Nhiễm trùng đường ruột nên và không nên ăn gì?

Nhiễm trùng đường ruột là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì cho tốt? Xây dựng một chế độ ăn hợp lý có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.

Nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?

Nhiễm trùng đường ruột gây ra cho người bệnh các triệu chứng khó chịu như: chán ăn, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, suy nhược… Nguyên nhân của nhiễm trùng đường ruột thường do lối sống sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại xâm nhập đường tiêu hóa. Vậy chúng ta nên lựa chọn các loại thực phẩm có khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh và ức chế vi sinh vật gây bệnh.

Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:

Các loại rau xanh

Các loại rau củ có màu xanh đậm và chứa chất xơ là loại thực phẩm tuyệt vời cho người bệnh nhiễm trùng đường ruột. Các loại vitamin A, B, C, E… cùng với chất xơ có trong rau xanh giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng, làm giảm các triệu chứng bệnh gây ra.

Ngoài ra trong rau xanh chứa nhiều muối khoáng có tính kiềm, giúp trung hòa acid do các loại thực phẩm khác tạo ra nên có thể loại bỏ môi trường thuận lợi của vi khuẩn, ức chế vi khuẩn phát triển. Các loại rau xanh người bệnh nên ăn như rau mồng tơi, bắp cải, súp lơ, rau muống, lá khoai lang…

Khoai lang

Trong khoai lang có chứa các loại vitamin cần thiết như A, C, B, E, đạm, acid amin, tinh bột và các vi lượng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vitamin C, acid amin làm tăng nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, làm giảm triệu chứng đầy bụng khó tiêu cho người bệnh. Bên cạnh đó khoai lang giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả nếu người bệnh sử dụng thường xuyên.

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa men probiotic và rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thì men vi sinh trong sữa chua còn giúp tạo hàng rào ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh đi vào trong máu, giúp chuyển hóa lactose thành các loại đường dễ hấp thu trong đường ruột, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Đu đủ chín

Thành phần papain có trong đu đủ là một loại enzym tiêu hóa giúp phá vỡ cấu trúc hóa học của thức ăn, phân giải các chuỗi protein và giúp đẩy các khí hơi trong lòng ruột ra ngoài. Chính vì vậy đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Tuy nhiên chỉ nên ăn đu đủ chín, không ăn đu đủ xanh vì nhựa đu đủ có thể làm tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa.

Tìm hiểu: Những cách chữa đầy bụng nhanh nhất bạn nhất định phải biết

Trà gừng 

Trong gừng có chứa hợp chất gingerol, được coi là thành phần kháng sinh mạnh giúp chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Người bệnh nhiễm trùng đường ruột nên pha một tách trà gừng và sử dụng mỗi ngày sau bữa ăn.

Cách pha như sau: Thả 5-6 lát gừng tươi vào một cốc nước nóng, sau đó hòa với mật ong, khuấy đều, thưởng thức sau 5-7 phút.

Nhiễm trùng đường ruột không nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nhiễm trùng đường ruột nên hạn chế các loại thực phẩm sau :

Sữa 

Khi bị nhiễm trùng đường ruột, niêm mạc đường ruột bị tổn thương nên khả năng dung nạp lactose giảm. Trong sữa có hàm lượng lactose cao, khi người bệnh uống mà ruột không dung nạp được hết lactose sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng, gây ra các biểu hiện nôn, chướng bụng…

Thực phẩm chiên rán

Trong thực phẩm chiên rán chứa nhiều lipid và cholesterol xấu, không những có hại cho hệ tiêu hóa mà còn cả hệ tim mạch. Người bệnh nên kiêng các loại đồ chiên rán như xúc xích, khoai tây chiên, gà rán… để tránh làm nặng thêm các triệu chứng bệnh.

Bắp rang 

Bắp rang là một món ăn vặt ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên đối với người bệnh nhiễm trùng đường ruột thì đây là món ăn cần tránh tuyệt đối. Bắp rang sau khi được chế biến nhưng vẫn ờ dạng ngũ cốc nguyên hạt nên nó là thực phẩm khó tiêu hóa nhất. Vì vậy nó gây bất lợi cho người bệnh, làm tăng triệu chứng đầy bụng khó tiêu.

Các loại nước ngọt có ga, chất kích thích

Các loại nước ngọt, rượu, bia, cà phê không tốt cho bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột. Khi quá lạm dụng các loại thực phẩm này có thể làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, lâu dài gây viêm loét, tổn thương nặng nề niêm mạc đường ruột như viêm loét đại tràng.

Ngoài ra, có một số điều cần lưu ý trong hoạt động ăn uống, sinh hoạt đối với người bệnh nhiễm trùng đường ruột:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, uống đủ nước.
  • Ăn chín, uống sôi. Không sử dụng thực phẩm hết hạn.
  • Quy trình chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì. Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý, khẩu vị của mỗi người là khác nhau nên hãy lựa chọn cho bản thân những món ăn phù hợp nhất. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên tới cơ sở y tế để có phương pháp kết hợp điều trị cho hiệu quả.

Xem thêm : Thực đơn cho người đau dạ dày.

Bài viết liên quan