Đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiện nay thường được kết hợp bởi nhiều thuốc. Những thuốc này tương tác với nhau giúp liền vết loét và ngăn chặn các ổ loét mới. Vì vậy mọi người cần thăm khám bác sĩ sớm để được điều trị triệt để.
Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý cấp hoặc mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp niêm mạc dạ dày có thể tới lớp cơ niêm hoặc sâu hơn. Bệnh xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ do mất cân bằng yếu tố tấn công và bảo vệ. Ổ loét thường xuất hiện ở bờ cong nhỏ, hang vị và tiền môn vị.
Tác nhân gây viêm loét dạ dày gồm rất nhiều yếu tố. Có tới 70-80% viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Ngoài ra các yếu tố môi trường, stress, sử dụng thuốc, bệnh lý tự miễn… đều là những nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày yêu cầu dùng thuốc ức chế acid HCl loại bỏ các yếu tố gây loét, tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc, điều trị các nguyên nhân gây loét nếu có. Thuốc trị viêm loét dạ dày bao gồm:
Kháng sinh
Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, và từ đó làm giảm yếu tố gây viêm loét dạ dày. Lựa chọn kháng sinh diệt HP cần được xác định dựa vào kháng sinh đồ do tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang có diễn biến phức tạp.
Yêu cầu của việc tiệt trừ HP cần đạt hiệu quả tiêu diệt 80%, đơn giản, an toàn và ít tác dụng phụ về cả mặt lâm sàng lẫn sinh hóa. Thuốc cần có sự dung nạp tốt và ít bị phá hủy bởi dịch vị. Cần phối hợp 2 loại thuốc trở lên, các loại thuốc này cần có tác dụng hiệp đồng, thời gian tồn tại trong dạ dày càng lâu càng tốt (chỉ sử dụng kháng sinh bằng đường uống), khả năng kháng thuốc thấp nhất.
Thuốc kháng sinh có thể lựa chọn để tiêu diệt vi khuẩn HP có thể gồm: Amoxicillin, metronidazole, clarithromycin, levofloxacin, tinidazole hay tetracycline cũng được lựa chọn. Tuy nhiên cùng một nhóm kháng sinh có thể đề kháng chéo với nhiều chủng HP.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Acid HCl tạo ra trong dạ dày bởi nhân tố quan trọng là bơm H+ – K+ ATPase. Đây là một bơm nằm trên màng tế bào thành có vai trò quan trọng trao đổi ion qua màng tế bào: Ion H+ được bơm từ trong tế bào thành vào lòng dạ dày để trao đổi với ion K+ được bơm ngược từ lòng dạ dày vào bên trong tế bào thành. Ion H+ kết hợp với ion Cl- để tạo ra acid dịch vị.
Thuốc ức chế bơm proton phong tỏa trực tiếp bơm H+ – K+ ATPase nên có tính ức chế tiết dịch vị một cách triệt để. Vì thuốc tác động vào tế bào đích và giai đoạn cuối cùng có khả năng tiết HCl. Đây là nhóm thuốc ức chế bài tiết dịch vị mạnh nhất hiện nay, tác động kéo dài do ức chế không hồi phục bơm proton và thời gian bán thải của thuốc dài.
Các thuốc ức chế bơm proton bao gồm: omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole. Được bào chế dưới hai dạng thuốc viêm hoặc thuốc tiêm.
Thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ
Có rất nhiều các loại thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ. Thông thường thuốc này có chứa các hỗn dịch hoặc dịch bao bọc niêm mạc dạ dày tránh sự tác động của của axit dịch vị. Các thuốc này hầu hết chứa các muối của Al3+, Mg2+ tạo lớp màng anion tự trùng hợp thành polyanion có tính nhầy và dính cao.
Thuốc có ái lực đặc biệt với ổ loét, tạo thành lớp bao phủ che chở, nhờ đó tăng khả năng bảo vệ đáy ổ loét. Ngoài tra cơ chế liên kết và làm mất hoạt tính của pepsin và acid mật. Giúp tăng cường bảo vệ và kích thích bài tiết prostaglandin giải phóng chất nhày và tăng sinh tế bào.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày
Người ta chia phác đồ điều trị viêm loét dạ dày theo các trường hợp lâm sàng và sự phối hợp thuốc.
Phác đồ 3 thuốc gồm: PPI + Amoxicillin + Clarithromycin hoặc PPI + Amoxicillin + Metronidazole hoặc
PPI + Clarithromycin + metronidazole hoặc PPI + amoxicillin + levofloxacin
Phác đồ 4 thuốc có thể kết hợp các thuốc PPI + Metronidazole + Tetracyline + bismuth. Phác đồ này có thể điều trị ban đầu cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày có dị ứng nhóm thuốc penicillin.
Ngoài ra còn có phác đồ theo pha dẫn nhập và pha điều trị nối tiếp hoặc liệu pháp lai. Những phác đồ này thích hợp cho các bệnh nhân điều trị thất bại với các phác đồ trên. Nếu như đã sử dụng cả 2 phác đồ mà vẫn thất bại thì cần làm kháng sinh đồ để xác định loại kháng sinh phù hợp.
Hiện nay tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng xảy ra nghiêm trọng. Các chủng HP kháng thuốc và đa kháng thuốc đã xuất hiện rất nhiều. Vì vậy khi sử dụng các phác đồ điều trị cần dùng đúng và đủ liều kháng sinh và kiểm tra lại khi kết thúc quá trình điều trị.
Bệnh liên quan: Những điều cần biết về bệnh viêm xung huyết niêm mạc hang vị dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng. Bệnh chủ yếu do nhiễm vi khuẩn HP, ngoài ra các yếu tố stress, căng thẳng, sử dụng thuốc cũng là những nguyên nhân gây bệnh. Điều trị viêm loét dạ dày không khó nhưng do tỉ lệ kháng thuốc hiện nay tăng cao nên cần cập nhật những phác đồ điều trị mới nhất và được khuyến cáo.
Chữa viêm loét dạ dày bằng bài thuốc đông y.
Đông y là phương pháp điều trị viêm loét dạ dày được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Bởi, đây là giải pháp lâu dài, lành tính, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả triệt để. Nổi bật trong số đó phải kể tới Cao Bình Vị của Tâm Minh Đường.
Cao Bình Vị được bào chế từ 100% dược liệu từ thiên nhiên. Được biết toàn bộ dược liệu sử dụng trong Cao Bình Vị đều được thu hái từ Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo sự an toàn, lành tính cho bệnh nhân khi sử dụng.
Các lương y Tâm Minh Đường vẫn giữ nguyên phương thức nấu cao truyền thống bằng bếp củi, thảo dược được sắc ở nhiệt độ chuẩn, trong suốt 48 tiếng. Với thời gian và nhiệt độ vừa đủ, dược chất của thảo mộc “thôi” ra nhiều hơn, đảm bảo không chứa hoạt chất hóa học.
Thành phẩm thu được là thứ cao sánh mịn, thơm mùi thảo dược, mang lại tác động trực tiếp lên thành dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP, đồng thời khôi phục niêm mạc, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong.
Theo thống kê tại phòng khám, trong gần 10 năm hoạt động Cao Bình Vị đã giúp cho hơn 10.000 người thoát khỏi chứng viêm loét dạ dày chỉ sau 2-3 liệu trình. Nhờ thành công này đã giúp cho Tâm Minh Đường vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” vào năm 2018.
Bấm để được chuyên gia nhà thuốc tư vấn trực tiếp
húng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903.876.437