Các hiện tượng biến đổi khí hậu, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất… là hậu quả của việc phá rừng tràn lan. Chính vì thế, nạn chặt phá rừng đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người, cũng như sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, trên toàn thế giới diện tích rừng đang ngày càng trở nên cạn kiệt do nạn tàn phá nặng nề hơn. Khi diện tích rừng đang có xu hướng bị thu hẹp cũng đem tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng mang tính chất toàn cầu. Cùng tìm hiểu hậu quả của việc phá rừng như thế nào?
Thực trạng nạn phá rừng ở nước ta hiện nay
Trong báo cáo mới đây nhất đã cho thấy, Việt Nam được biết tới là 1 trong số 5 quốc gia đang phải chịu hậu quả của việc phá rừng mạnh mẽ nhất. Tại nước ta, mưa bão thường xuất hiện với tần suất ngày càng tăng nhanh, nó đã trở thành một trong những mối đe dọa thực sự với cuộc sống của nhiều người và sự phát triển của kinh tế.
Giai đoạn 2016 đến nay
Theo như số liệu thống kê mới nhất từ phía bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cả nước ta vào năm 2016 có khoảng hơn 14 triệu ha rừng. Trong số đó diện tích tự nhiên chiếm khoảng hơn 10 triệu ha, rừng trồng là hơn 4 triệu ha. Diện tích rừng có độ che phủ đạt tiêu chuẩn của nước ta là khoảng 13,6 triệu ha tương đương với khoảng 41,19%.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, so với năm 2015 diện tích rừng tại nước ta có độ che phủ đạt tiêu chuẩn đã tăng lên hơn 110 nghìn ha. Không chỉ có vậy diện tích rừng có độ che phủ toàn quốc cũng đạt hơn 13,5ha, độ che phủ là 40,84%.
Tuy rằng diện tích rừng đang có xu hướng tăng lên, song có điều chất lượng rừng lại không hề được đảm bảo. Bởi lẽ, năm 1945 cả nước ta có diện tích rừng đạt khoảng 14,3ha. Tới năm 1995 rừng tự nhiên đang dần bị xâm chiếm rồi bị khai thác, sử dụng quá mức nên chỉ còn khoảng 8,25 triệu ha.
Giai đoạn năm 2011 cho tới 2015
Theo như báo cáo từ phía bộ tài nguyên và môi trường chất lượng rừng tự nhiên đang có xu hướng giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù độ che phủ có tăng song chủ yếu vẫn là rừng trồng với mức độ sinh học khá thấp. Còn với rừng tự nhiên lại có mức độ dạng sinh học cao nhưng khả năng bảo tồn lại ít.
Giai đoạn năm 1990 cho tới năm 2011
Diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên đều có xu hướng tăng, nhưng về tốc độ lại không hề đáng kể. Cũng theo như viện điều tra và quy hoạch rừng nhận định lý do chính khiến cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút đó là việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức. Nhất là tại 2 khu vực duyên hải miền trung và Tây Nguyên.
Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng và cấp bách cần được khắc phục nhanh chóng. Nếu không được khắc phục thì Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung, vùng núi cao sẽ liên tiếp gặp phải những cơn thiên tai khốc liệt.
Hậu quả của việc phá rừng
Nạn chặt phá rừng bừa bãi không chỉ xảy ra ở Việt am mà trên toàn thế giới. Diện tích rừng xanh ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đói là những hậu quả nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu
Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Đồng thời, phá rừng gây mất cân bằng sinh thái, khí hậu thất thường, phát sinh nhiều dịch bệnh.
Thiếu nước
Theo ước tính, với tình trạng phá rừng như hiện nay đến năm 2050, có đến 20% dân số trên thế giới bị thiếu nước. Đa số người phải chịu cảnh thiếu nước sống ở các nước đang phát triển.
Bên cạnh đó, có thể có nguy cơ gây nạn đó. Bởi do thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp gây khan hiếm lương thực, thực phẩm.
Mưa bão, sạt lở đất, lũ quét
Hậu quả của việc phá rừng là xảy ra tình trạng mưa bão, sạt lở đất, lũ quét. Mưa bao nhiêu sẽ đổ dồn hết về vùng thấp trũng, trên đường đi sẽ cuốn theo cây gỗ, đất đá.
Phá rừng khiến cho thảm thực vật trên lưu vực bị suy giảm nghiêm trọng. Kéo theo đó là làm giảm khả năng cản dòng chảy, lũ lụt đi nhanh hơn, nước dâng cao nhanh chóng.
Theo các nhà khoa học, diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, tình trạng sạt lở đất, lũ quét xuất hiện bất ngờ gây ra những hậu quả thiệt hại nặng nề về người và của.
Nếu rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn. Còn khi có rừng, các loại cây cũng sẽ phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Thêm nữa rễ của cây cũng sẽ hút nước lũ.
Cũng theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, hậu quả của việc phá rừng đã khiến diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung đang bị san bằng để làm thủy điện. Đây là một trong những khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.
Biện pháp khắc phục hậu quả của việc phá rừng
Để giảm thiểu và khắc phục hậu quả của việc phá rừng, nước ta có các chương trình sau đây:
- Chương trình quốc gia về Phòng chống thiên tai.
- Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mục đích của những chương trình này là nhằm trồng phủ xanh đồi trọc và bảo vệ rừng tự nhiên. Nhờ đó mà ngăn ngừa và khắc phục được những hậu quả khủng khiếp do phá rừng gây ra.
Tuy nhiên, từ mô hình thực hiện chương trình đến khi đạt được kết quả vẫn còn là một khoảng cách khá xa. Do đó, để tránh được những hậu quả của việc phá rừng, mỗi người dân nên có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng.