Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng bị đi ngoài đau bụng một vài lần trong đời. Nhưng đau bụng đi ngoài nhiều lần có thể là biểu hiện của căn bệnh gì và cách xử lý ra sao. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này.
Đau bụng đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì?
Hiện tượng đau bụng đi ngoài nhiều lần là khi người bệnh đi ngoài quá 3 lần/ ngày kèm theo chứng đau bụng quằn quại. Tình trạng phân lúc này sẽ lỏng hoặc không thành khuôn, phân sống. Đồng thời người bệnh sẽ mót đi ngoài và đi xong lại muốn đi tiếp, khiến cho cơ thể suy kiệt, mất nước…
Đây có thể là một trong những cảnh báo cho thấy đường tiêu hóa của bạn không khỏe mạnh. Hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý cụ thể như:
- Rối loạn vi khuẩn đường ruột: Khi hệ vi khuẩn ở đường ruột bị mất cân bằng – tỷ lệ lợi khuẩn giảm đi đáng kể khiến cho cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhu động ruột tăng lên gây tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần ra phân lỏng, phân sống.
- Hội chứng ruột kích thích: Khi hệ tiêu hóa gặp phải các vấn đề do tác động của việc ăn uống thất thường, ăn phải thức ăn lạ, dùng thuốc… khiến cho ruột bị kích thích. Lúc này, người bệnh có thể bị đi ngoài phân không thành khuôn hoặc bị táo bón kèm theo đau thắt bụng.
- Viêm đại tràng mãn tính: Người bệnh sẽ thường bị đi ngoài nhiều hơn 1 lần trong ngày vào lúc sáng sớm hoặc sau khi ăn phải thức ăn sống không đảm bảo, sau khi dùng chất kích thích. Tình trạng này sẽ kèm theo hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, liên tục muốn đi ngoài…
Nếu không được điều trị dứt điểm, những triệu chứng đau bụng đi ngoài nhiều lần này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp đau bụng kèm tiêu chảy có thể liên quan đến các căn bệnh ung thư.
- Đau bụng đi ngoài kéo dài có thể là ung thư tuyến tụy: Người bệnh luôn trong trạng thái dịch tụy phân giải không đủ dẫn đến gây ra phát sinh các triệu chứng tiêu chảy nhiều lần, đau bụng, đau vùng eo và lưng, khó tiêu, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Ung thư gan gây đau bụng và đi ngoài: Ung thư gan nguyên phát gây nên tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa. Người bệnh sẽ có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, khó chịu và đau bụng…
- Ung thư đại tràng: Tình trạng đau bụng, số lần đi ngoài tăng lên, đôi lúc kèm táo bón đan xen nhau, hình thức phân không bình thường, trong phân có máu, mủ nhầy… thì rất có thể người bệnh đã mắc ung thư đai trực tràng.
- Đau bụng tiêu chảy kèm buồn nôn là dấu hiệu ung thư dạ dày: Đây là căn bệnh dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng giống với viêm dạ dày, viêm ruột. Cụ thể người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy và đau bụng thượng vị kéo dài, ăn không ngon, nôn và buồn nôn, cảm giác khó chịu nóng rát tại dạ dày, đi ngoài phân màu đen…
Như vậy, tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần tưởng chừng đơn giản nhưng lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh tuyệt đối không thể lơ là. Cần thường xuyên tới các bệnh viện uy tín để thăm khám, xét nghiệm và được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh của mình. Từ đó, việc xử lý và điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều.
Tìm hiểu: Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu bệnh gì?
Cách chữa đau bụng đi ngoài nhiều lần tại nhà hiệu quả
Đối với các trường hợp đau bụng đi ngoài cấp tính không phải do nguyên nhân bệnh lý. Người bệnh hoàn toàn có thể tự chữa trị bằng các mẹo đơn giản tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả.
Thuốc tây y
Một số loại thuốc đang được sử dụng phổ biến để cải thiện triệu chứng đau bụng đi ngoài như: Thuốc trị tiêu chảy, thuốc diệt vi khuẩn kí sinh trùng đường ruột, thuốc giảm đau và chống co thắt… Mặc dù những loại thuốc này không cần kê đơn, nhưng bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ khi sử dụng. Trong thuốc tân dược luôn tiềm tàng những tác dụng phụ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, thận, dạ dày.
Bài thuốc nam
Những bài thuốc dân gian từ thảo dược trong vườn nhà cũng đang được ưa chuộng sử dụng vì độ lành tính.
- Lá ổi: Sắc khoảng 50g lá ổi sạch với 2 bát nước trong vòng 15 – 20 phút và dùng để uống chia làm nhiều lần trong ngày. Hoặc nhai trực tiếp búp ổi non đã rửa sạch với vài hạt muối ngày 2 – 3 lần để giảm thiểu tình trạng đi ngoài nhiều lần.
- Lá vối, chuối tiêu, búp ổi: Những nguyên liệu này đem sơ chế phơi khô để dùng lâu dài. Mỗi lần lấy khoảng 25g đem sắc với 400ml nước để sôi cạn đến khi còn 100ml thì bỏ ra dùng. Ngày uống 2 bữa, liên tục trong 2 – 3 ngày để thấy hiệu quả giảm đau, cầm tiêu chảy rất tốt.
- Gừng, quất: Làm sạch 20g gừng tươi và một ít vở quất, đem nguyên liệu này đi sắc với 1l nước cho sôi khoảng 15 phút thì bắc ra dùng uống. Duy trì uống liên tục trong 4 – 5 ngày.
Một số mẹo giải quyết tình trạng đau bụng đi ngoài
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc thì chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần.
- Uống nhiều nước ấm: Đây là cách bổ sung nước để bù đắp cho lượng nước và điện giải bị mất đi. Ngoài nước ấm bạn cũng có thể bổ sung nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu, nước ép táo… chứa nhiều hoạt chất cần thiết.
- Thực hiện chế độ ăn nhẹ nhàng thanh đạm: Khi hệ tiêu hóa còn yếu thì người bệnh không nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ khô cứng. Thay vào đó nên ăn các thức ăn lỏng nhẹ, các chế phẩm từ sữa, rau củ…
- Không tùy tiện dùng thuốc: Đối với những trường hợp tiêu chảy ở mức độ nhẹ bạn nên để mọi thứ tự nhiên, không cố ý dùng thuốc ngừng tiêu chảy. Điều này sẽ gây gián đoạn quá trình bài tiết và thải độc.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và giữ ấm bụng: Người bệnh nên nghỉ ngơi và làm ấm cơ thể đặc biệt là vùng bụng không được để bị nhiễm lạnh. Vì đi đại tiện nhiều nên cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm.
- Dùng trà hoa cúc, trà vỏ cam hoặc quả việt quất: Những loại thức uống này có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn cao, chống oxy hóa… Khi được dùng nóng sẽ đem đến hiệu quả cải thiện tiêu hóa đáng kể.
Ngoài ra, những trường hợp đau bụng đi ngoài nhiều lần kéo dài mãi không khỏi thì cần tới bệnh viện để thăm khám ngay. Cần lưu ý quan sát một số triệu chứng tiêu chảy thông thường với các dấu hiệu của tiêu chảy do bệnh lý. Từ đó phát hiện và điều trị sớm nhất.