Hội chứng ruột kích thích khá phổ biến, xảy ra ở nhiều người. Đây là hội chứng nguy hiểm nếu như người bệnh chủ quan không điều trị có thể gây ra những biến chứng khó lường. Cùng tìm hiểu rõ hơn hội chứng này là gì, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào, cũng như nắm được những biến chứng nguy hiểm mà hội chứng có thể gây ra trong bài viết nà.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích là một nhóm rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính thường hay tái phát. Tình trạng này biểu hiện bởi các cơn đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
Thức ăn trong đường tiêu hóa đi từ ruột non đến ruột già và được hấp thụ tại đây nhờ các nhu động ruột. Người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích thì các nhu động ruột có cơn co thắt bất thường. Tình trạng co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy và ngược lại cơ co thắt chậm sẽ dẫn đến táo bón. Nhu động ruột không liên tục có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài nhiều lần.
Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích
Thông thường hội chứng ruột kích thích sẽ gây ra một số triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đôi khi xuất hiện cả hai. Tuy nhiên, dấu hiệu phổ biến nhất vẫn là những cơn đau bụng gây khó chịu vùng bụng khiến bệnh nhân có cảm giác như chuột rút. Đồng thời người bệnh bị hội chứng ruột kích thích kéo dài sẽ gặp một số dấu hiệu thay đổi, cụ thể gồm có:
- Cơn đau giảm dần khi đi ngoài
- Tần suất đi ngoài có sự thay đổi
- Phân không còn giống lúc đầu
- Cảm giác đi ngoài khẩn cấp
- Đi ngoài không hết phân
Các triệu chứng này tái phát nhiều ngày dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên cần sớm tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và đề xuất phương án điều trị.
Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích. Nhưng theo nghiên cứu cho rằng đây là bệnh do sự tương tác sai lệch giữa não và đường tiêu hóa gây ra triệu chứng co cơ bất thường. Nhìn chung thì một số điều sau đây chính là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh:
- Một số thực phẩm không phù hợp có thể gây ra triệu chứng ruột kích thích nghiêm trọng.
- Căng thẳng, stress hoặc các vấn đề tâm lý như ức chế thần kinh.
- Thay đổi hormone do chu kì kinh nguyệt hoặc các tác nhân khác.
- Nhiễm khuẩn salmonella và các khuẩn đường tiêu hóa.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh.
- Yếu tố di truyền kích thích bệnh tái phát thường xuyên.
Hội chứng ruột kích thích có gây nguy hiểm không?
Hội chứng ruột kích thích sẽ gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau xảy ra liên tục, kéo dài khiến người bệnh ăn không ngon, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém… Bệnh không phải là các tổn thương thực thể nên nguy cơ dẫn đến các bệnh hiểm nghèo là rất thấp. Tuy nhiên, bệnh lại gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống, sinh hoạt của các bệnh nhân mắc phải. Thế nên, cần phải có nhiều biện pháp để chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt bệnh để có thể điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Đối tượng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích
Tất cả mọi người đều có khả năng bị mắc hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên cũng có một số đối tượng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc hơn :
- Bệnh hội chứng ruột kích thích có độ tuổi trong khoảng từ 45 tuổi trở xuống.
- Những người hay lo nghĩ hoặc hay rơi vào những trạng thái tinh thần không được ổn định
- Nam giới có tỉ lệ mắc hội chứng ruột kích thích thấp hơn nữ giới
- Những người hay mắc các bệnh về đường ruột sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Ở thời điểm hiện tại thì trẻ em ngày càng có số người bị nhiếm hội chứng ruột kích thích nhiều hơn do một số vấn đề do quá căng thẳng và hay suy nghĩ quá nhiều về chuyện học tập.
Kỹ thuật giúp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Như vậy, dựa trên những nguyên nhân trên đây thì có rất nhiều đối tượng mắc bệnh hội chứng ruột kích thích mà có thể chưa phát hiện ra bệnh. Các bác sĩ có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh đúng nhất.
Cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi đại tràng sigma linh hoạt, nội soi đại tràng nhỏ, siêu âm bụng, x quang đại tràng… để đưa ra được chẩn đoán cuối cùng.
Mỗi người sau khi khám sẽ nhận biết chính xác tình trạng bệnh của mình. Hội chứng ruột kích thích có thể chia làm 3 loại thông thường. Bao gồm:
- Thể táo bón (IBS-C): Đi ngoài ít hơn 3 lần/ ngày. Phân cứng khó đi ngoài, cần phải gắng sức rặn.
- Thể tiêu chảy (IBS-D): Đi đại tiện trên 3 lần 1 ngày. Phân nhão nhiều nước, không thể nhịn được khi muốn đi ngoài.
- Thể hỗn hợp (IBS-M): Táo bón xen lẫn tiêu chảy.
>> Xem thêm: Mách bạn cách dùng lá trầu không chữa bệnh dạ dày cực nhạy
Điều trị hội chứng ruột kích thích dứt điểm
Hầu hết các tình trạng bệnh đường tiêu hóa được điều trị dựa trên phác đồ 4T nghĩa là kết hợp dùng Thuốc, Tâm lý, Thực phẩm, Thể dục phù hợp trong quá trình chữa bệnh.
Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?
- Thuốc chống tiêu chảy: Imodium, diarsed, questran…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: Smecta, bismuth, actapulgite…
- Một số vi khuẩn thay thế: Antibio, lacteol, enterogermina.
- Kháng sinh rifaximin.
- Thuốc trị táo bón thẩm thấu: Lactulose, sorbitol, forlax, magie sulfat
- Thuốc kích thích chức năng vận động bài tiết của ruột: Bisacodyl, picosulfat, lô hội…
- Thuốc chống co thắt chữa đau bụng: Atropin, buscopan… kháng cholinergic.
- Thuốc chống co thắt cơn trơn: Sapmaverin, meteospasmyl, duspatalin…
Tinh thần
- Bệnh nhân cần được trấn an, giải quyết lo lắng phiền muộn.
- Sử dụng liệu pháp tâm lý với các trường hợp căng thẳng, stress kéo dài.
- Dành thời gian nghỉ ngơi vừa phải, không làm việc quá sức, duy trì tinh thần vui vẻ thoải mái.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya gây mệt mỏi.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
- Kiểm soát các thức ăn được đưa vào cơ thể, tránh các thực phẩm có hại cho dạ dày các thức ăn gây tiêu chảy, táo bón.
- Bổ sung nhiều nước và chất xơ, hoa quả tươi, kháng chất vào cơ thể. Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, các chất béo thực vật…
- Tránh các thực phẩm khô, cay, nhiều gia vị, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều giàu mỡ.
- Hạn chế tối đa rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, cafe, chè…
Thể dục, thể thao
- Nên thường xuyên vận động tránh ngồi nhiều một chỗ.
- Tập luyện các động tác thể dục, các môn thể thao như: yoga, gym, bơi lội, đạp xe, thiền… để cải thiện tình trạng co thắt cơ ruột.
- Các bài tập thể dục theo hướng dẫn bác sĩ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích rất tốt.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý chia nhỏ các bữa ăn không để cơ thể quá no hoặc quá đói, ăn chậm, nhai kỹ, không làm việc riêng khi ăn. Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên tới các cơ sở y tế để thăm khám và sớm phát hiện tình trạng bệnh. Từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích phù hợp nhất với cơ địa của người bệnh.
Hy vọng những thông tin về hội chứng ruột kích thích trên đây có thể phần nào giúp bạn và gia đình có thêm kiến thức phòng ngừa và chữa trị bệnh tốt nhất. Đây là tình trạng bệnh phổ biến cần được lưu ý thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.