần/trên ngày, uống trong 3 – 5 ngày là khỏi.
Trị sốt cao
Từ xa xưa, ông cha ta đã tận dụng tác dụng của cây nhọ nồi để trị sốt cao, đây là giải pháp trị bệnh cho người bị sốt nhưng khó dùng thuốc kháng sinh, nhất là trẻ nhỏ.
Chuẩn bị nhọ nồi, củ sắn dây, cam thảo và sài đất, rửa sạch và sắc lấy nước uống 1 thang/ngày, uống cho tới khi hạ sốt hoàn toàn.
Tác dụng trị chảy máu cam của cây nhọ nồi
Nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất nhanh, vì vậy nó thường được dân gian sử dụng để đắp vào vết thương nhỏ bị chảy máu, theo đó nhọ nồi có tác dụng trị chảy máu cam rất tốt.
Thực hiện: Dùng 20g nhọ nồi, hoa hòe cùng 16g cam thảo đất sắc mỗi ngày 1 tháng, uống liên tục trong 1 tuần giúp trị tình trạng chảy máu cam rất hiệu quả.
cây nhọ nồi trị mề đay
Nhọ nồi có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh mề đay. Cách sử dụng bài thuốc này là trong uống, ngoài bôi. Giã nát nhọ nồi cùng với lá khế, xương sông, lá dưa chuột, rau diếp cá, lá nhài, sau đó sắc lấy nước để uống, còn bã dùng để đắp vào vùng bị nổi mề đay. Sau 2 – 3 lần thực hiện sẽ khỏi bệnh.
Cây nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ
Theo y học cổ truyền, bệnh gan nhiễm mỡ nhiều nguyên nhân gây nên trong đó có nguyên nhân do béo phì và nghiện rượu. Với 2 nguyên nhân này thì việc sử dụng cây nhọ nồi sắc lấy 1 thang để uống sẽ rất hiệu quả.
Suy nhược cơ thể
Các thầy thuốc Đông y còn tận dụng tác dụng của cây nhọ nồi để điều chế thành thang thuốc giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, ăn không ngon, thiếu máu.
Bạn dùng cỏ nhọ nồi, mần trầu (mỗi vị 100g) cùng với gừng khô (50g). Sao khô các vị thuốc và sắc cùng 3 chén nước dừa, chia thành 2 lần sử dụng/ngày, nhọ nồi cũng các vị thuốc này sẽ phát huy tác dụng trị bệnh cực hiệu quả.
Nhọ nồi trị rong kinh
Chị em có thể sử dụng cây nhọ nồi để điều trị tình trạng rong kinh rất hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn lấy cỏ nhọ nồi tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống hoặc sắc cỏ nhọ nồi khô lấy nước uống.
Lưu ý khi sử dụng nhọ nồi: Người có tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, âm hư không có nhiệt thì không nên sử dụng cây nhọ nồi làm thuốc trị bệnh.
Như vậy, thông tin bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu rõ tác dụng của cây nhọ nồi. Cũng giống như các loại thảo dược tự nhiên khác, loại cây này có ưu điểm là lành tính, không độc hại nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng nhé.