Ợ nóng là một trong số các hiện tượng gây ra nhiều khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Hầu hết người mắc bệnh trào ngược dạ dày hoặc gặp phải các kích thích rối loạn tiêu hóa đều gặp phải chứng ợ nóng. Mọi người cần nắm được các nguyên nhân ợ nóng để có cách xử lý phù hợp nhất.
Ợ nóng là gì?
Tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác nóng rát vùng xương ức, cổ họng và miệng rất khó chịu gọi là ợ nóng. Chứng ợ nóng thường xuất phát từ cơ thắt thực quản sau đó lan lên cổ họng gây đắng hoặc chua miệng và nóng lan sang hai góc hàm. Đây là hiện tượng dồn dịch vị vào thực quản và ợ nóng cũng là triệu chứng chính của bệnh trào ngược dạ dày.
Ợ nóng ở cổ là biểu hiện của bệnh gì
Khi gặp phải tình trạng ợ nóng ở cổ có khá nhiều người sẽ thắc mắc không biết nguyên nhân từ đâu và đó là biểu hiện của bệnh gì. Thông thường chứng ợ nóng ở cổ sẽ triệu chứng của một số bệnh như : bệnh về dạ dày, hay trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
Triệu chứng này có thể xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng, độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, đây là hiện tượng thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, người trung niên và cao tuổi. Để điều trị triệt để, người bệnh cần nắm được các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ợ nóng.
Nguyên nhân ợ nóng thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng nhưng chủ yếu được chia làm hai nguyên nhân chủ yếu là cơ học và bệnh lý.
Nguyên nhân cơ học
Chủ yếu các chứng ợ nóng, khó tiêu hay gặp được xuất phát từ các yếu tố cơ học liên quan đến thực phẩm, thuốc dung nạp vào cơ thể cũng như các tác động từ bên ngoài.
- Sử dụng nhiều đồ uống có hại: Rượu bia, nước có ga, trà đặc, cafe,… là những đồ uống khiến người bệnh dễ bị ợ nóng.
- Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu: Thức ăn nhanh, đồ chiên xào khiến cho dạ dày chịu áp lực lớn hơn dễ sinh ra hơi gây ợ nóng, buồn nôn kéo dài.
- Lạm dụng các loại thuốc đặc trị: Các loại thuốc giảm đau không steroid, thuốc trị bệnh tim mạch, cao huyết áp nếu sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, suy nhược cơ thể.
- Tập luyện, vận động mạnh: Các động tác trồng cây chuối, tập cơ bụng, chạy quá sức cũng có thể gây ra ợ nóng, buồn nôn, nôn.
Nguyên nhân bệnh lý
Các nguyên nhân cơ học gây ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn chỉ kéo dài từ 1 – 3 ngày. Trường hợp, triệu chứng này kéo dài hơn kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì chứng tỏ nguyên nhân sẽ là do các bệnh lý liên quan.
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm loét dạ dày
- Đau tim
- Sỏi mật
- Ung thư dạ dày
Tùy vào từng tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh nếu bắt gặp tình trạng ợ nóng kéo dài cần tới các bệnh viện uy tín để thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình.
Xem thêm: Thủng dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị kịp thời
Ợ nóng nên ăn gì tốt nhất.
- Thì là : Thì là có tác dụng giảm trào ngược axit rất tốt cùng với đó thì thì là còn có tác dụng cải thiện tiêu hóa, đây là những tác nhân chính gây nên chứng ợ nóng. Ăn thì là trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp cho việc cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày và chống viêm được tốt hơn.
- Sữa chua : Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, là thực phẩm tốt hang đầu cho những người hay bị chứng ợ nóng, vì trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn ăn vào rất tốt cho đường tiêu hóa. Hãy ăn 1 hợp sữa chua mỗi ngày sau một khoảng thời gian triệu chứng ợ nóng của bạn sẽ giảm đáng kể.
- Gừng : Gừng có tác dụng chóng viêm cực kì tốt và gừng cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch cao. Gừng cũng có tác dụng trong việc giảm axit dạ dày nên việc uống gừng tươi hoặc uống trà gừng cũng giúp giảm chứng ợ nóng hiệu quả.
- Nghệ : Trong củ nghệ có chứa rất nhiều Curcumin, chất Curcumin này có tác dụng chống viêm và chữa cho các tế bào bị tổn thương. Việc uống nghệ tươi hoặc kết hợp với một số thực phẩm khác như mật ong sẽ có tác dụng làm lành vết thương và giảm ợ nóng.
- Bắp cải : Trong bắp cải có chữa một lượng Vitamin có tác dụng làm lành các vét loét dạ dày rất tốt đó chính là Vitamin U. Vì vậy khi ăn bắp cải sẽ giup cho việc giảm các triệu chứng ợ nóng, bên cạnh đó thì trong bắp cải còn có chữa nhiều chất xơ và nước sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của chúng ta được tốt hơn. Bắp cải cũng rất dễ ăn và chế biến thành nhiều món như luộc, xào hay nấu canh phù hợp trong bữa ăn hằng ngày
- Sữa hạnh nhân : Chứng ợ nóng nguyên nhân chính gây ra đó chính là do nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, trong hạnh nhân chứa rất ít chất béo khó tiêu nên việc uống một cốc hạnh nhân mỗi ngày sẽ giúp giảm chứng ợ nóng hiệu quả.
- Hạt hướng dương : Trong hạt dương có chứa nhiều Vitamin E, mà Vitamin này có tác dụng giảm nồng độ axit trong dạ dày rất tốt
Mẹo chữa chứng ợ nóng đơn giản hiệu quả
Đối với các trường hợp ợ nóng do nguyên nhân cơ học thì bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa ợ nóng đơn giản tại nhà sau đây.
- Uống nước: Cảm giác khó chịu ở cổ họng và lồng ngực sẽ được đẩy lùi nếu bạn uống một chút nước ấm ngay lúc đó. Nên uống thành nhiều ngụm nước nhỏ và uống từ từ. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, nước có tác dụng tốt hơn nhiều loại thuốc chống axit thông thường. Sau 1 phút uống nước, acid dịch vị sẽ được trung hòa và giảm nhanh khả năng trào ngược dạ dày cũng như các dấu hiệu liên quan.
- Ăn quả táo: Mỗi bữa ăn một quả táo sẽ có tác dụng giảm nhanh acid dạ dày rất tốt. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì ăn nhiều cũng khiến bạn bị đầy bụng.
- Nhai kẹo cao su: Đây là phương pháp giúp tăng cường tiết nước bọt và giảm acid dịch vị gây trào ngược dạ dày hữu hiệu. Đặc biệt, bạn nên sử dụng kẹo cao su có vị bạc hà để tăng thêm hiệu quả.
- Thư giãn tinh thần: Đây là cách giúp giảm áp lực lên dạ dày rất tốt, Nếu tinh thần thoải mái, căng thẳng mệt mỏi được xua tan thì các chứng ợ nóng, đầy bụng cũng sẽ biến mất theo. Do đó, hãy luôn suy nghĩ tích cực, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi thường xuyên.
- Hít thở sâu: Các chuyên gia khẳng định, hít thở sâu giúp khắc phục chứng ợ nóng, ợ hơi tối ưu. Duy trì tập thở sâu khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho các acid dịch vị trong dạ dày tiết ra vừa đủ, hệ tiêu hóa ổn định.
- Kê cao gối đầu: Khi ngủ hoặc nằm thực quản và dạ dày sẽ nằm ngang nhau ra gây tình trạng trào ngược dạ dày và ợ nóng. Do đó, bạn kê cao gối thì thực quản sẽ ở vị trí cao hơn dạ dày giúp cải thiện chứng ợ nóng, ợ hơi một cách rõ rệt.
- Hạn chế thực phẩm gây ợ nóng: Một số thực phẩm được đánh giá là làm gia tăng khả năng ợ nóng. Nên bạn cần lưu ý giảm hoặc tránh xa chúng. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn khiến mất nhiều thời gian để tiêu hóa và làm tăng nguy cơ trào ngược hơn hẳn.
- Giảm lượng đường: Các thức ăn giàu carbohydrate (đường và tinh bột) gây tăng sinh khí, đầy bụng quá mức dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, giảm lượng đường trong chế độ ăn sẽ giúp ngăn ngừa ợ nóng rất tốt.
Cách phòng ngừa ợ nóng hiệu quả
Để phòng tránh ợ nóng đầy bụng tốt nhất, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nên lưu ý một số điều sau đây.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Ăn đủ chất nhưng không dung nạp các loại thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa. Chia nhỏ các bữa ăn để giảm gánh nặng cho dạ dày. Trong khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, không làm việc khác gây mất tập trung.
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, không làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái.
- Tập luyện thể dục vừa sức: Thường xuyên tập luyện các động tác thể dục đơn giản, bài tập yoga, thiền… để duy trì hệ tiêu hóa làm việc ổn định và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Thăm khám định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến ợ nóng và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm: Ợ chua là bệnh gì? Nóng rát cổ và những triệu chứng đi kèm
Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng ợ nóng và các mẹo giảm giúp cải thiện tình trạng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi chuyên mục. Hãy nhớ lưu ý những điều này để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.