Rối loạn tiêu hóa thường đi kèm với một số triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài… khiến người bệnh mất sức nhanh chóng. Vậy làm thế nào để có thể phát hiện sớm để đưa ra biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau? Tham khảo bài viết này để biết được nguyên nhân, triệu chứng rối loạn tiêu hóa dễ dàng nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào?
Tiêu hóa là quá trình hữu cơ biến đổi và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng đi qua thành ruột rồi đi vào máu. Quá trình tiêu hóa bắt đầu ở miệng, thức ăn được nghiền, trộn với nước bọt sau đó xuống tiêu hóa ở dạ dày.
Khi thức ăn đến dạ dày, nó sẽ tồn tại trong khoảng 4 đến 5 giờ. Dạ dày sẽ tiết ra chất nhầy, axit để tiêu hóa thức ăn. Sau tác động của dịch dạ dày và enzyme, thức ăn sau đó đi vào ruột non. Tại đây các enzyme tiếp tục được tiết ra để biến thức ăn thành các hạt nhỏ có thể hấp thụ vào máu
Các phân tử sinh học bị phá vỡ trong khu vực tá tràng. Bất kỳ phần còn lại chưa tiêu hóa, không được hấp thụ các hạt thức ăn sau đó được chuyển đến ruột già. Trong ruột già, hoạt động tiêu hóa ít hơn đáng kể
Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường rất đa dạng, dễ bị nhầm với các bệnh tiêu hóa khác. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Rối loạn đại tiện: Hầu như tiến triển chậm, nhưng với mức độ nặng dần. Người bệnh thường cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, khi thì táo bón, lúc thì tiêu chảy, việc đi đại tiện không đều đặn như trước. Bệnh nhân có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.
- Đau bụng: Cơn đau vùng bụng có thể diễn ra âm ỉ hoặc bộc phát dữ dội. Vị trí đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, tuy nhiên cũng có khả năng ở nhiều chỗ khác nhau. Một số trường hợp cơn đau có thể lan ra phía sau lưng.
- Đầy hơi khó tiêu: Đầy hơi là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất. Bệnh nhân có biểu hiện bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.
Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể biểu hiện thông qua việc trẻ chán ăn, hay bị nôn trớ, quấy khóc do đau bụng,… Triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở bà bầu tương tự như ở người lớn, nhưng thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Một số triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa, bao gồm: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn ói,…
Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa
Đa số mọi người đều nghĩ rằng, nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa là do ăn uống. Nhưng trên thực tế thì rối loạn tiêu hóa còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa:
Đa số người bị rối loạn tiêu hóa là do vấn đề ăn uống không phù hợp so với hệ tiêu hóa của người bệnh. Hay những tạo cho mình những thói quen ăn uống không tốt như:
- Ăn đồ ăn lạnh
- Thường xuyên ăn vặt
- Sử dụng rượu bia quá nhiều
- Vừa ăn vừa làm việc
- Ăn quá nhanh, quá no
- Ăn nhiều thực phẩm chua cay
- Ăn uống thất thường
Ngoài các nguyên nhân do ăn uống, còn có một số vấn đề khác như:
- Lạm dụng kháng sinh: Đây là một nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mạnh. Khi sử dụng quá liều, chúng vô tình triệt tiêu luôn cả những lợi khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa. Do đó khi sử dụng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Nguyên nhân bệnh lý: Rối loạn tiêu hóa có thể là do biến chứng tất yếu của các bệnh như ợ nóng, viêm đường ruột, tiểu đường, đau dạ dày, liệt dạ dày, hen suyễn.
- Mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn: Theo Giáo sư Mario Clerici, Chủ tịch ngành Miễn dịch học, ĐH Y khoa Milano (Italy) thì cơ thể con người được cấu tạo bởi 10.000 tỷ tế bào. Và lượng vi khuẩn trong cơ thể lớn hơn gấp 10 lần con số đó, bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Lợi khuẩn và hại khuẩn tập trung nhiều nhất ở đường ruột. Trung bình, ở mỗi người bộ phần này chứa tới 2kg vi khuẩn. Trong đó, 85% là lợi khuẩn (probiotic) và 15% là hại khuẩn. Khi mất đi sự cân bằng này, tỷ lệ hại khuẩn gia tăng thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu dẫn đến, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là bệnh rối loạn tiêu hóa.
- Đối tượng dễ mắc rối loạn tiêu hóa: Phụ nữ, người dưới 45 tuổi, người có cha mẹ mắc bệnh đường ruột, có vấn đề về thần kinh.
Điều trị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị chậm trễ, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Thay đổi cách thức ăn uống: Thức ăn, nước uống không gây ra rối loạn tiêu hóa nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm “bệnh” trở nên trầm trọng hơn.
- Tránh các thức ăn sau đây vì chúng có thể gây ra sình bụng: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v… Đừng uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa. Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).
- Bệnh nhân nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.
- Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng được hoạt động một cách đắc lực hơn.
Khi nào nên dùng thuốc để điều trị?
Tùy theo từng cá nhân, bác sĩ có thể sẽ phải chữa trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, thuốc chỉ đóng một vai trò phụ trong việc chữa trị mà thôi. Nếu dùng chỉ nên dùng khi thật cần và càng dùng ít càng tốt.
Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Chứng rối loạn tiêu hóa gây khó chịu vô cùng, nên việc tìm kiếm cách chữa nhanh và hiệu quả là điều thiết. Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng mà người bệnh có thể sử dụng loại thuốc phù hợp, ví dụ như:
Thuốc Domperidon
Được sử dụng trong trường hợp sự co bóp dạ dày kém dẫn đến tốc độ đẩy thức ăn xuống ruột trở nên chậm chạp. Loại thuốc này có tác dụng điều hòa nhu động ruột và dạ dày để khắc phục tình trạng đầy bụng, buồn nôn. Tuy nhiên không dùng cho trường hợp phụ nữ có thai hay những người có tiền sử chảy máu dạ dày.
Thuốc Maalox
Dùng khi bị chứng đầy bụng khó tiêu kèm theo ợ chua do trào ngược acid dịch vị. Loại thuốc này có tác dụng ức chế acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ đẩy lùi chứng đầy bụng khó tiêu. Thường được chỉ định dùng sau khi ăn từ khoảng 30 – 60 phút.
Thuốc Neopeptine, Enterogemina, Lactomin…
Đây là các loại men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Từ đó giúp làm giảm cảm giác đầy bụng một cách hiệu quả.
Khi sử dụng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, người bệnh cũng cần lưu ý tới chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng sai liều. Đặc biệt những người mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc thì cần phải chú ý nhiều hơn.
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là một câu nói rất đúng và nói tới rối loạn tiêu hóa cũng vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng. Để có thể phòng ngừa được các vấn đề liên quan tới rối loạn thì nên làm theo một số hướng dẫn sau đây :
- Ăn các loại đồ ăn có chứa nhiều men vi sinh và mên tiêu hóa để cho hệ vi sinh vật trong đường ruột được cân bằng hơn
- Hạn chế sử dụng các chất chất kích thích cũng như là rượu bia, thuốc lá.
- Ăn uống an toàn, ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để tang cường sức khỏe và tang sức đề kháng cho cơ thể
- Tạo thói quen đi vệ sinh thường xuyên, tránh nhịn đi vệ sinh quá lâu.
- Ăn nhiêu rau xanh và hoa củ quả để bổ sung thêm nhiều chất xơ cho cơ thể để tạo thuận lợi cho quá trình tiêu hóa hơn đặc biệt là đối với những người hay bị tào bón.
- Luôn giữ cho tinh thần được vui vẻ thoải mái và tránh những lo lắng phiền toái không đáng có, khi ăn thì nên ăn chậm, nhai kĩ không nên ăn quá vội vàng.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng rối loạn tiêu hóa bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm những kiến thức hữu ích. Từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.