Sinh vật ngoại lai là gì? Hiện nay sự lan rộng của những loài ngoại lai trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất cho hệ sinh thái, nền kinh tế của các quốc gia. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn do sự biến đổi khí hậu, xáo động về vật lý, hóa học đối với các hệ sinh thái.
Sinh vật ngoại lai là gì?
Theo Luật đa dạng sinh học Việt Nam 2008, sinh vật ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện, sinh trưởng và phát triển ở khu vực mà vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của loài đó. Sinh vật ngoại lai xâm hại là loài chiếm nơi sinh sống hoặc gây ảnh hưởng xấu đến những loài sinh vật bản địa của vùng đó. Chúng là mất đi sự cân bằng sinh thái tại nơi chúng lấn chiếm.
Đặc điểm chung
- Sinh sản nhanh chóng
- Khả năng cạnh tranh nguồn thức ăn, nơi sinh sống rất lớn.
- Biên độ sinh thái của loài ngoại lại rộng, chúng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường.
Con đường xâm nhập của loài ngoại lai
Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể xâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường. Chẳng hạn như: Nhập khẩu chúng với mục đích phụ vụ trong việc sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng, phục vụ khoa học hoặc có thể là do du nhập không chủ đích là bám vào các phương tiện vận tải.
Nơi loài ngoại lai dễ xâm nhập
Thường bắt đầu ở các vùng, hệ sinh thái nhạy cảm, kém bền vững gồm: Các vực nước nội địa, vùng bãi bồi, cửa sông hoặc vùng đảo nhỏ.
Tình hình sinh vật ngoại lai
Tại Việt Nam
Theo thống kê, nước ta có đến 92 loài thực vật ngoại lai thuộc 31 họ khác nhau. Trong đó gồm những họ như:
- Họ đậu: 6 loài
- Họ thầu dầu: 4 loài
- Họ cói: 8 loài
- Cây lá kim: 12 loài.
- Họ cúc: 7 loài
- Họ hòa thảo: 13 loài
Các loài thực vật ngoại lai chiến đến 0,77% so với tổng số loài thực vật ở ngước ta (12000 loài). Trong số đó, số loài ngoại lai xâm hại ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh thai có 12 loài.
Trên thế giới
Úc là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các loài ngoại lai xâm lấn. Có đến 90 loài thực vật xâm lấn được bán, 210 loài cá cảnh ngoại lai nhập lậu. Nhiều loài cá đã thoát ra và xâm nhập vào hệ thống sông ngòi. Kéo theo là tình trạng các loài cá bản địa, loài lương cư bị suy giảm trầm trọng.
Anh: Các loài ngoại lai xâm lấn là hệ sinh thái bản địa không thể tái sinh. Hàng năm còn tiêu tốn 2 tỷ bảng.
Ireland: Đây là nước duy nhất trên thế giới đưa giống chồn nhỏ vào thiên nhiên.
Tác động của sinh vật ngoại lai là gì?
Tác động tiêu cực
- Cạnh tranh thức ăn, nơi cư trú với các loài sinh vật bản địa.
- Làm giảm tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái.
- Cản trở sự tái sinh tự nhiên của những loài bản địa do khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh với mật độ dày đặc của loài ngoại lai.
- Lai giống với những loài sinh vật bản địa, làm suy giảm nguồn gen. Đối với loài ngoại lai có khả năng thụ tinh chéo còn làm rối loạn hệ thống gen của sinh vật bản địa.
- Cạnh tranh và tiêu diệt dần loài bản địa, dẫn đến sự thay đổi, suy thoái hoặc tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa.
- Có thể truyền bệnh và kí sinh trùng.
Tác động tích cực
Môi trường sinh thái: Hấp thụ các kim loại nặng có hại, là loài thiên địch của một vài sinh vật khác. Chẳng hạn như cá chim trắng có thể cải tạo môi trường bằng phương pháp sinh học. Bèo tây có thể làm sạch nguồn nước, đồng thời phân giải chất độc hại.
Giá trị kinh tế: Đem lại giá trị kinh tế nâng cao đời sống của người dân. Bèo tây là nguyên liệu làm đồ thủ công. Mai dương làm giá thể trồng nấm…
Giá trị dinh dưỡng: Các loài ngoại lai vừa mang giá trị kinh tế vừa có giá trị dinh dưỡng như cá chim trắng, tôm he…
Giải pháp hạn chế tác động của sinh vật ngoại lai
Tăng cường xây dựng, hoàn thiện các chính sách, cơ chế pháp luật về việc ngăn chặn và kiểm soát tình trạng sinh vật ngoại lai xâm hại. Luật đa dạng sinh học bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 01/07/2009.
Thực hiện những giải pháp khoa học công nghệ nhằm ngăn ngừa, kiểm soát và quản lý tốt sinh vật ngoại lại xâm hại.
- Khảo nghiệm, phát hiện và phân tích nguy cơ, đánh giá rủi ro môi trường và đa dạng sinh học.
- Xác định hướng lây lan của sinh vật ngoại lại dưới những tác động của biến đổi khí hậu.
- Kiểm soát, quản lý và loại bỏ những loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
- Phục hồi hệ sinh thái bản địa để ngăn ngừa sự tái xâm nhập của những loài ngoại lại xâm hại.
Tiêu diệt sinh vật ngoại lai xâm hại bằng việc nghiên cứu đặc điểm, đặc tính của chúng để tiêu diệt. Chẳng hạn ốc bưu vàng có thể làm thức ăn cho gia súc.
Tích cực tuyên truyền, giáo dục đào tạo và nâng cao ý thức của người dân trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và loại bỏ sinh vật ngoại lai xâm hại.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và quản lý các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
6 sinh vật ngoại lai nguy hiểm ở nước ta
Cây mai dương
Cây mau dương còn có tên gọi khác là cây trinh nữ đầm lầy. Đây là loài ngoại lai gây thiệt hại nặng nề nhất ở nước ta hiện nay. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, du nhập vào châu Á từ cuối thế kỉ 19. Bắt đầu phát tán vào Việt Nam năm 1979 tại Mộc Hóa, Long An. Hiện đã xuất hiện trên cả nước.
Ốc bươu vàng
Loài sinh vật ngoại lai xâm hại này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sinh sống ở những vùng đầm lầy. Bắt đầu du nhập vào nước ta từ trước năm 1975. Ốc bưu vàng chính là ký chủ trung gian lây truyền sán phổi từ chuột sang người.
Trong điều kiện sinh thái thuận lợi, phù hợp, ốc bưu vàng sinh trưởng và phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhanh chóng trở thành dịch hại cho nhiều loại cây trồng, điển hình là cây lúa.
Ốc sên
Chúng có xuất xứ từ lục địa châu Phi. Những năm 1960 du nhập vào nước ta trở thành loài ốc cạn ngoại lai xâm hại. Chúng gây hại cho cây trồng trên cạn từ đồng bằng cho đến miền núi khắp cả nước.
Lục bình
Lục bình hay còn gọi là bèo tây, bèo lục bình, bèo Nhật Bản bắt đầu di nhập vào nước ta năm 1902. Loài này phát triển và sinh trưởng với tốc độ nhanh, phủ kín mặt nước trong thời gian ngắn nếu điều kiện thuận lợi.
- Khi bèo lục bình thối mục sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước gây chế cá và những loài thủy sinh khác.
- Bên cạnh đó lục bình còn cản trở giao thông đường thủy.
- Làm giảm sức tưới tiêu, chậm dòng chảy, giảm khả năng phát điện và làm tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa nước.
Cây bông ổi
Còn có tên gọi khác là cây ngũ sắc được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX với mục đích làm cảnh. Bông ổi phân bố rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt ở Tây Nguyên, Quảng Bình, Quảng Trị. Tuy nhiên, loài này có thể khiến một số cây bản địa bị biến mất và trở thành loài cỏ dại nguy hại cho cây trồng.
Sâu róm thông
Sâu róm thông thuộc họ bướm, phân bố tự nhiên ở phía nam Trung Quốc. Bắt đầu du nhập vào nước ta từ những năm 1950. Chúng nhanh chóng sinh trưởng và phát triển thành những trận dịch lớn gây nguy hại cho các rừng thông. Điển hình năm 1965 – 1970, các trận dịch sâu róm thông lớn diễn ra ở Quảng Ninh và Bắc Giang. Hiện nay công tác phòng và tiêu diệt sâu róm thông gặp nhiều khó khăn.