Rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không? Nhiều người nói rằng không nên uống nước cam khi bị rối loạn tiêu hóa vì sẽ làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Ý kiến này liệu có đúng? Hãy cùng đọc bài viết sau đây và tìm lời giải cho câu hỏi này nhé!
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa là một khối thống nhất các cơ quan hoạt động nhịp nhàng, kết nối với nhau thực hiện chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn để phục vụ cơ thể. Bất cứ trục trặc nào xảy ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn cũng được coi là rối loạn tiêu hóa, thông thường sẽ biểu hiện ra ngoài cơ thể gây bất lợi cho người bệnh.
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng do sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, gây ra triệu chứng đau bụng và thay đổi vấn đề về đại tiện.
Rối loạn tiêu hóa gần như ai cũng mắc phải. Nó không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những tình trạng thật sự bất tiện và khó chịu như đau âm ỉ tùy thuộc vị trí bị tổn thương; bụng chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu; buồn nôn, nôn; ợ hơi, ợ nóng; tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài,…
Rối loạn tiêu hóa nếu là những cơn đau nhẹ, thoáng qua đặc biệt sau khi ăn no hay ăn những thực phẩm lạ, không hợp vệ sinh thì không gây đáng ngại. Tuy nhiên, nếu rối loạn tiêu hóa kéo dài gây chán ăn, sụt cân, đi ngoài ra máu hay phân lúc lỏng lúc táo xen kẽ thì bạn nên đến bệnh viện để xác định tình trạng và chữa trị kịp thời.
Trẻ em và người lớn đều có thể mắc rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do bạn ăn uống không hợp vệ sinh khiến ngộ độc thực phẩm, mất cân bằng giữa lợi khuẩn và vi khuẩn có hại, lạm dụng thuốc kháng sinh,…
Rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không?
Có nhiều ý kiến trái chiều về câu hỏi này. Nhiều người cho rằng, nước cam là đồ uống bổ dưỡng, uống càng nhiều càng tốt. Lại có người cho rằng nước cam không tốt cho hệ tiêu hóa khi nó bị rối loạn. Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này.
Nước cam là thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần nước cam có chứa nhiều loại acid tự nhiên như acid ascorbic và acid citric, vitamin C, caroten, flavonoid, vitamin B1, B9, tinh bột, kali, canxi, magie, sắt, phospho,… Nhờ vậy, nó mang nhiều lợi ích với sức khỏe của chúng ta:
- Cung cấp nước và điện giải cho cơ thể khi cơ thể mất nước và điện giải do tiêu chảy;
- Vitamin C tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi;
- Nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể do đó uống nước cam sẽ giúp giải độc, trung hòa hoặc phá hủy các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư;
- Giảm chứng ợ hơi, đầy bụng;
- Có tác dụng trị táo bón, có ích cho hệ vi khuẩn đường ruột và cả hệ miễn dịch;
- Nước cam còn có tác dụng tốt lên hệ tim mạch, ổn định lượng cholesterol, huyết áp và tăng cường thể lực.
Nước cam có lợi cho sức khỏe cho tất cả mọi người với điều kiện nó được sử dụng đúng cách và điều độ. Nếu tiêu thụ quá nhiều nước cam quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Tính acid và vitamin C trong nước cam sẽ gây cồn ruột, viêm dạ dày, đau dạ dày. Nhưng quan niệm rối loạn tiêu hóa không được uống nước cam là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Uống nước cam đúng cách sẽ giúp bạn nhanh hồi phục và cải thiện tình trạng tiêu hóa của mình:
- Không uống quá nhiều nước cam, nên uống một ngày một ly và uống lúc no, sau bữa ăn tầm 1-2 giờ để được hấp thụ tốt nhất;
- Nên uống nước cam vào buổi sáng, tránh uống vào buổi đêm vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn;
- Không uống nước cam quá chua, nên pha thêm nước, đường hoặc cho thêm chút đá;
- Không uống nước cam với thuốc.
- Khi ăn trứng, sữa, thịt (chế phẩm chứa nhiều protein) hay các sản phẩm chứa nhiều carbohydrate như bánh mì, mỳ,… thì không uống nước cam vì sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa ở ruột non, dẫn đến khó tiêu;
Như vậy, với câu hỏi rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không, câu trả lời là có với điều kiện bạn uống đảm bảo, đúng cách và đúng liều lượng.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng của bất thường của đường tiêu hóa, do đó vấn đề ăn uống tiêu thụ thực phẩm ảnh hưởng rất lớn. Sau đây là một số loại đồ ăn mà người rối loạn tiêu hóa nên sử dụng:
- Chuối là loại trái cây xếp hàng đầu về tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa. Nó là nguồn cung cấp kali và chất xơ giúp khôi phục các chất điện phân đã mất do tiêu chảy và cân bằng hệ vi khuẩn có lợi.
- Khoai lang được biết đến nhờ công dụng chữa viêm loét dạ dày nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào cùng các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
- Sữa chua chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn giúp ngăn chặn các vi khuẩn có lợi, tăng sức đề kháng và điều trị táo bón.
- Gừng là loại gia vị quen thuộc, không chỉ trị các chứng rối loạn tiêu hóa mà còn kích thích ăn ngon.
- Quả bơ duy trì và khiến các chức năng tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng do hỗ trợ quá trình chuyển đổi beta-caroten thành vitamin A, một chất cần thiết cho niêm mạc lót đường tiêu hóa.
- Táo vừa giàu chất xơ vừa nhiều vitamin và khoáng chất, từ đó giảm nguy cơ táo bón và tăng sức khỏe toàn bộ cơ thể.
Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Vậy rối loạn tiêu hóa nên tránh các loại thực phẩm gì?
Tránh sử dụng thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn và có ga, những loại này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn có hại cho sức khỏe tổng thể.
Tránh các loại đồ ăn có hàm lượng chất béo cao, nhiều dầu, mỡ; tránh ăn nhiều socola, đồ ngọt; tránh các loại thức ăn nhanh nhiều muối như xúc xích, thịt xông khói; hạn chế ăn ớt, bạc hà.
Bạn nên chủ động phòng tránh rối loạn tiêu hóa bằng cách:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi;
- Sử dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả, tránh ăn nhiều thịt đặc biệt là thịt đỏ;
- Ăn vừa đủ, ăn đúng bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày;
- Uống đủ nước, bổ sung chất khoáng và các vitamin (đặc biệt là vitamin C).
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không, bên cạnh đó bổ sung thông tin hữu ích về các thực phẩm nên ăn và nên tránh cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Hãy điều chỉnh chế độ ăn cùng sinh hoạt hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình của bạn nhé!